Sử dụng quá nhiều cà rốt. Mặc dù cà rốt rất tốt cho sức khoẻ của bé, tuy nhiên các mẹ không nên quá lạm dụng. Co con uống hay ăn nhiều cà rốt và cà chua cũng không tốt. Ăn nhiều cà rốt có thể khiến bé bị thiếu máu, do đó bé dễ mắc bệnh vàng da, chán ăn, tâm thần bất ổn, bồn chồn và khó ngủ. Nấu rau quá kỹ. Khi chế biến những loại rau lá xanh không nên nấu quá lâu. Nếu không, nitrate sẽ chuyển biến thành nitrit nitrat, dễ làm cho ngộ độc thực phẩm cho trẻ em. Đặc biệt, các loại rau đông lạnh càng không nên nấu quá lâu, nếu không sẽ làm mất đi khá nhiều dinh dưỡng.Cho trẻ dưới 6 tháng dùng bông cải xanh. Thêm rau vào thực đơn cho con là rất cần thiết. Tuy nhiên sự thiếu hiểu biết về các loại rau đôi lúc sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của bé. Bông cải xanh là loại rau có thể gây ra chứng đầy hơi, trong khi đó, dạ dày của trẻ còn rất yếu. Bởi vậy các bác sĩ khuyên rằng người lớn không nên cho rau cải xanh vào chế độ ăn khi trẻ chưa được 1 tuổi.
Cho trẻ ăn cà chua trước bữa ăn. Trong cà chua có hàm lượng axit, khi cho trẻ ăn cà chua trước bữa ăn có thể làm tăng axit dạ dày sẽ khiến trẻ bị đau bụng và khó chịu. Chính vì vậy các bà mẹ nên nhớ nên ăn cà chua sau bữa ăn, bởi vì các acid trong dạ dày đã được pha trộn với thức ăn sẽ làm nồng độ axit trong dạ dày giảm. Cho trẻ ăn giá đỗ không được nấu chín. Trong giá đỗ có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu nấu giá đỗ chưa chín mà cho trẻ ăn trẻ có thể bị buồn nôn, chóng mặt tiêu chảy… Vì giá đỗ có chứa một số chất độc hại như các chất ức chế trypsin gây hại cho sức khỏe của trẻ. Các mẹ nên nhớ nên nấu giá đỗ chín rồi mới cho trẻ ăn.Chỉ ăn các loại củ, không ăn rau lá. Có nhiều trẻ thường không thích ăn rau xanh, đặc biệt là các loại lá nên nhiều bà mẹ chọn các loại củ như cà rốt, củ đậu, khoai tây… thay thế cho các loại rau lá. Tuy nhiên các mẹ nên nhớ khoai tây, bí ngô, củ cải, đậu trắng, mướp… có hàm lượng chất khoáng và vitamin C lại ít hơn các loại rau lá. Nên bổ sung đầy đủ cho trẻ cả rau củ và rau lá đầy đủ. Chỉ sử dụng nước rau. Nhiều người quan niệm rằng nước hầm xương, thịt rất bổ dưỡng . Chính vì thế, sau khi hầm, xương, thịt, đa số các bà nội trợ đã bỏ phần “xác” đi mà giữ lại phần nước để nấu với rau mà thôi. Tuy nhiên, các phân tích thành phần dinh dưỡng đã cho thấy chất đạm (thịt, cá, tôm…) có nấu trong bao lâu thì vẫn chỉ có ở phần xác mà không tan được vào trong nước, và chất xơ trong rau củ cũng vậy. Cho con ăn các loại đậu quá sớm. Có thể trẻ thích ăn các món ăn được chế biến từ đậu. Tuy nhiên các chuyên gia sức khỏe cho biết rằng người lớn không nên để trẻ ăn các loại đậu quá sớm vì điều này có thể khiến trẻ bị dị ứng với protein có chứa trong đậu.
