Chỉ uống sữa mà không ăn sáng. Sữa sẽ không được lưu lại lâu trong dạ dày dẫn tới việc hấp thu chất đạm trong sữa không được tốt, trí thông minh và trí nhớ của trẻ cũng bị suy giảm theo thói quen này. Buổi sáng, trước khi uống sữa, nên ăn 1 lượng tinh bột nhỏ như: 1 bát cháo nhỏ hoặc súp hoặc lát bánh mỳ hoặc các loại bánh quy là tốt nhất. Nhầm lẫn giữa các loại dầu. Không phải mẹ nào cũng phân biệt được mỡ động vật và mỡ thực vật. Nghe quảng cáo mỡ thực vật tốt và mẹ loại bỏ hẳn mỡ động vật ra khỏi danh sách dinh dưỡng. Tuy nhiên, trong mỡ thực vật cũng chứa nhiều chất béo bão hòa, mẹ chỉ nên giảm bớt chứ không loại hẳn. Cho con ăn cải xanh dưới 6 tháng tuổi. Rau là rất cần thiết trong bữa ăn của bé, song mẹ cần phân loại rau theo từng độ tuổi. Bông cải xanh là loại rau có thể gây ra chứng đầy hơi, hoàn toàn không phù hợp với dạ dày còn non yếu của bé. Hãy cho bé ăn loại rau xanh này khi đã trên 1 tuổi. Không chú trọng đến muối. Nếu cho trẻ ăn quá lượng muối trong thời gian dài không chỉ có nguy cơ mắc các bệnh như huyết áp, tim mạch mà còn khiến cho chức năng thận ở trẻ suy giảm. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ không cần nêm mắm muối vào cháo bột. Đối với đường cũng vậy, nhiều đường có thể dẫn tới béo phì. Thay cơm bằng sữa. Sữa là một trong những nguồn dồi dào canxi. Nhưng nếu con của bạn lười uống sữa, bé vẫn có thể nhận được đủ canxi từ những nguồn thực phẩm khác như sữa chua, phômai, sữa đậu nành giàu canxi, súp lơ xanh, đậu phụ, rau có lá màu xanh đậm, nước quả như nước cam. Nếu mẹ giữ suy nghĩ bổ sung sữa thay thế thực phẩm sẽ tạo cho bé thói quen lười nhai, cơ hàm không được hoạt động và trẻ lớn lên cũng sẽ rất lười ăn cơm. Chỉ cho con ăn loại màu con thích. Nhiều cha mẹ có chiều hướng chiều theo sở thích của trẻ và chiêu đãi mãi một món. Đây chính là câu trả lời mẹ thắc mắc sao con mình ăn nhiều mà không lớn. Mẹ không biết rằng, tất cả những loại thực phẩm có màu sắc khác nhau có chứa những loại dinh dưỡng khác nhau. Mỗi ngày, trẻ nên ăn đủ 5 loại rau quả. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc ăn nhiều rau và hoa quả sẽ giúp cho cơ thể bé đủ sức đề kháng và có sự phát triển toàn diện hơn là ăn hoài một loại. Cho con uống nước ép quá nhiều. Mẹ có bao giờ thắc mắc, con mình ăn hoa quả nhiều mà vẫn thừa cân? Có thể mẹ chỉ ép lấy nước để cho con uống. Nước ép trái cây chứa lượng calo nguyên chất đến 100% và nếu con chỉ uống nước mà không ăn bã trái cây thì vô tình chất xơ trong bã đã bị loại bỏ hết. Tuy không có giá trị dinh dưỡng nhưng chất xơ rất quan trọng, thiếu chất xơ có thể gây biếng ăn, táo bón nhưng nếu thừa chất xơ trẻ dễ bị đầy bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Có thể cắt trái cây thành từng miếng nhỏ hoặc chọn những quả mềm dễ ăn vừa giúp bé tập nhai lại cung cấp đủ vitamin, chất dinh dưỡng và chất xơ.
