Thai nhi tuần thứ 25: Hơi thở đầu tiên và đã biết phân biệt mùi vị. Từ những tuần thai này, thai nhi phát triển rất nhanh chóng về cân nặng và vào tuần thứ 25, bé có thể nặng đến 700gam và chiều dài tính từ đỉnh đầu đến mông khoảng 22cm. Vì phát triển khá nhanh nên túi ối của mẹ ngày càng trở nên chật chội và điều này cũng là một nguyên nhân khiến bé đạp mẹ nhiều hơn. Vị giác của thai nhi đã hình thành và phát triển, bé biết phân biệt vị thức ăn và cơ thể đã tương đối hoàn chỉnh. Cũng trong thời điểm này, các bộ phận trong cơ thể bé đã phát triển khá đủ và đang hoàn thiện dần. Túi khi trong phổi cũng bắt đầu hoạt động để bé học thở những hơi thở đầu tiên. Thai nhi 26 tuần: Ngắm bé mở mắt. Thai nhi tuần 26 có chiều dài tính từ đầu đến mông đạt khoảng 21 - 23 cm, cân nặng khoảng 900 - 910g. Thời điểm này, em bé đã có những bước phát triển nhanh chóng một cách đáng kinh ngạc. Đa số các bé sẽ đạt mức cân nặng chuẩn trong tuần này và mẹ cần phải chú ý quản lý chặt chẽ chế độ ăn uống của mình để không bị tăng cân quá mức cho phép.Phản ứng nuốt dịch ối của thai nhi tuần 26 cũng bắt đầu thuần thục hơn, bé đã bắt đầu nuốt nhiều và do đó, những lần bị nấc cụt cũng xuất hiện nhiều hơn. Các giác quan của bé trong giai đoạn này đã phát triển rất nhanh, cơ quan xúc giác phát triển và nếu bị chiếu ánh sáng vào bụng, bé sẽ quay đầu lại phản ứng, vì thị lực lúc này đã phát triển đặc biệt bé đã có thể đóng mở mắt. Thai nhi tuần thứ 27: biết mút ngón tay. Thai nhi 27 tuần tuổi có chiều dài tính từ đầu đến mông khoảng 22 - 24 cm (từ đầu đến chân đạt 32 - 34 cm), cân nặng khoảng 900g - 1000g. Từ tuần thai này, em bé sẽ tăng trưởng về cân nặng rất nhanh chóng. Từ những tuần thai này, em bé của bạn đã có thể nhắm mắt, mở mắt bình thường, đều đặn khi ngủ hay khi thức, thậm chí cả việc mút ngón tay. Với những cử động nhịp nhàng của bé, vào thời điểm này bạn đã có thể cảm nhận được những tiếng nấc cụt của bé, một hiện tượng rất phổ biến trong suốt quá trình thai nghén. Mỗi lần như thế thường chỉ kéo dài vài phút và chúng không gây khó chịu gì cho bé cả nên bạn hãy thư giãn và tận hưởng cảm giác này nhé. Thai nhi tuần thứ 28: Bé đã biết đau. Thai nhi 28 tuần nặng khoảng 1- 1,1 kg và chiều dài tính từ đầu đến chân đạt khoảng 33 - 35 cm (đầu đến mông khoảng 23 - 25 cm). Từ tuần thai này, một số em bé đã bắt đầu xoay đầu về vị trí đầu quay xuống dưới để thuận lợi cho quá trình sinh thường. Hầu hết khoảng thời gian trong ngày bé bận rộn với việc tập những kỹ năng mới như nháy mắt, mút ngón tay, ho, nấc và hít thở. Có một điều khá lý thú thể hiện sự phát triển đáng kể về bộ phận tư duy của não bé trong giai đoạn này là: một thai nhi 7 tháng tuổi có thể biết đau và phản ứng rất giống bé được sinh đủ tháng đủ ngày.
