Làm gương cho trẻ về tính kiên nhẫn. Tấm gương của bạn luôn có tác động rất tích cực trong việc hình thành nhân cách cho trẻ. Trong sinh hoạt hằng ngày, cha mẹ cần cho con thấy bản thân mình luôn kiên trì thực hiện bằng được một số việc. Chẳng hạn, sửa một cái quạt, thường con trẻ thích ngồi xem bạn làm, nếu bạn không kiên trì cho đến lúc sửa xong, trẻ dễ có cảm giác tiếc nuối, hình tượng đẹp đẽ của bạn trong con ít nhiều giảm sút, khi bạn thuyết phục con phải kiên nhẫn trong việc gì đó, sẽ giảm tính thuyết phục. Dạy trẻ cách giao tiếp. Giao tiếp là điều rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Vì vậy, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ cần tạo điều kiện để trẻ thường xuyên được giao tiếp với mọi người bên ngoài. Lúc này, trẻ cần phải kiên nhẫn và học thói quen không được nôn nóng. Đồng thời, đây cũng chính là cơ hội để người lớn dạy trẻ cách giữ im lặng trong những lúc cần thiết. Nhắc nhở thường xuyên về tính kiên nhẫn. Dù trẻ đã ít nhiều thể hiện được tính kiên nhẫn, cha mẹ cũng không nên lơ là với trẻ. Bởi nếu chỉ cần thiếu rèn luyện một thời gian ngắn, trẻ sẽ mất kiên trì và khi đó, phải tốn thời gian để rèn luyện lại. Dạy trẻ học cách chờ đợi. Chờ đợi đương nhiên là sẽ rất sốt ruột và đây là điều mà trẻ không bao giờ thích. Khi trẻ muốn có được một món đồ, bạn có thể đáp ứng nhu cầu đó của con. Tuy nhiên, thay vì đưa ngay cho con thứ bé muốn thì người lớn hãy dạy trẻ học được một điều rằng “mọi thứ có được chẳng bao giờ là dễ dàng và cần phải chờ đợi”. Tạo điều kiện để trẻ kiên nhẫn. Rèn luyện tính kiên nhẫn là cả một quá trình, vì vậy bản thân cha mẹ phải kiên trì theo đuổi sự rèn luyện đó. Trẻ đang làm việc gì đó, hãy cố động viên để trẻ làm cho xong, đừng bảo trẻ làm việc khác. Chẳng hạn, trẻ đang tập viết, bạn đi đâu về có đồ chơi mới, liền gọi trẻ nhận quà, tức thì trẻ sẽ bị món quà mới hấp dẫn, lúc đó bảo trẻ chơi một chút rồi viết bài tiếp e rất khó. Vì vậy, để trẻ làm xong một việc gì đó, với ý thức trách nhiệm cao rồi mới yêu cầu hoặc để trẻ làm việc khác.Hãy kể cho trẻ những câu chuyện liên quan đến tính kiên nhẫn. Nên bắt đầu những câu chuyện nho nhỏ về tính kiên nhẫn, cả ở góc độ tích cực lẫn tiêu cực. Chẳng hạn, một con chim làm tổ, trừ lúc tìm mồi, nó liên tục đi nhặt từng sợi rơm, sợi cỏ, vậy chim có đủ rơm để đan thành chiếc tổ không? Một người may áo nhưng chỉ may được một tay áo rồi bỏ làm việc khác, vậy có thành được chiếc áo không? Những câu chuyện như thế sẽ gieo cho trẻ những ấn tượng về ý nghĩa của tính kiên nhẫn cũng như hậu quả của sự thiếu kiên nhẫn. Biến thời gian chờ đợi thành thời gian sáng tạo. Khi đưa trẻ ra ngoài cùng đi dạo, bạn có thể gặp gỡ một người bạn và cùng trò chuyện với người đó. Lúc này, trẻ sẽ có được một khoảng thời gian tự do. Bạn có thể hướng dẫn con làm một điều gì đó và vờ như không để ý tới bé trong khoảng thời gian này. Hãy quan sát một cách khéo léo xem trẻ sẽ làm gì trong lúc đó. Đây là phương pháp giúp trẻ sáng tạo tư duy và biết tận dụng thời gian. Uốn nắn, động viên khi trẻ tỏ ra thiếu kiên nhẫn. Trẻ thường mau chán, dù với việc mà ban đầu chúng rất yêu thích. Nếu để trẻ tự do thực hiện theo ý mình thì có thể có nhiều việc không được làm đến nơi đến chốn. Do đó, khi trẻ tỏ ra thiếu kiên nhẫn, cha mẹ cần động viên, uốn nắn ngay để không trở thành một thói quen xấu. Cần kết hợp hài hòa giữa biện pháp động viên (khen ngợi, thưởng…) với biện pháp uốn nắn (phạt). Nhất là với một số việc quan trọng (như tập tô màu, tập viết chữ, tập làm toán…).
