Khi những triệu chứng viêm đường hô hấp như: Sốt, ho, sổ mũi, quấy khóc kéo dài hơn hoặc diễn tiến nặng hơn với những biểu hiện dưới đây thì rất có khả năng bé đã bị viêm xoang cấp tính. “Cảm cúm” kéo dài 10 - 14 ngày có thể kèm sốt hoặc không. Chúng ta ai cũng đã từng bị cúm, hay những đợt hắt hơi sổ mũi kéo dài mà không khỏi. Ðó là một nguy cơ rất dễ dẫn đến viêm xoang. Các chuyên gia tai mũi họng Mỹ ước tính, hàng năm có 35 triệu người Mỹ bị cảm cúm trở thành viêm xoang cấp tính nhiễm khuẩn, chiếm số lượng người khám lớn nhất của những người đi khám bệnh tai mũi họng. Bé có dấu hiệu viêm hô hấp kèm theo sốt 4 ngày liên tục. Sổ mũi đục, xanh hoặc vàng. Nguyên nhân là do khi hệ thống niêm mạc của xoang mũi bị khô, sức đề kháng của trẻ kém đi sẽ tạo cơ hội cho các vi khuẩn, vi rút đã tích tụ sẵn gây ra tình trạng này. Chảy mũi sau đôi khi dẫn đến đau họng, ho, khạc đờm, khò khè, khó thở, nôn, buồn nôn.Quấy khóc, mệt mỏi. Tình trạng xoang khiến bé đau họng, khó thở, khó chịu trong người dẫn đến việc khó ở, quấy khóc. Sưng quanh mắt. Hốc mắt chúng ta bị “bao vây” bởi hệ thống các xoang mặt: trần hốc mắt chính là đáy xoang trán, sàn hốc mắt chính là thành trên xoang hàm, vách trong của hốc mắt thì có khối xoang sàng nằm sát bên và chỉ cách một vách xương mỏng như giấy (nên có tên là “xương giấy”). Vì liên quan như vậy nên viêm nhiễm từ mũi xoang nếu không được kiểm soát tốt thì lẽ đương nhiên cũng dễ gây tổn hại đến mắt.Nhiều bậc phụ huynh đã bỏ qua các cơn nhức đầu có liên quan đến cảm ở trẻ bị nhiễm trùng xoang. Ở trẻ nhỏ, do các xoang ở trán không phát triển cho đến khi trẻ được 6-7 tuổi và không đủ hình thành để có thể bị nhiễm trùng nên thông thường các cơn nhức đầu ở trẻ bị cảm không phải là dấu hiệu của nhiễm trùng xoang. Ngoài ra, cũng cần chú ý các biểu hiện khi bé ho, sốt nhẹ, chảy mũi nước, đau đầu và nghẹt mũi kéo dài hơn 2 tuần mà chưa được khám bệnh hoặc điều trị chưa dứt điểm; hoặc bé thường xuyên mắc bệnh hô hấp tái phát nhiều lần trong một năm thì có nguy cơ cao bé đã mắc viêm xoang mạn tính. Mẹ cần đưa bé đi khám và điều trị sớm.
Khi những triệu chứng viêm đường hô hấp như: Sốt, ho, sổ mũi, quấy khóc kéo dài hơn hoặc diễn tiến nặng hơn với những biểu hiện dưới đây thì rất có khả năng bé đã bị viêm xoang cấp tính.
“Cảm cúm” kéo dài 10 - 14 ngày có thể kèm sốt hoặc không. Chúng ta ai cũng đã từng bị cúm, hay những đợt hắt hơi sổ mũi kéo dài mà không khỏi. Ðó là một nguy cơ rất dễ dẫn đến viêm xoang. Các chuyên gia tai mũi họng Mỹ ước tính, hàng năm có 35 triệu người Mỹ bị cảm cúm trở thành viêm xoang cấp tính nhiễm khuẩn, chiếm số lượng người khám lớn nhất của những người đi khám bệnh tai mũi họng.
Bé có dấu hiệu viêm hô hấp kèm theo sốt 4 ngày liên tục.
Sổ mũi đục, xanh hoặc vàng. Nguyên nhân là do khi hệ thống niêm mạc của xoang mũi bị khô, sức đề kháng của trẻ kém đi sẽ tạo cơ hội cho các vi khuẩn, vi rút đã tích tụ sẵn gây ra tình trạng này.
Chảy mũi sau đôi khi dẫn đến đau họng, ho, khạc đờm, khò khè, khó thở, nôn, buồn nôn.
Quấy khóc, mệt mỏi. Tình trạng xoang khiến bé đau họng, khó thở, khó chịu trong người dẫn đến việc khó ở, quấy khóc.
Sưng quanh mắt. Hốc mắt chúng ta bị “bao vây” bởi hệ thống các xoang mặt: trần hốc mắt chính là đáy xoang trán, sàn hốc mắt chính là thành trên xoang hàm, vách trong của hốc mắt thì có khối xoang sàng nằm sát bên và chỉ cách một vách xương mỏng như giấy (nên có tên là “xương giấy”). Vì liên quan như vậy nên viêm nhiễm từ mũi xoang nếu không được kiểm soát tốt thì lẽ đương nhiên cũng dễ gây tổn hại đến mắt.
Nhiều bậc phụ huynh đã bỏ qua các cơn nhức đầu có liên quan đến cảm ở trẻ bị nhiễm trùng xoang. Ở trẻ nhỏ, do các xoang ở trán không phát triển cho đến khi trẻ được 6-7 tuổi và không đủ hình thành để có thể bị nhiễm trùng nên thông thường các cơn nhức đầu ở trẻ bị cảm không phải là dấu hiệu của nhiễm trùng xoang.
Ngoài ra, cũng cần chú ý các biểu hiện khi bé ho, sốt nhẹ, chảy mũi nước, đau đầu và nghẹt mũi kéo dài hơn 2 tuần mà chưa được khám bệnh hoặc điều trị chưa dứt điểm; hoặc bé thường xuyên mắc bệnh hô hấp tái phát nhiều lần trong một năm thì có nguy cơ cao bé đã mắc viêm xoang mạn tính. Mẹ cần đưa bé đi khám và điều trị sớm.