Vòng eo ngoại cỡ: hiển nhiên một điều là khi mang thai vòng eo của bạn thực sự là ngoại cỡ. Tuy nhiên, sau khi sinh không hẳn là vòng eo của bạn sẽ trở về số đo như ban đầu một cách nhanh chóng. Phải mất tối thiểu là 6-8 tuần để tử cung của bạn co lại về kích cỡ ban đầu của nó như trước khi sinh. Không buồn tiểu. Quá trình “vượt cạn” có thể khiến bàng quang sưng tấy tạm thời và mất cảm giác. Có thể mẹ không cảm giác buồn tiểu trong những ngày đầu sau sinh, nhất là khi thời gian sinh nở kéo dài, gây tê ngoài mang cứng hoặc do sinh ngã âm đạo. Tuy nhiên do các chất lỏng khác mà thận đang tiết chế khiến bàng quang mẹ nhanh chóng đầy lên, nên mẹ cần phải đi tiểu thường xuyên cho dù không buồn tiểu.
Khô âm đạo. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khô âm đạo, nhưng nguyên nhân chủ yếu đó là giảm nồng độ hormon sinh dục nữ. Hormone sinh dục trong cơ thể người phụ nữ giảm đi nhanh chóng sau khi sinh, đặc biệt ở phụ nữ cho con bú, sự ức chế sản xuất hormone còn kéo dài nhiều tháng.
Tiết dịch âm đạo. Tiết dịch âm đạo hay sản dịch là hoàn toàn bình thường trong vòng một hoặc hai tháng sau sinh. Sản dịch bao gồm máu, vi khuẩn và các mô bong ra từ niêm mạc tử cung. Trong vài ngày đầu tiên sau khi sinh, sản dịch chứa một lượng lớn máu nên có màu đỏ tươi, nặng nề và trông giống như kinh nguyệt. Khoảng 2-4 ngày sau, sản dịch dần nhạt hơn, chuyển hồng. Rụng tóc : khi đang mang thai, lượng tiết tố estrogen trong cở thể phụ nữ rất cao vì thế thường tóc sẽ phát triển dày hơn và bóng mượt hơn. Tuy nhiên, sau khi sinh lượng estrogen trong cơ thể trở lại ở mức bình thường khiến cho bạn sẽ bị rụng tóc nhiều hơn. Tuy vậy điều đó không có gì phải lo lắng, tóc bạn chỉ rụng nhiều trong 3-4 tháng sau khi sinh.
Đau lưng và đau hông. Sự thay đổi hormone, tăng cân, sự mất cân bằng tư thế khi mang thai có thể dẫn đến tình trạng đau lưng và đau hông sau khi sinh con. Da. Thay đổi nội tiết tố, căng thẳng và mệt mỏi khi bắt đầu làm cha mẹ có thể ảnh hưởng đến làn da của mẹ. Một số mẹ có làn da mịn màng khi mang thai thì sau khi sinh, mụn lại liên tục “ghé thăm” mẹ. Nếu mẹ bị nám (những mảng da môi, mũi, gò má, hoặc trán bị sạm đi), tình trạng này sẽ cải thiện dần sau khi sinh và có thể mất hẳn nếu mẹ bảo vệ da cẩn thận khỏi ánh sáng mặt trời. Bất kỳ vết rạn da nào cũng sẽ mờ dần, dù chúng không biến mất hoàn toàn.
Vòng eo ngoại cỡ: hiển nhiên một điều là khi mang thai vòng eo của bạn thực sự là ngoại cỡ. Tuy nhiên, sau khi sinh không hẳn là vòng eo của bạn sẽ trở về số đo như ban đầu một cách nhanh chóng. Phải mất tối thiểu là 6-8 tuần để tử cung của bạn co lại về kích cỡ ban đầu của nó như trước khi sinh.
Không buồn tiểu. Quá trình “vượt cạn” có thể khiến bàng quang sưng tấy tạm thời và mất cảm giác. Có thể mẹ không cảm giác buồn tiểu trong những ngày đầu sau sinh, nhất là khi thời gian sinh nở kéo dài, gây tê ngoài mang cứng hoặc do sinh ngã âm đạo. Tuy nhiên do các chất lỏng khác mà thận đang tiết chế khiến bàng quang mẹ nhanh chóng đầy lên, nên mẹ cần phải đi tiểu thường xuyên cho dù không buồn tiểu.
Khô âm đạo. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khô âm đạo, nhưng nguyên nhân chủ yếu đó là giảm nồng độ hormon sinh dục nữ. Hormone sinh dục trong cơ thể người phụ nữ giảm đi nhanh chóng sau khi sinh, đặc biệt ở phụ nữ cho con bú, sự ức chế sản xuất hormone còn kéo dài nhiều tháng.
Tiết dịch âm đạo. Tiết dịch âm đạo hay sản dịch là hoàn toàn bình thường trong vòng một hoặc hai tháng sau sinh. Sản dịch bao gồm máu, vi khuẩn và các mô bong ra từ niêm mạc tử cung. Trong vài ngày đầu tiên sau khi sinh, sản dịch chứa một lượng lớn máu nên có màu đỏ tươi, nặng nề và trông giống như kinh nguyệt. Khoảng 2-4 ngày sau, sản dịch dần nhạt hơn, chuyển hồng.
Rụng tóc : khi đang mang thai, lượng tiết tố estrogen trong cở thể phụ nữ rất cao vì thế thường tóc sẽ phát triển dày hơn và bóng mượt hơn. Tuy nhiên, sau khi sinh lượng estrogen trong cơ thể trở lại ở mức bình thường khiến cho bạn sẽ bị rụng tóc nhiều hơn. Tuy vậy điều đó không có gì phải lo lắng, tóc bạn chỉ rụng nhiều trong 3-4 tháng sau khi sinh.
Đau lưng và đau hông. Sự thay đổi hormone, tăng cân, sự mất cân bằng tư thế khi mang thai có thể dẫn đến tình trạng đau lưng và đau hông sau khi sinh con.
Da. Thay đổi nội tiết tố, căng thẳng và mệt mỏi khi bắt đầu làm cha mẹ có thể ảnh hưởng đến làn da của mẹ. Một số mẹ có làn da mịn màng khi mang thai thì sau khi sinh, mụn lại liên tục “ghé thăm” mẹ. Nếu mẹ bị nám (những mảng da môi, mũi, gò má, hoặc trán bị sạm đi), tình trạng này sẽ cải thiện dần sau khi sinh và có thể mất hẳn nếu mẹ bảo vệ da cẩn thận khỏi ánh sáng mặt trời. Bất kỳ vết rạn da nào cũng sẽ mờ dần, dù chúng không biến mất hoàn toàn.