Chỉ uống sữa mà không ăn sáng. Sữa sẽ không được lưu lại lâu trong dạ dày dẫn tới việc hấp thu chất đạm trong sữa không được tốt, trí thông minh và trí nhớ của trẻ cũng bị suy giảm theo thói quen này. Buổi sáng, trước khi uống sữa, nên ăn 1 lượng tinh bột nhỏ như: 1 bát cháo nhỏ hoặc súp hoặc lát bánh mỳ hoặc các loại bánh quy là tốt nhất.
Nhầm lẫn giữa các loại dầu. Không phải mẹ nào cũng phân biệt được mỡ động vật và mỡ thực vật. Nghe quảng cáo mỡ thực vật tốt và mẹ loại bỏ hẳn mỡ động vật ra khỏi danh sách dinh dưỡng. Tuy nhiên, trong mỡ thực vật cũng chứa nhiều chất béo bão hòa, mẹ chỉ nên giảm bớt chứ không loại hẳn.
Cho con ăn cải xanh dưới 6 tháng tuổi. Rau là rất cần thiết trong bữa ăn của bé, song mẹ cần phân loại rau theo từng độ tuổi. Bông cải xanh là loại rau có thể gây ra chứng đầy hơi, hoàn toàn không phù hợp với dạ dày còn non yếu của bé. Hãy cho bé ăn loại rau xanh này khi đã trên 1 tuổi.
Không chú trọng đến muối. Nếu cho trẻ ăn quá lượng muối trong thời gian dài không chỉ có nguy cơ mắc các bệnh như huyết áp, tim mạch mà còn khiến cho chức năng thận ở trẻ suy giảm. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ không cần nêm mắm muối vào cháo bột. Đối với đường cũng vậy, nhiều đường có thể dẫn tới béo phì.
Thay cơm bằng sữa. Sữa là một trong những nguồn dồi dào canxi. Nhưng nếu con của bạn lười uống sữa, bé vẫn có thể nhận được đủ canxi từ những nguồn thực phẩm khác như sữa chua, phômai, sữa đậu nành giàu canxi, súp lơ xanh, đậu phụ, rau có lá màu xanh đậm, nước quả như nước cam.
Nếu mẹ giữ suy nghĩ bổ sung sữa thay thế thực phẩm sẽ tạo cho bé thói quen lười nhai, cơ hàm không được hoạt động và trẻ lớn lên cũng sẽ rất lười ăn cơm.
Chỉ cho con ăn loại màu con thích. Nhiều cha mẹ có chiều hướng chiều theo sở thích của trẻ và chiêu đãi mãi một món. Đây chính là câu trả lời mẹ thắc mắc sao con mình ăn nhiều mà không lớn. Mẹ không biết rằng, tất cả những loại thực phẩm có màu sắc khác nhau có chứa những loại dinh dưỡng khác nhau.
Mỗi ngày, trẻ nên ăn đủ 5 loại rau quả. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc ăn nhiều rau và hoa quả sẽ giúp cho cơ thể bé đủ sức đề kháng và có sự phát triển toàn diện hơn là ăn hoài một loại.
Cho con uống nước ép quá nhiều. Mẹ có bao giờ thắc mắc, con mình ăn hoa quả nhiều mà vẫn thừa cân? Có thể mẹ chỉ ép lấy nước để cho con uống. Nước ép trái cây chứa lượng calo nguyên chất đến 100% và nếu con chỉ uống nước mà không ăn bã trái cây thì vô tình chất xơ trong bã đã bị loại bỏ hết.
Tuy không có giá trị dinh dưỡng nhưng chất xơ rất quan trọng, thiếu chất xơ có thể gây biếng ăn, táo bón nhưng nếu thừa chất xơ trẻ dễ bị đầy bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Có thể cắt trái cây thành từng miếng nhỏ hoặc chọn những quả mềm dễ ăn vừa giúp bé tập nhai lại cung cấp đủ vitamin, chất dinh dưỡng và chất xơ.