Ra máu do thụ thai. Bạn có thể thấy một vài giọt máu giống như những triệu chứng kinh nguyệt trong vòng 6 đến 12 ngày sau khi bạn thụ thai vì phôi đang bám vào tử cung. Một vài người không biết rằng mình đã mang bầu vì họ nhầm sự ra máu này với triệu chứng kinh nguyệt. Thông thường máu ra rất ít và kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.Chửa trứng. Đây là trường hợp hiếm gặp, một mô bất thường lớn lên trong tử cung thay vì một thai nhi. Trong một số trường hợp, mô có thể mang tế bào ung thư và có thể lan ra các bộ phận khác của cơ thể. Sảy thai. Ra máu trong thời gian đầu thai kỳ có thể cảnh báo sảy thai (hoặc triệu chứng sắp sảy thai). Khoảng dưới 30% phụ nũ thấy ra máu trong giai đoạn đầu mang thai là bị sảy thai. Thai ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung chỉ tình trạng trứng được thụ tinh cấy ở nơi nào đó ngoài tử cung (thường là trong ống dẫn trứng). Theo ước tính, khoảng 1% số thai phụ phải đối mặt với thai ngoài tử cung. Triệu chứng phổ biến của thai ngoài tử cung là đau nặng ở bụng dưới (thường trong tuần 5-8 của thai kỳ). Tuy nhiên một số thai phụ chỉ thấy bị ra máu lốm đốm, kéo dài.Khối u. Khối u ở vùng kín tự chảy máu hoặc chảy máu do chà xát khi “quan hệ”. Một số khối u lành sẽ giảm kích thước hoặc biến mất trong vài tháng sau sinh. Bác sĩ chỉ giúp bạn loại bỏ khối u nếu nó gây chảy máu liên tục hoặc làm cho bạn khó chịu.Viêm âm đạo. Ra máu có thể do âm đạo bị nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm. Nếu nghi ngờ bị viêm âm đạo, bạn nên đi khám để bác sĩ kiểm tra xem đó là viêm loại nào, có cần điều trị không… Tùy thuộc vào từng loại viêm, bạn có thể được bác sĩ chỉ định uống kháng sinh hoặc dùng thuốc chống nấm.Ra máu sau khi ‘yêu’. Mang thai khiến tử cung mềm, quá trình cung cấp máu ở đây cũng tăng lên. Với một số phụ nữ, “chuyện ấy” gây ra máu nhẹ trong vài tiếng (hoặc vài ngày), máu màu đỏ tươi hoặc màu nâu.Mất mát khi mang song thai hoặc đa thai. Điều này là do một bào thai bị chết trong giai đoạn sớm của thai kỳ trong khi các bào thai khác vẫn tiếp tục tồn tại và có một bé (hoặc một cặp song sinh) chào đời khi số bào thai ban đầu là 2 hoặc 3. Sự mất mát này có thể không được chú ý vì thai phụ không phải phẫu thuật. Bào thai không còn tồn tại sẽ tự tiêu biến mà không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và các bào thai còn lại.Vỡ tử cung. Trong một vài trường hợp hiếm hoi, một vết sẹo từ lần sinh mổ trước có thể rách ra trong quá trình mang thai lần sau. Vỡ tử cung có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và cần phải mổ cấp cứu ngay.Nhau tiền đạo. Tình trạng này xảy ra khi nhau thai nằm thấp trong tử cung và đặc biệt che một phần hoặc hoàn toàn chỗ mở ở cổ tử cung. Nhau tiền đạo rất hiếm gặp, chỉ 1 trong số 200 trường hợp mang bầu. Ra máu trong trường hợp nhau tiền đạo thường không đi kèm với triệu chứng đau đớn.Sinh non. Ra máu trong thời kỳ muộn của thai kỳ cũng là dấu hiệu sinh sớm. Một số triệu chứng của sinh sớm bao gồm co bóp tử cung, ra máu âm đạo, căng bụng dưới và đau lưng.
