Theo các chuyên gia, những phụ huynh không biết bơi cũng có thể dạy con học bơi, thậm chí con bạn có cơ hội bơi giỏi như VĐV Ánh Viên SEA Games 28. Cha mẹ chỉ cần trang bị kiến thức và thực sự dành thời gian cho con là có thể tự dạy con bằng cách hướng dẫn con học bơi trên cạn, sau đó kết hợp với luyện tập dưới nước. Ảnh: ichnhiNguyên tắc đầu tiên là giúp trẻ luyện tập không sợ bị giội nước vào đầu và không sợ cảm giác bồng bềnh trong nước. Ảnh: khamphaĐể giúp trẻ không sợ nước, bước khởi đầu tốt nhất là để bé thích thú mỗi khi được tắm ở nhà. Có thể cho bé chơi trò "tắm mưa" dưới vòi hoa sen khi tắm. Nước vòi sen nhẹ nên các bé thường không sợ khi nước chảy từ đầu xuống và có vẻ thích thú trong thời gian tắm. Ảnh: kidsplazaMột cách khác cũng giúp bé làm quen với nước là hướng dẫn các bé vốc nước lên mặt tự rửa rồi thấm lại bằng khăn, thay vì mẹ dùng khăn rửa cho bé. Ngoài ra, cha mẹ cùng con thi xem ai "lặn' lâu hơn bằng cách úp mặt vào một bát nước cũng là phương pháp giúp bé tiếp cận với nước nhanh hơn. Ảnh: chinanewCó thể hướng dẫn con chơi các trò chơi như phun mưa với cốc nước, thổi bong bóng với các loại ống hút, tập thở với chậu nước để giúp bé làm quen với nước. Ảnh: zingKhi con đã quen với môi trường nước, cha mẹ hãy bắt đầu những bài dạy bơi đầu tiên. Khi xuống bể bơi, chỉ tập ở mực nước an toàn khoảng 0,6-1m. Những kiểu bơi dễ như bơi chó, thả nổi ngửa và bơi tự cứu là những kiểu bơi phù hợp cho các bé lúc này. Ảnh: vietnamnetHọc bơi là quá trình tự nhiên, quá trình chơi và mỗi trẻ là khác nhau nên bố mẹ tránh nôn nóng, tạo áp lực cho trẻ. Tất cả những gì cha mẹ cần là sự nhẹ nhàng, kiên nhẫn, để kích hoạt và duy trì những phản xạ bơi lội tự nhiên của trẻ. Ảnh: blogspotBan đầu, cho bé tập bơi cùng những vật dụng mềm hoặc đồ chơi để bé thêm thích thú. Sau đó, cha mẹ nên dạy bé tập những động tác cơ bản như đạp chân, đập tay xuống nước. Thỉnh thoảng, hãy dội nước nhẹ nhàng từ đỉnh đầu bé xuống. Ảnh: zingTrong bể bơi, hãy bế bé từ sau lưng, đồng thời nâng nách bé lên, cho bé đập tay đạp chân thỏa thích. Nếu muốn dạy bé cách ngưng thở khi ở dưới nước, hãy bắt đầu bằng việc để một người khác bế lấy bé, cha mẹ ở bên đối diện, thổi phù vào mặt bé để con nhắm mắt, nín thở rồi nhẹ nhàng đưa con hơi chìm xuống nước. Ảnh: songkhoe24Khi dạy con bơi, cha mẹ tuyệt đối không nên so sánh con với các bạn khác. Cha mẹ cũng không nên nói: “Con mà không làm thế này là không bao giờ bơi được đâu”…. Tất cả những điều đó có thể gây phản tác dụng và làm trẻ sợ, thấy việc học bơi là một điều nặng nề, đáng sợ. Thay vào đó, cần cho trẻ học mà chơi, chơi mà học, dạy ít dỗ nhiều, cùng con tập luyện kiên trì và thường xuyên, luôn ở bên trẻ, tạo cho con cảm giác thoải mái, an toàn. Ảnh: catersnewSau mỗi buổi học bơi, cha mẹ chú ý vệ sinh tai, mũi, họng cho bé bằng cách nhỏ mắt, mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%, lau sạch tai, kết hợp đưa đi khám định kỳ. Tập bơi cho trẻ không phải là việc khó, cha mẹ hãy dũng cảm vượt qua tâm lý xót con để bé có thể cứng cáp hơn và phát triển toàn diện một cách tốt nhất. Ảnh: tin247
