1, Dạy trẻ hói quen vệ sinh sạch sẽ. Hãy dạy con bạn biết cách vệ sinh thân thể sạch sẽ, ngoài ra dạy trẻ phải biết ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh. Bạn có thể dạy trẻ từ những thói quen đơn giản nhất như tự rửa tay trước khi ăn, dạy con dọn phòng ngủ, phòng khách và có những phần thưởng xứng đáng.2, Dạy trẻ thể hiện sự tôn trọng. Muốn trẻ tôn trọng mọi người thì bạn cũng cần tôn trọng và cư xử đúng mực với người khác, với trẻ và với cả bản thân mình. Bạn cần dạy trẻ cách nói "cám ơn" hoặc "xin lỗi" mọi lúc mọi nơi, bất kỳ tình huống nào trong cuộc sống. 3, Dạy con học cách sống độc lập. Trẻ nên được dạy cách sống chủ động, và độc lập từng bước và từ những việc nhỏ nhất. Khuyến khích con tự làm các công việc của mình bằng cách dạy trẻ, làm mẫu cho trẻ và để trẻ dần dần tự làm các công việc của mình. Mang tới cho con sự tự tin bằng cách tạo điều kiện cho con tự thực hiện các công việc thành công cũng như điều kiện để tự sửa chữa những thất bại, sai lầm. 4, Dạy con ăn uống lành mạnh. Thiết lập cho trẻ thói quen ăn chế độ ăn giàu trái cây và hoa quả. Khi bạn đi chợ chọn đồ ăn hãy cho con đi cùng và hướng dẫn con cách chọn các loại trái cây, rau quả. Sau đó, hãy để bé giúp bạn chuẩn bị đố ăn trong bếp với những công việc rất đơn giản như rửa hoa quả, nhặt rau, gọt vỏ củ quả. Khi các con tham gia nhiều hơn vào việc nội trợ, các bé sẽ quan tâm nhiều hơn tới vần đề ăn uống. 5, Dạy trẻ tính kiên nhẫn. Rèn luyện tính kiên nhẫn là cả một quá trình, vì vậy bản thân cha mẹ phải kiên trì theo đuổi sự rèn luyện đó. Trẻ đang làm việc gì đó, hãy cố động viên để trẻ làm cho xong, đừng bảo trẻ làm việc khác. Chẳng hạn, trẻ đang tập viết, bạn đi đâu về có đồ chơi mới, liền gọi trẻ nhận quà, tức thì trẻ sẽ bị món quà mới hấp dẫn, lúc đó bảo trẻ chơi một chút rồi viết bài tiếp e rất khó. Vì vậy, để trẻ làm xong một việc gì đó, với ý thức trách nhiệm cao (không được làm qua loa, đối phó) rồi mới yêu cầu hoặc để trẻ làm việc khác. 6, Dạy trẻ cách quản lý tiền bạc. Bạn cần nói cho trẻ hiểu tầm quan trọng và ý nghĩa, giá trị của việc tiết kiệm tiền, cần phải cho chúng hiểu việc tiết kiệm tốt chính là cái gốc cơ bản của sự ổn định và giàu có. Trước hết, bạn phải mua cho trẻ một con heo đất thật dễ thương và đáng yêu thay vì những món đồ chơi khác, khi trẻ được 8 tuổi, mỗi tuần hãy cho chúng một khoản tiền tiêu vặt phù hợp như cầu, hoàn cảnh. Sau đó bạn hãy giúp trẻ biết cách phân chia ngân sách của chúng, khoản nào để tiết kiệm vào heo đất, khoản nào để dành mua áo quần, dụng cụ học tập, khoản nào để tiêu vặt hàng ngày... 7, Dạy trẻ cách ước mơ và niềm tin vào cuộc sống. Chú ý tới những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ. Bạn có thể tìm hiểu thêm về giáo viên của trẻ, bạn bè,… Bất kỳ người nào tương tác với trẻ đều có thể ảnh hưởng tới giá trị sống của trẻ. Bạn có thể tìm hiểu thêm về giá trị sống và niềm tin của những người đó.