Ra máu do thụ thai. Bạn có thể thấy một vài giọt máu giống như những triệu chứng kinh nguyệt trong vòng 6 đến 12 ngày sau khi bạn thụ thai vì phôi đang bám vào tử cung. Một vài người không biết rằng mình đã mang bầu vì họ nhầm sự ra máu này với triệu chứng kinh nguyệt. Thông thường máu ra rất ít và kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.
Chửa trứng. Đây là trường hợp hiếm gặp, một mô bất thường lớn lên trong tử cung thay vì một thai nhi. Trong một số trường hợp, mô có thể mang tế bào ung thư và có thể lan ra các bộ phận khác của cơ thể.
Sảy thai. Ra máu trong thời gian đầu thai kỳ có thể cảnh báo sảy thai (hoặc triệu chứng sắp sảy thai). Khoảng dưới 30% phụ nũ thấy ra máu trong giai đoạn đầu mang thai là bị sảy thai.
Thai ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung chỉ tình trạng trứng được thụ tinh cấy ở nơi nào đó ngoài tử cung (thường là trong ống dẫn trứng). Theo ước tính, khoảng 1% số thai phụ phải đối mặt với thai ngoài tử cung. Triệu chứng phổ biến của thai ngoài tử cung là đau nặng ở bụng dưới (thường trong tuần 5-8 của thai kỳ). Tuy nhiên một số thai phụ chỉ thấy bị ra máu lốm đốm, kéo dài.
Khối u. Khối u ở vùng kín tự chảy máu hoặc chảy máu do chà xát khi “quan hệ”. Một số khối u lành sẽ giảm kích thước hoặc biến mất trong vài tháng sau sinh. Bác sĩ chỉ giúp bạn loại bỏ khối u nếu nó gây chảy máu liên tục hoặc làm cho bạn khó chịu.
Viêm âm đạo. Ra máu có thể do âm đạo bị nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm. Nếu nghi ngờ bị viêm âm đạo, bạn nên đi khám để bác sĩ kiểm tra xem đó là viêm loại nào, có cần điều trị không… Tùy thuộc vào từng loại viêm, bạn có thể được bác sĩ chỉ định uống kháng sinh hoặc dùng thuốc chống nấm.
Ra máu sau khi ‘yêu’. Mang thai khiến tử cung mềm, quá trình cung cấp máu ở đây cũng tăng lên. Với một số phụ nữ, “chuyện ấy” gây ra máu nhẹ trong vài tiếng (hoặc vài ngày), máu màu đỏ tươi hoặc màu nâu.
Mất mát khi mang song thai hoặc đa thai. Điều này là do một bào thai bị chết trong giai đoạn sớm của thai kỳ trong khi các bào thai khác vẫn tiếp tục tồn tại và có một bé (hoặc một cặp song sinh) chào đời khi số bào thai ban đầu là 2 hoặc 3. Sự mất mát này có thể không được chú ý vì thai phụ không phải phẫu thuật. Bào thai không còn tồn tại sẽ tự tiêu biến mà không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và các bào thai còn lại.
Vỡ tử cung. Trong một vài trường hợp hiếm hoi, một vết sẹo từ lần sinh mổ trước có thể rách ra trong quá trình mang thai lần sau. Vỡ tử cung có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và cần phải mổ cấp cứu ngay.
Nhau tiền đạo. Tình trạng này xảy ra khi nhau thai nằm thấp trong tử cung và đặc biệt che một phần hoặc hoàn toàn chỗ mở ở cổ tử cung. Nhau tiền đạo rất hiếm gặp, chỉ 1 trong số 200 trường hợp mang bầu. Ra máu trong trường hợp nhau tiền đạo thường không đi kèm với triệu chứng đau đớn.
Sinh non. Ra máu trong thời kỳ muộn của thai kỳ cũng là dấu hiệu sinh sớm. Một số triệu chứng của sinh sớm bao gồm co bóp tử cung, ra máu âm đạo, căng bụng dưới và đau lưng.