Đừng ép bé ăn cái mà bé không thích. Thay vì thịt, bạn có thể cho bé ăn trứng, cá hoặc giò, xúc xích. Nếu bé sợ rau, thay vì bực bội, bạn hãy cho bé ăn thêm trái cây. Hãy để bé tự quyết định muốn ăn bao nhiêu. Nhiệm vụ của người lớn là bày ra cho chúng những đồ ăn có đủ dưỡng chất và ngon. Nếu bé không thích 1 món nào đó thì cũng đừng lo lắng hay ngạc nhiên,chuyện đó hoàn toàn bình thường. Đừng vì thế mà nản, không làm món đó cho con nữa. Để chúng thích được 1 món nào đó, cần phải giới thiệu cho chúng rất nhiều lần.Đừng cho bé ăn vặt nhiều lần trong ngày hay ăn vặt trước bữa ăn. Nhiều gia đình cứ thấy bé đòi 1 miếng kẹo hay bánh là đưa cho bé, hoặc cứ để hộp sữa thoải mái cho bé muốn uống bao nhiêu thì uống. Điều này làm bé không bao giờ có cảm giác đói để thèm ăn hết. Tối đa chỉ nên cho ăn vặt một lần mỗi ngày,và chỉ cho ăn sau khi bé đã ăn bữa chính. Đừng bao giờ xúc cho bé ăn nếu bé tự xúc được. Khoảng 7-9 tháng tuổi, bạn có thể tập cho bé bốc ăn, chúng sẽ biết bỏ vào mồm và nhai mặc dù chưa có cái răng nào hết. Khoảng 1 tuổi trở lên, bạn nên tập cho bé cầm thìa. Lúc đầu có thể bé nghịch trây trét đầy mâm, nhưng không sao hết, vậy bé mới thích thú và khám phá bữa ăn. Đừng cho bé uống quá nhiều sữa mỗi ngày. Uống sữa nhiều cũng cung cấp rất nhiều năng lượng nhưng không cung cấp đủ những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Ở lứa tuổi đó, bé chỉ cần uống 1-2 ly sữa tươi mỗi ngày là đủ rồi (khoảng 300-400ml mỗi ngày). Uống quá nhiều sữa sẽ làm cho bé bị thiếu sắt và táo bón. Cho bé ăn ít hơn bạn nghĩ con ăn được, để bé có cảm giác đã hoàn tất bữa ăn. Thông thường ở tuổi từ 1-5, bé chỉ uống mỗi ngày khoảng 1-2 ly sữa, ăn mỗi ngày 3 bữa và mỗi bữa chúng chỉ ăn khoảng vài thìa thôi. Do đó bố mẹ chỉ cần xúc vào chén của con vài thìa cơm và để con tự ăn. Nếu bé ăn xong hết lượng đó và đòi thêm thì bạn có thể xúc thêm cho bé một chút. Đừng nên kéo dài bữa ăn quá 20 phút và cũng đừng nên bàn chuyện bé ăn như thế nào. Hãy để con bạn muốn ăn ra sao tùy nó. Nếu bạn ép con ăn,sau này con sẽ không cảm thấy bữa ăn là cái gì vui vẻ hay thú vị nữa, mà là một ngục tù của trại phát xít. Ông bà ta cũng có câu “Trời đánh tránh bữa ăn”.Bạn hãy cố gắng để các món ăn bày lên bàn trong thật màu sắc và ngon lành. Bên cạnh những búp súp lơ trắng là những cánh hoa cà rốt màu cam rực, bên cạnh những khúc đậu đũa xanh có cà chua đỏ,… Một sáng kiến rất hay là món salad thập cẩm: cà rốt, ớt ngọt, giá đỗ, khoai tây, dưa chuột… Bạn hãy quan tâm đến không khí của bữa ăn. Sự vội vã, lộn xộn, những xung khắc hàng ngày giữa bố mẹ sẽ làm bé ăn mất ngon.