1, Dạy trẻ hói quen vệ sinh sạch sẽ. Hãy dạy con bạn biết cách vệ sinh thân thể sạch sẽ, ngoài ra dạy trẻ phải biết ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh. Bạn có thể dạy trẻ từ những thói quen đơn giản nhất như tự rửa tay trước khi ăn, dạy con dọn phòng ngủ, phòng khách và có những phần thưởng xứng đáng.
2, Dạy trẻ thể hiện sự tôn trọng. Muốn trẻ tôn trọng mọi người thì bạn cũng cần tôn trọng và cư xử đúng mực với người khác, với trẻ và với cả bản thân mình. Bạn cần dạy trẻ cách nói "cám ơn" hoặc "xin lỗi" mọi lúc mọi nơi, bất kỳ tình huống nào trong cuộc sống.
3, Dạy con học cách sống độc lập. Trẻ nên được dạy cách sống chủ động, và độc lập từng bước và từ những việc nhỏ nhất. Khuyến khích con tự làm các công việc của mình bằng cách dạy trẻ, làm mẫu cho trẻ và để trẻ dần dần tự làm các công việc của mình. Mang tới cho con sự tự tin bằng cách tạo điều kiện cho con tự thực hiện các công việc thành công cũng như điều kiện để tự sửa chữa những thất bại, sai lầm.
4, Dạy con ăn uống lành mạnh. Thiết lập cho trẻ thói quen ăn chế độ ăn giàu trái cây và hoa quả. Khi bạn đi chợ chọn đồ ăn hãy cho con đi cùng và hướng dẫn con cách chọn các loại trái cây, rau quả. Sau đó, hãy để bé giúp bạn chuẩn bị đố ăn trong bếp với những công việc rất đơn giản như rửa hoa quả, nhặt rau, gọt vỏ củ quả. Khi các con tham gia nhiều hơn vào việc nội trợ, các bé sẽ quan tâm nhiều hơn tới vần đề ăn uống.
5, Dạy trẻ tính kiên nhẫn. Rèn luyện tính kiên nhẫn là cả một quá trình, vì vậy bản thân cha mẹ phải kiên trì theo đuổi sự rèn luyện đó. Trẻ đang làm việc gì đó, hãy cố động viên để trẻ làm cho xong, đừng bảo trẻ làm việc khác. Chẳng hạn, trẻ đang tập viết, bạn đi đâu về có đồ chơi mới, liền gọi trẻ nhận quà, tức thì trẻ sẽ bị món quà mới hấp dẫn, lúc đó bảo trẻ chơi một chút rồi viết bài tiếp e rất khó. Vì vậy, để trẻ làm xong một việc gì đó, với ý thức trách nhiệm cao (không được làm qua loa, đối phó) rồi mới yêu cầu hoặc để trẻ làm việc khác.
6, Dạy trẻ cách quản lý tiền bạc. Bạn cần nói cho trẻ hiểu tầm quan trọng và ý nghĩa, giá trị của việc tiết kiệm tiền, cần phải cho chúng hiểu việc tiết kiệm tốt chính là cái gốc cơ bản của sự ổn định và giàu có. Trước hết, bạn phải mua cho trẻ một con heo đất thật dễ thương và đáng yêu thay vì những món đồ chơi khác, khi trẻ được 8 tuổi, mỗi tuần hãy cho chúng một khoản tiền tiêu vặt phù hợp như cầu, hoàn cảnh. Sau đó bạn hãy giúp trẻ biết cách phân chia ngân sách của chúng, khoản nào để tiết kiệm vào heo đất, khoản nào để dành mua áo quần, dụng cụ học tập, khoản nào để tiêu vặt hàng ngày...
7, Dạy trẻ cách ước mơ và niềm tin vào cuộc sống. Chú ý tới những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ. Bạn có thể tìm hiểu thêm về giáo viên của trẻ, bạn bè,… Bất kỳ người nào tương tác với trẻ đều có thể ảnh hưởng tới giá trị sống của trẻ. Bạn có thể tìm hiểu thêm về giá trị sống và niềm tin của những người đó.