Khó thụ thai. Béo phì thường liên quan với hội chứng buồng trứng đa nang, tăng đề kháng insuline cùng những rối loạn nội tiết khác ảnh hưởng không thuận lợi đến quá trình phát triển trứng và rụng trứng bình thường. Tiền sản giật. Tiền sản giật gồm: cao huyết áp, phù, có đạm trong nước tiểu với ba cấp độ là tiền sản giật nhẹ, nặng và sản giật. Nếu không kiểm soát sẽ gây tai biến mạch máu cho thai phụ do mạch máu bị vỡ dưới áp lực quá cao, thường xảy ra sau tuần thứ 20. Tiểu đường thai kỳ. Do hoạt động của insulin., vốn là chất điều hòa lượng đường trong máu ở mức bình thường, bị suy giảm và khả năng chuyển hóa đường trong máu kém hẳn. Nếu không được điều trị đúng mức, có thể dẫn đến những bệnh như suy tim, nhồi máu cơ tim cấp, tổn thương võng mạc, xuất huyết võng mạc khi sinh. Do tiểu đường thai kỳ làm cho thai nhi phát triển vượt mức, bác sỹ có thể chỉ định mổ sinh. Gây khó khăn cho việc siêu âm. Một công trình được công bố trên tạp chí chuyên ngành Sản và phụ khoa của Mỹ còn cảnh báo phụ nữ béo phì hay thừa cân có thể nhận được kết quả siêu âm không chính xác, gây khó khăn cho việc xác định trước những triệu chứng bất thường của bào thai. Sẩy thai hoặc thai chết lưu. Ở người béo phì, mô mỡ thường làm rối loạn chức năng buồng trứng và chất lượng trứng kém. Do đó khi thụ thai, chất lượng phôi kém và những thay đổi bất lợi của lớp nội mạc tử cung do béo phì gây nên làm giảm khả năng làm tổ và phát triển của bào thai. Thai nhi khiếm khuyết ống thần kinh. Nhu cầu a-xít folic của người béo phì nhiều hơn so với người bình thường. Vì vậy, cơ thể người mẹ lúc này không có đủ a-xít folic để cung cấp cho bào thai ngay tuần lễ phôi thai đầu tiên, khiến ống thần kinh không khép kín và gây ra các khiếm khuyết liên quan đến ống thần kinh như tật đứt đốt sống, thoái vị não… Sinh non. Nhiều trường hợp bác sỹ buộc chỉ định sinh sớm (chưa đủ tuần cuối) khiến trẻ dễ gặp biến chứng từ sinh mổ như nhiễm trùng, suy hô hấp… Nguy cơ khác. Trẻ sinh ra từ mẹ bị tiểu đường dễ gặp rối loạn chuyển hóa lúc sơ sinh như đa hồng cầu, vàng da kéo dài, hạ can-xi máu, hạ đường huyết sơ sinh. Trẻ dễ có đường huyết cao và phải xét nghiệm máu liên tục, cứ 2 giờ một lần cho đến khi đến đường huyết ổn định.
Khó khăn trong quá trình nuôi con. Sữa mẹ có khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh, phát triển não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa, dị ứng, hen phế, viêm khớp về sau. Thế nhưng, tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ ở bà mẹ béo phì thấp hơn rõ rệt so với những bà mẹ bình thường.
Những lời khuyên từ bác sỹ: với những nguy cơ trên, tốt nhất bạn đừng để cơ thể trở nên béo phì. Nếu đã bị béo phì, bạn cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ để nhận được lời khuyên của bác sỹ sản khoa về chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý và có thể xử lý khi sự cố xảy ra.
Khó thụ thai. Béo phì thường liên quan với hội chứng buồng trứng đa nang, tăng đề kháng insuline cùng những rối loạn nội tiết khác ảnh hưởng không thuận lợi đến quá trình phát triển trứng và rụng trứng bình thường.
Tiền sản giật. Tiền sản giật gồm: cao huyết áp, phù, có đạm trong nước tiểu với ba cấp độ là tiền sản giật nhẹ, nặng và sản giật. Nếu không kiểm soát sẽ gây tai biến mạch máu cho thai phụ do mạch máu bị vỡ dưới áp lực quá cao, thường xảy ra sau tuần thứ 20.
Tiểu đường thai kỳ. Do hoạt động của insulin., vốn là chất điều hòa lượng đường trong máu ở mức bình thường, bị suy giảm và khả năng chuyển hóa đường trong máu kém hẳn. Nếu không được điều trị đúng mức, có thể dẫn đến những bệnh như suy tim, nhồi máu cơ tim cấp, tổn thương võng mạc, xuất huyết võng mạc khi sinh. Do tiểu đường thai kỳ làm cho thai nhi phát triển vượt mức, bác sỹ có thể chỉ định mổ sinh.
Gây khó khăn cho việc siêu âm. Một công trình được công bố trên tạp chí chuyên ngành Sản và phụ khoa của Mỹ còn cảnh báo phụ nữ béo phì hay thừa cân có thể nhận được kết quả siêu âm không chính xác, gây khó khăn cho việc xác định trước những triệu chứng bất thường của bào thai.
Sẩy thai hoặc thai chết lưu. Ở người béo phì, mô mỡ thường làm rối loạn chức năng buồng trứng và chất lượng trứng kém. Do đó khi thụ thai, chất lượng phôi kém và những thay đổi bất lợi của lớp nội mạc tử cung do béo phì gây nên làm giảm khả năng làm tổ và phát triển của bào thai.
Thai nhi khiếm khuyết ống thần kinh. Nhu cầu a-xít folic của người béo phì nhiều hơn so với người bình thường. Vì vậy, cơ thể người mẹ lúc này không có đủ a-xít folic để cung cấp cho bào thai ngay tuần lễ phôi thai đầu tiên, khiến ống thần kinh không khép kín và gây ra các khiếm khuyết liên quan đến ống thần kinh như tật đứt đốt sống, thoái vị não…
Sinh non. Nhiều trường hợp bác sỹ buộc chỉ định sinh sớm (chưa đủ tuần cuối) khiến trẻ dễ gặp biến chứng từ sinh mổ như nhiễm trùng, suy hô hấp…
Nguy cơ khác. Trẻ sinh ra từ mẹ bị tiểu đường dễ gặp rối loạn chuyển hóa lúc sơ sinh như đa hồng cầu, vàng da kéo dài, hạ can-xi máu, hạ đường huyết sơ sinh. Trẻ dễ có đường huyết cao và phải xét nghiệm máu liên tục, cứ 2 giờ một lần cho đến khi đến đường huyết ổn định.
Khó khăn trong quá trình nuôi con. Sữa mẹ có khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh, phát triển não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa, dị ứng, hen phế, viêm khớp về sau. Thế nhưng, tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ ở bà mẹ béo phì thấp hơn rõ rệt so với những bà mẹ bình thường.
Những lời khuyên từ bác sỹ: với những nguy cơ trên, tốt nhất bạn đừng để cơ thể trở nên béo phì. Nếu đã bị béo phì, bạn cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ để nhận được lời khuyên của bác sỹ sản khoa về chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý và có thể xử lý khi sự cố xảy ra.