Cho bé làm quen dần với bình sữa, và ti giả. Sau đó từ từ đưa ti giả vào miệng bé để bé nghịch sau đó là ngậm và mút. Bước này thành công khi bé đi ngủ mà mút ti giả chùn chụt. Bé quen với ti giả rồi thì việc mút ti bình sữa không phải là vấn đề quá nan giải.Bạn nên lựa chọn bình sữa có dáng đầu “ti” tương đương với vú mẹ (ví dụ như: đầu “ti” tròn đầy, vừa phải…). Nếu sữa mẹ chảy nhiều, nên chọn loại bình cổ rộng (sữa sẽ chảy nhanh hơn) và ngược lại.
Với những bé được bú mẹ ngay từ khi lọt lòng, bé sẽ khó chấp nhận sữa có mùi, vị khác. Vì vậy, để bé có “thiện cảm” với bình sữa, giai đoạn đầu nên vắt sữa mẹ vào bình và tập cho bé bú. Sữa mẹ tạo cho bé cảm giác thân thuộc và dễ dàng bú mút. Khi bé đã thực sự quen bú bình bạn nên thay bằng sữa công thức. Trẻ em dễ tạo thói quen nhất khi ngủ vì vậy muốn bé thức bú bình trước tiên là bú bình lúc bé lơ mơ ngủ (lúc gần ngủ hoặc lúc gần thức dậy).Cách này các mẹ mất khoảng 4 đến 6 ngày mất ngủ để rình xem bé ngủ giờ nào, hay ọ ẹ vào giờ nào để cho bé ti bằng bình sữa. Các mẹ cũng phải chú ý nếu bé đã ngủ rồi không nên bắt bé tiếp tục bú vì dễ khiến bé bị sặc. Bé sẽ ti bình nếu mẹ chịu khó và kiên trì một chút. Tập phản xạ mút bình cho bé bằng cách đưa bình sữa vào miệng bé, ôm bé, lắc lắc bình sữa chạm chạm đầu bình sữa vào môi bé theo phản xạ bé sẽ mút bình lại và ăn. Sau vài lần mút ăn được sữa từ bình bé sẽ quen với việc bú bình rất nhanh. Các mẹ cùng nên chú ý hạn chế đút sữa bằng thìa cho bé vì đút sữa lâu sẽ làm bé mất phản xạ mút sữa, thì việc tập cho bé bú bình sẽ nan giải hơn rất nhiều. Các mẹ nên chịu khó cho bé bú đêm nhiều để tạo thành thói quen ăn bình, đến khi bé quen rồi thì khi bạn cầm bình sữa bé sẽ thèm và đòi, đến lúc đấy mới là thành công thực sự.
Cho bé làm quen dần với bình sữa, và ti giả.
Sau đó từ từ đưa ti giả vào miệng bé để bé nghịch sau đó là ngậm và mút.
Bước này thành công khi bé đi ngủ mà mút ti giả chùn chụt. Bé quen với ti giả rồi thì việc mút ti bình sữa không phải là vấn đề quá nan giải.
Bạn nên lựa chọn bình sữa có dáng đầu “ti” tương đương với vú mẹ (ví dụ như: đầu “ti” tròn đầy, vừa phải…). Nếu sữa mẹ chảy nhiều, nên chọn loại bình cổ rộng (sữa sẽ chảy nhanh hơn) và ngược lại.
Với những bé được bú mẹ ngay từ khi lọt lòng, bé sẽ khó chấp nhận sữa có mùi, vị khác. Vì vậy, để bé có “thiện cảm” với bình sữa, giai đoạn đầu nên vắt sữa mẹ vào bình và tập cho bé bú. Sữa mẹ tạo cho bé cảm giác thân thuộc và dễ dàng bú mút. Khi bé đã thực sự quen bú bình bạn nên thay bằng sữa công thức.
Trẻ em dễ tạo thói quen nhất khi ngủ vì vậy muốn bé thức bú bình trước tiên là bú bình lúc bé lơ mơ ngủ (lúc gần ngủ hoặc lúc gần thức dậy).
Cách này các mẹ mất khoảng 4 đến 6 ngày mất ngủ để rình xem bé ngủ giờ nào, hay ọ ẹ vào giờ nào để cho bé ti bằng bình sữa.
Các mẹ cũng phải chú ý nếu bé đã ngủ rồi không nên bắt bé tiếp tục bú vì dễ khiến bé bị sặc.
Bé sẽ ti bình nếu mẹ chịu khó và kiên trì một chút.
Tập phản xạ mút bình cho bé bằng cách đưa bình sữa vào miệng bé, ôm bé, lắc lắc bình sữa chạm chạm đầu bình sữa vào môi bé theo phản xạ bé sẽ mút bình lại và ăn.
Sau vài lần mút ăn được sữa từ bình bé sẽ quen với việc bú bình rất nhanh.
Các mẹ cùng nên chú ý hạn chế đút sữa bằng thìa cho bé vì đút sữa lâu sẽ làm bé mất phản xạ mút sữa, thì việc tập cho bé bú bình sẽ nan giải hơn rất nhiều.
Các mẹ nên chịu khó cho bé bú đêm nhiều để tạo thành thói quen ăn bình, đến khi bé quen rồi thì khi bạn cầm bình sữa bé sẽ thèm và đòi, đến lúc đấy mới là thành công thực sự.