Đừng ép bé ăn cái mà bé không thích. Thay vì thịt, bạn có thể cho bé ăn trứng, cá hoặc giò, xúc xích. Nếu bé sợ rau, thay vì bực bội, bạn hãy cho bé ăn thêm trái cây.
Hãy để bé tự quyết định muốn ăn bao nhiêu. Nhiệm vụ của người lớn là bày ra cho chúng những đồ ăn có đủ dưỡng chất và ngon. Nếu bé không thích 1 món nào đó thì cũng đừng lo lắng hay ngạc nhiên,chuyện đó hoàn toàn bình thường. Đừng vì thế mà nản, không làm món đó cho con nữa. Để chúng thích được 1 món nào đó, cần phải giới thiệu cho chúng rất nhiều lần.
Đừng cho bé ăn vặt nhiều lần trong ngày hay ăn vặt trước bữa ăn. Nhiều gia đình cứ thấy bé đòi 1 miếng kẹo hay bánh là đưa cho bé, hoặc cứ để hộp sữa thoải mái cho bé muốn uống bao nhiêu thì uống. Điều này làm bé không bao giờ có cảm giác đói để thèm ăn hết. Tối đa chỉ nên cho ăn vặt một lần mỗi ngày,và chỉ cho ăn sau khi bé đã ăn bữa chính.
Đừng bao giờ xúc cho bé ăn nếu bé tự xúc được. Khoảng 7-9 tháng tuổi, bạn có thể tập cho bé bốc ăn, chúng sẽ biết bỏ vào mồm và nhai mặc dù chưa có cái răng nào hết. Khoảng 1 tuổi trở lên, bạn nên tập cho bé cầm thìa. Lúc đầu có thể bé nghịch trây trét đầy mâm, nhưng không sao hết, vậy bé mới thích thú và khám phá bữa ăn.
Đừng cho bé uống quá nhiều sữa mỗi ngày. Uống sữa nhiều cũng cung cấp rất nhiều năng lượng nhưng không cung cấp đủ những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Ở lứa tuổi đó, bé chỉ cần uống 1-2 ly sữa tươi mỗi ngày là đủ rồi (khoảng 300-400ml mỗi ngày). Uống quá nhiều sữa sẽ làm cho bé bị thiếu sắt và táo bón.
Cho bé ăn ít hơn bạn nghĩ con ăn được, để bé có cảm giác đã hoàn tất bữa ăn. Thông thường ở tuổi từ 1-5, bé chỉ uống mỗi ngày khoảng 1-2 ly sữa, ăn mỗi ngày 3 bữa và mỗi bữa chúng chỉ ăn khoảng vài thìa thôi. Do đó bố mẹ chỉ cần xúc vào chén của con vài thìa cơm và để con tự ăn. Nếu bé ăn xong hết lượng đó và đòi thêm thì bạn có thể xúc thêm cho bé một chút.
Đừng nên kéo dài bữa ăn quá 20 phút và cũng đừng nên bàn chuyện bé ăn như thế nào. Hãy để con bạn muốn ăn ra sao tùy nó. Nếu bạn ép con ăn,sau này con sẽ không cảm thấy bữa ăn là cái gì vui vẻ hay thú vị nữa, mà là một ngục tù của trại phát xít. Ông bà ta cũng có câu “Trời đánh tránh bữa ăn”.
Bạn hãy cố gắng để các món ăn bày lên bàn trong thật màu sắc và ngon lành. Bên cạnh những búp súp lơ trắng là những cánh hoa cà rốt màu cam rực, bên cạnh những khúc đậu đũa xanh có cà chua đỏ,… Một sáng kiến rất hay là món salad thập cẩm: cà rốt, ớt ngọt, giá đỗ, khoai tây, dưa chuột…
Bạn hãy quan tâm đến không khí của bữa ăn. Sự vội vã, lộn xộn, những xung khắc hàng ngày giữa bố mẹ sẽ làm bé ăn mất ngon.