Theo các chuyên gia, những phụ huynh không biết bơi cũng có thể dạy con học bơi, thậm chí con bạn có cơ hội bơi giỏi như VĐV Ánh Viên SEA Games 28. Cha mẹ chỉ cần trang bị kiến thức và thực sự dành thời gian cho con là có thể tự dạy con bằng cách hướng dẫn con học bơi trên cạn, sau đó kết hợp với luyện tập dưới nước. Ảnh: ichnhi
Nguyên tắc đầu tiên là giúp trẻ luyện tập không sợ bị giội nước vào đầu và không sợ cảm giác bồng bềnh trong nước. Ảnh: khampha
Để giúp trẻ không sợ nước, bước khởi đầu tốt nhất là để bé thích thú mỗi khi được tắm ở nhà. Có thể cho bé chơi trò "tắm mưa" dưới vòi hoa sen khi tắm. Nước vòi sen nhẹ nên các bé thường không sợ khi nước chảy từ đầu xuống và có vẻ thích thú trong thời gian tắm. Ảnh: kidsplaza
Một cách khác cũng giúp bé làm quen với nước là hướng dẫn các bé vốc nước lên mặt tự rửa rồi thấm lại bằng khăn, thay vì mẹ dùng khăn rửa cho bé. Ngoài ra, cha mẹ cùng con thi xem ai "lặn' lâu hơn bằng cách úp mặt vào một bát nước cũng là phương pháp giúp bé tiếp cận với nước nhanh hơn. Ảnh: chinanew
Có thể hướng dẫn con chơi các trò chơi như phun mưa với cốc nước, thổi bong bóng với các loại ống hút, tập thở với chậu nước để giúp bé làm quen với nước. Ảnh: zing
Khi con đã quen với môi trường nước, cha mẹ hãy bắt đầu những bài dạy bơi đầu tiên. Khi xuống bể bơi, chỉ tập ở mực nước an toàn khoảng 0,6-1m. Những kiểu bơi dễ như bơi chó, thả nổi ngửa và bơi tự cứu là những kiểu bơi phù hợp cho các bé lúc này. Ảnh: vietnamnet
Học bơi là quá trình tự nhiên, quá trình chơi và mỗi trẻ là khác nhau nên bố mẹ tránh nôn nóng, tạo áp lực cho trẻ. Tất cả những gì cha mẹ cần là sự nhẹ nhàng, kiên nhẫn, để kích hoạt và duy trì những phản xạ bơi lội tự nhiên của trẻ. Ảnh: blogspot
Ban đầu, cho bé tập bơi cùng những vật dụng mềm hoặc đồ chơi để bé thêm thích thú. Sau đó, cha mẹ nên dạy bé tập những động tác cơ bản như đạp chân, đập tay xuống nước. Thỉnh thoảng, hãy dội nước nhẹ nhàng từ đỉnh đầu bé xuống. Ảnh: zing
Trong bể bơi, hãy bế bé từ sau lưng, đồng thời nâng nách bé lên, cho bé đập tay đạp chân thỏa thích. Nếu muốn dạy bé cách ngưng thở khi ở dưới nước, hãy bắt đầu bằng việc để một người khác bế lấy bé, cha mẹ ở bên đối diện, thổi phù vào mặt bé để con nhắm mắt, nín thở rồi nhẹ nhàng đưa con hơi chìm xuống nước. Ảnh: songkhoe24
Khi dạy con bơi, cha mẹ tuyệt đối không nên so sánh con với các bạn khác. Cha mẹ cũng không nên nói: “Con mà không làm thế này là không bao giờ bơi được đâu”…. Tất cả những điều đó có thể gây phản tác dụng và làm trẻ sợ, thấy việc học bơi là một điều nặng nề, đáng sợ. Thay vào đó, cần cho trẻ học mà chơi, chơi mà học, dạy ít dỗ nhiều, cùng con tập luyện kiên trì và thường xuyên, luôn ở bên trẻ, tạo cho con cảm giác thoải mái, an toàn. Ảnh: catersnew
Sau mỗi buổi học bơi, cha mẹ chú ý vệ sinh tai, mũi, họng cho bé bằng cách nhỏ mắt, mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%, lau sạch tai, kết hợp đưa đi khám định kỳ. Tập bơi cho trẻ không phải là việc khó, cha mẹ hãy dũng cảm vượt qua tâm lý xót con để bé có thể cứng cáp hơn và phát triển toàn diện một cách tốt nhất. Ảnh: tin247