Làm gương cho trẻ về tính kiên nhẫn. Tấm gương của bạn luôn có tác động rất tích cực trong việc hình thành nhân cách cho trẻ. Trong sinh hoạt hằng ngày, cha mẹ cần cho con thấy bản thân mình luôn kiên trì thực hiện bằng được một số việc. Chẳng hạn, sửa một cái quạt, thường con trẻ thích ngồi xem bạn làm, nếu bạn không kiên trì cho đến lúc sửa xong, trẻ dễ có cảm giác tiếc nuối, hình tượng đẹp đẽ của bạn trong con ít nhiều giảm sút, khi bạn thuyết phục con phải kiên nhẫn trong việc gì đó, sẽ giảm tính thuyết phục.
Dạy trẻ cách giao tiếp. Giao tiếp là điều rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Vì vậy, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ cần tạo điều kiện để trẻ thường xuyên được giao tiếp với mọi người bên ngoài. Lúc này, trẻ cần phải kiên nhẫn và học thói quen không được nôn nóng. Đồng thời, đây cũng chính là cơ hội để người lớn dạy trẻ cách giữ im lặng trong những lúc cần thiết.
Nhắc nhở thường xuyên về tính kiên nhẫn. Dù trẻ đã ít nhiều thể hiện được tính kiên nhẫn, cha mẹ cũng không nên lơ là với trẻ. Bởi nếu chỉ cần thiếu rèn luyện một thời gian ngắn, trẻ sẽ mất kiên trì và khi đó, phải tốn thời gian để rèn luyện lại.
Dạy trẻ học cách chờ đợi. Chờ đợi đương nhiên là sẽ rất sốt ruột và đây là điều mà trẻ không bao giờ thích. Khi trẻ muốn có được một món đồ, bạn có thể đáp ứng nhu cầu đó của con. Tuy nhiên, thay vì đưa ngay cho con thứ bé muốn thì người lớn hãy dạy trẻ học được một điều rằng “mọi thứ có được chẳng bao giờ là dễ dàng và cần phải chờ đợi”.
Tạo điều kiện để trẻ kiên nhẫn. Rèn luyện tính kiên nhẫn là cả một quá trình, vì vậy bản thân cha mẹ phải kiên trì theo đuổi sự rèn luyện đó. Trẻ đang làm việc gì đó, hãy cố động viên để trẻ làm cho xong, đừng bảo trẻ làm việc khác. Chẳng hạn, trẻ đang tập viết, bạn đi đâu về có đồ chơi mới, liền gọi trẻ nhận quà, tức thì trẻ sẽ bị món quà mới hấp dẫn, lúc đó bảo trẻ chơi một chút rồi viết bài tiếp e rất khó. Vì vậy, để trẻ làm xong một việc gì đó, với ý thức trách nhiệm cao rồi mới yêu cầu hoặc để trẻ làm việc khác.
Hãy kể cho trẻ những câu chuyện liên quan đến tính kiên nhẫn. Nên bắt đầu những câu chuyện nho nhỏ về tính kiên nhẫn, cả ở góc độ tích cực lẫn tiêu cực. Chẳng hạn, một con chim làm tổ, trừ lúc tìm mồi, nó liên tục đi nhặt từng sợi rơm, sợi cỏ, vậy chim có đủ rơm để đan thành chiếc tổ không? Một người may áo nhưng chỉ may được một tay áo rồi bỏ làm việc khác, vậy có thành được chiếc áo không? Những câu chuyện như thế sẽ gieo cho trẻ những ấn tượng về ý nghĩa của tính kiên nhẫn cũng như hậu quả của sự thiếu kiên nhẫn.
Biến thời gian chờ đợi thành thời gian sáng tạo. Khi đưa trẻ ra ngoài cùng đi dạo, bạn có thể gặp gỡ một người bạn và cùng trò chuyện với người đó. Lúc này, trẻ sẽ có được một khoảng thời gian tự do. Bạn có thể hướng dẫn con làm một điều gì đó và vờ như không để ý tới bé trong khoảng thời gian này. Hãy quan sát một cách khéo léo xem trẻ sẽ làm gì trong lúc đó. Đây là phương pháp giúp trẻ sáng tạo tư duy và biết tận dụng thời gian.
Uốn nắn, động viên khi trẻ tỏ ra thiếu kiên nhẫn. Trẻ thường mau chán, dù với việc mà ban đầu chúng rất yêu thích. Nếu để trẻ tự do thực hiện theo ý mình thì có thể có nhiều việc không được làm đến nơi đến chốn. Do đó, khi trẻ tỏ ra thiếu kiên nhẫn, cha mẹ cần động viên, uốn nắn ngay để không trở thành một thói quen xấu. Cần kết hợp hài hòa giữa biện pháp động viên (khen ngợi, thưởng…) với biện pháp uốn nắn (phạt). Nhất là với một số việc quan trọng (như tập tô màu, tập viết chữ, tập làm toán…).