Tỷ lệ sảy thai cao hơn. Việc bạn bị sẩy thai cách đây 2 năm khi bạn 43 tuổi không có nghĩa bạn sẽ ít có khả năng mang thai hơn. Tuy nhiên, thật không may, tỉ lệ sẩy thai sẽ cao hơn với những phụ nữ ở độ tuổi 40. Khả năng thụ thai giảm. Mặc dù bạn không trải qua sự mãn kinh nhưng bạn vẫn ít có khả năng thụ thai khi ngoài 40. Chu kỳ kinh nguyệt dừng lại không phải là điều duy nhất khiến bạn không có thai. Để có thể thụ thai, phụ nữ cần lượng hormone kích thích nang trứng khỏe mạnh, trứng có chất lượng, số lượng trứng nhiều và các vấn đề liên quan đến việc thụ thai.Nhiều biến chứng hơn. Bạn cần nắm rõ những biến chứng có thể xảy ra khi mang thai ở độ tuổi này, đó là: tiểu đường thai kì, tiền sản giật, huyết áp cao, nhau tiền đạo (trũng nhau thai), nhau bong non… Sinh mổ có thể là biện pháp tốt nhất dành cho bạn. Lúc sinh bé, bạn cũng rất dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm như: khó sinh, sinh non, bé sinh ra quá nhẹ cân… Việc xét nghiệm trong thời kì mang thai rất quan trọng với bạn vì khi bạn sinh con muộn thì tỉ lệ bé mắc hội chứng Down rất cao, cứ 200 trẻ được sinh ra bởi các bà mẹ trên 40 tuổi thì có 1 bé mắc hội chứng này. Nhiều khả năng sinh đôi và sinh ba hơn. Khả năng mang thai đôi, thai ba tăng lên ở cuối tuổi 30, ngay cả khi bạn không sử dụng phương pháp điều trị khả năng sinh sản, theo một báo cáo của Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ năm 2012. Nhược điểm của việc sinh đôi, sinh ba là khi một phụ nữ mang thai càng nhiều em bé, cô ấy càng có nguy cơ sinh non và các trẻ thiếu cân nặng ra đời dễ gặp những vấn đề về sức khỏe kéo dài. Các khuyết tật về gien phổ biến hơn. Vẻ ngoài của bạn chắc chắn trông trẻ trung và khỏe mạnh, nhưng ở cuối tuổi 30, trứng của bạn đã thuộc loại thâm niên, và chúng không phân chia tốt trong lúc thụ thai. Theo nhiều chuyên gia, điều đó gia tăng tỷ lệ xuất hiện một phôi thai có vấn đề về nhiễm sắc thể, do đó có thể dẫn đến sẩy thai hoặc sinh con khuyết tật.
Tỷ lệ sảy thai cao hơn. Việc bạn bị sẩy thai cách đây 2 năm khi bạn 43 tuổi không có nghĩa bạn sẽ ít có khả năng mang thai hơn. Tuy nhiên, thật không may, tỉ lệ sẩy thai sẽ cao hơn với những phụ nữ ở độ tuổi 40.
Khả năng thụ thai giảm. Mặc dù bạn không trải qua sự mãn kinh nhưng bạn vẫn ít có khả năng thụ thai khi ngoài 40. Chu kỳ kinh nguyệt dừng lại không phải là điều duy nhất khiến bạn không có thai. Để có thể thụ thai, phụ nữ cần lượng hormone kích thích nang trứng khỏe mạnh, trứng có chất lượng, số lượng trứng nhiều và các vấn đề liên quan đến việc thụ thai.
Nhiều biến chứng hơn. Bạn cần nắm rõ những biến chứng có thể xảy ra khi mang thai ở độ tuổi này, đó là: tiểu đường thai kì, tiền sản giật, huyết áp cao, nhau tiền đạo (trũng nhau thai), nhau bong non… Sinh mổ có thể là biện pháp tốt nhất dành cho bạn. Lúc sinh bé, bạn cũng rất dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm như: khó sinh, sinh non, bé sinh ra quá nhẹ cân…
Việc xét nghiệm trong thời kì mang thai rất quan trọng với bạn vì khi bạn sinh con muộn thì tỉ lệ bé mắc hội chứng Down rất cao, cứ 200 trẻ được sinh ra bởi các bà mẹ trên 40 tuổi thì có 1 bé mắc hội chứng này.
Nhiều khả năng sinh đôi và sinh ba hơn. Khả năng mang thai đôi, thai ba tăng lên ở cuối tuổi 30, ngay cả khi bạn không sử dụng phương pháp điều trị khả năng sinh sản, theo một báo cáo của Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ năm 2012. Nhược điểm của việc sinh đôi, sinh ba là khi một phụ nữ mang thai càng nhiều em bé, cô ấy càng có nguy cơ sinh non và các trẻ thiếu cân nặng ra đời dễ gặp những vấn đề về sức khỏe kéo dài.
Các khuyết tật về gien phổ biến hơn. Vẻ ngoài của bạn chắc chắn trông trẻ trung và khỏe mạnh, nhưng ở cuối tuổi 30, trứng của bạn đã thuộc loại thâm niên, và chúng không phân chia tốt trong lúc thụ thai. Theo nhiều chuyên gia, điều đó gia tăng tỷ lệ xuất hiện một phôi thai có vấn đề về nhiễm sắc thể, do đó có thể dẫn đến sẩy thai hoặc sinh con khuyết tật.