Thai nhi tuần thứ 25: Hơi thở đầu tiên và đã biết phân biệt mùi vị. Từ những tuần thai này, thai nhi phát triển rất nhanh chóng về cân nặng và vào tuần thứ 25, bé có thể nặng đến 700gam và chiều dài tính từ đỉnh đầu đến mông khoảng 22cm.
Vì phát triển khá nhanh nên túi ối của mẹ ngày càng trở nên chật chội và điều này cũng là một nguyên nhân khiến bé đạp mẹ nhiều hơn. Vị giác của thai nhi đã hình thành và phát triển, bé biết phân biệt vị thức ăn và cơ thể đã tương đối hoàn chỉnh. Cũng trong thời điểm này, các bộ phận trong cơ thể bé đã phát triển khá đủ và đang hoàn thiện dần. Túi khi trong phổi cũng bắt đầu hoạt động để bé học thở những hơi thở đầu tiên.
Thai nhi 26 tuần: Ngắm bé mở mắt. Thai nhi tuần 26 có chiều dài tính từ đầu đến mông đạt khoảng 21 - 23 cm, cân nặng khoảng 900 - 910g. Thời điểm này, em bé đã có những bước phát triển nhanh chóng một cách đáng kinh ngạc. Đa số các bé sẽ đạt mức cân nặng chuẩn trong tuần này và mẹ cần phải chú ý quản lý chặt chẽ chế độ ăn uống của mình để không bị tăng cân quá mức cho phép.
Phản ứng nuốt dịch ối của thai nhi tuần 26 cũng bắt đầu thuần thục hơn, bé đã bắt đầu nuốt nhiều và do đó, những lần bị nấc cụt cũng xuất hiện nhiều hơn. Các giác quan của bé trong giai đoạn này đã phát triển rất nhanh, cơ quan xúc giác phát triển và nếu bị chiếu ánh sáng vào bụng, bé sẽ quay đầu lại phản ứng, vì thị lực lúc này đã phát triển đặc biệt bé đã có thể đóng mở mắt.
Thai nhi tuần thứ 27: biết mút ngón tay. Thai nhi 27 tuần tuổi có chiều dài tính từ đầu đến mông khoảng 22 - 24 cm (từ đầu đến chân đạt 32 - 34 cm), cân nặng khoảng 900g - 1000g. Từ tuần thai này, em bé sẽ tăng trưởng về cân nặng rất nhanh chóng. Từ những tuần thai này, em bé của bạn đã có thể nhắm mắt, mở mắt bình thường, đều đặn khi ngủ hay khi thức, thậm chí cả việc mút ngón tay.
Với những cử động nhịp nhàng của bé, vào thời điểm này bạn đã có thể cảm nhận được những tiếng nấc cụt của bé, một hiện tượng rất phổ biến trong suốt quá trình thai nghén. Mỗi lần như thế thường chỉ kéo dài vài phút và chúng không gây khó chịu gì cho bé cả nên bạn hãy thư giãn và tận hưởng cảm giác này nhé.
Thai nhi tuần thứ 28: Bé đã biết đau. Thai nhi 28 tuần nặng khoảng 1- 1,1 kg và chiều dài tính từ đầu đến chân đạt khoảng 33 - 35 cm (đầu đến mông khoảng 23 - 25 cm). Từ tuần thai này, một số em bé đã bắt đầu xoay đầu về vị trí đầu quay xuống dưới để thuận lợi cho quá trình sinh thường. Hầu hết khoảng thời gian trong ngày bé bận rộn với việc tập những kỹ năng mới như nháy mắt, mút ngón tay, ho, nấc và hít thở.
Có một điều khá lý thú thể hiện sự phát triển đáng kể về bộ phận tư duy của não bé trong giai đoạn này là: một thai nhi 7 tháng tuổi có thể biết đau và phản ứng rất giống bé được sinh đủ tháng đủ ngày.