Sử dụng quá nhiều cà rốt. Mặc dù cà rốt rất tốt cho sức khoẻ của bé, tuy nhiên các mẹ không nên quá lạm dụng. Co con uống hay ăn nhiều cà rốt và cà chua cũng không tốt. Ăn nhiều cà rốt có thể khiến bé bị thiếu máu, do đó bé dễ mắc bệnh vàng da, chán ăn, tâm thần bất ổn, bồn chồn và khó ngủ.
Nấu rau quá kỹ. Khi chế biến những loại rau lá xanh không nên nấu quá lâu. Nếu không, nitrate sẽ chuyển biến thành nitrit nitrat, dễ làm cho ngộ độc thực phẩm cho trẻ em. Đặc biệt, các loại rau đông lạnh càng không nên nấu quá lâu, nếu không sẽ làm mất đi khá nhiều dinh dưỡng.
Cho trẻ dưới 6 tháng dùng bông cải xanh. Thêm rau vào thực đơn cho con là rất cần thiết. Tuy nhiên sự thiếu hiểu biết về các loại rau đôi lúc sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của bé. Bông cải xanh là loại rau có thể gây ra chứng đầy hơi, trong khi đó, dạ dày của trẻ còn rất yếu. Bởi vậy các bác sĩ khuyên rằng người lớn không nên cho rau cải xanh vào chế độ ăn khi trẻ chưa được 1 tuổi.
Cho trẻ ăn cà chua trước bữa ăn. Trong cà chua có hàm lượng axit, khi cho trẻ ăn cà chua trước bữa ăn có thể làm tăng axit dạ dày sẽ khiến trẻ bị đau bụng và khó chịu. Chính vì vậy các bà mẹ nên nhớ nên ăn cà chua sau bữa ăn, bởi vì các acid trong dạ dày đã được pha trộn với thức ăn sẽ làm nồng độ axit trong dạ dày giảm.
Cho trẻ ăn giá đỗ không được nấu chín. Trong giá đỗ có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu nấu giá đỗ chưa chín mà cho trẻ ăn trẻ có thể bị buồn nôn, chóng mặt tiêu chảy… Vì giá đỗ có chứa một số chất độc hại như các chất ức chế trypsin gây hại cho sức khỏe của trẻ. Các mẹ nên nhớ nên nấu giá đỗ chín rồi mới cho trẻ ăn.
Chỉ ăn các loại củ, không ăn rau lá. Có nhiều trẻ thường không thích ăn rau xanh, đặc biệt là các loại lá nên nhiều bà mẹ chọn các loại củ như cà rốt, củ đậu, khoai tây… thay thế cho các loại rau lá. Tuy nhiên các mẹ nên nhớ khoai tây, bí ngô, củ cải, đậu trắng, mướp… có hàm lượng chất khoáng và vitamin C lại ít hơn các loại rau lá. Nên bổ sung đầy đủ cho trẻ cả rau củ và rau lá đầy đủ.
Chỉ sử dụng nước rau. Nhiều người quan niệm rằng nước hầm xương, thịt rất bổ dưỡng . Chính vì thế, sau khi hầm, xương, thịt, đa số các bà nội trợ đã bỏ phần “xác” đi mà giữ lại phần nước để nấu với rau mà thôi. Tuy nhiên, các phân tích thành phần dinh dưỡng đã cho thấy chất đạm (thịt, cá, tôm…) có nấu trong bao lâu thì vẫn chỉ có ở phần xác mà không tan được vào trong nước, và chất xơ trong rau củ cũng vậy.
Cho con ăn các loại đậu quá sớm. Có thể trẻ thích ăn các món ăn được chế biến từ đậu. Tuy nhiên các chuyên gia sức khỏe cho biết rằng người lớn không nên để trẻ ăn các loại đậu quá sớm vì điều này có thể khiến trẻ bị dị ứng với protein có chứa trong đậu.