Đồ uống lạnh. Dạ dày và ruột của thai phụ đặc biệt mẫn cảm với những đồ ăn thức uống lạnh. Vì vậy, uống nhiều nước lạnh khiến cho mạch máu dạ dày và ruột của thai phụ co vào đột ngột, dịch vị tiết ra ít, chức năng tiêu hoá kém, dẫn đến một loạt triệu chứng về dạ dày và ruột như: không muốn ăn, tiêu hoá không tốt, đi ngoài, dạ dày co thắt gây đau dạ dày, xuất hiện hiện tượng đau bụng dữ dội. Ngoài ra, nếu bà bầu uống nhiều nước lạnh, khiến mạch máu ở các niêm mạc hô hấp như mũi, họng, khí quản co vào đột ngột, lượng máu chảy giảm ít, làm giảm sức đề kháng cục bộ, dễ mắc bệnh truyền nhiễm đường hô hấp. Thai phụ uống quá nhiều nước lạnh còn khiến tần số cử động của thai nhi trong tử cung tăng. Do vậy, thai phụ nhất định phải hạn chế uống nước lạnh. Nước chè. Nhiều bà bầu chủ quan với nước uống từ trà với sức khỏe thai kỳ. Tuy nhiên, trên thực tế loại nước này có ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi. Cụ thể, trong lá chè có chứa từ 2-5% lượng caffeine có tác dụng gây hưng phấn. Nếu thai phụ uống quá nhiều chè đặc sẽ kích thích thai cử động nhiều, thậm chí nguy hại đến sinh trưởng và phát triển của thai nhi. Trong lá chè còn chứa tanin, nếu kết hợp với chất sắt trong thức ăn sẽ thành hợp chất khó được cơ thể hấp thụ. Do vậy, nếu thai phụ uống quá nhiều nước chè đặc có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt và tất yếu là thai nhi sinh ra sẽ bị thiều máu do thiếu sắt bẩm sinh. Đồ uống có ga. Uống nhiều đồ uống có ga khi đang mang thai sẽ làm mẹ bầu có triệu chứng thiếu vitamin B1, biểu hiện là mệt mỏi, chán ăn, táo bón. Nếu nghiêm trọng sẽ có thể phát sinh ra bệnh viêm thần kinh đa phát, tim to, tim đập chậm, co cơ hoặc phù nước. Nước ép hoa quả tươi mua sẵn. Nước trái cây tươi có bán trong các nhà hàng, quán bar hoặc quán cóc vỉa hè có thể không được tiệt trùng để loại bỏ tất các các loại vi khuẩn có hại, bao gồm cả salmonella và ecoli. Phụ nữ có thai nên tự ép nước hoa quả ở nhà. Sử dụng nước ép đóng hộp có thời hạn rõ ràng cũng là lựa chọn an toàn hơn. Bia, rượu. Trong thành phần của bia, rượu có chứa cồn. Đây là một chất gây tác hại trực tiếp cho thai nhi. Nó có thể khiến thai nhi chậm phát triển hoặc có một số bộ phận bị dị dạng như đầu nhỏ, mắt to... Trà thảo dược. Một số loại trà thảo mộc nếu uống nhiều có thể kích thích tử cung và vô tình gây ra sảy thai hoặc các cơn co dạ con. Tốt nhất chị em nên chú ý và hạn chế uống các loại trà từ các loại thảo dược sau: hoa cúc, cây ma hoàng, rễ cây cam thảo, lá mâm xôi, hoa hồi, cây ngải đắng, cây dâm bụt, cây sả, cây thìa là… Cà phê. Theo các nhà nghiên cứu, chất cafein có trong cà phê và các loại đồ uống có ga rất có hại đối với phôi thai. Ngoài ra, cafein có thể phá vỡ vitamin, dẫn đến triệu chứng thiếu vitamin B1, biểu hiện là mệt mỏi, chán ăn, táo bón. Nếu nghiêm trọng hơn có thể phát sinh ra bệnh viêm thần kinh đa phát, tim to, tim đập chậm, co cơ hoặc phù nước. ..
Đồ uống lạnh. Dạ dày và ruột của thai phụ đặc biệt mẫn cảm với những đồ ăn thức uống lạnh. Vì vậy, uống nhiều nước lạnh khiến cho mạch máu dạ dày và ruột của thai phụ co vào đột ngột, dịch vị tiết ra ít, chức năng tiêu hoá kém, dẫn đến một loạt triệu chứng về dạ dày và ruột như: không muốn ăn, tiêu hoá không tốt, đi ngoài, dạ dày co thắt gây đau dạ dày, xuất hiện hiện tượng đau bụng dữ dội.
Ngoài ra, nếu bà bầu uống nhiều nước lạnh, khiến mạch máu ở các niêm mạc hô hấp như mũi, họng, khí quản co vào đột ngột, lượng máu chảy giảm ít, làm giảm sức đề kháng cục bộ, dễ mắc bệnh truyền nhiễm đường hô hấp. Thai phụ uống quá nhiều nước lạnh còn khiến tần số cử động của thai nhi trong tử cung tăng. Do vậy, thai phụ nhất định phải hạn chế uống nước lạnh.
Nước chè. Nhiều bà bầu chủ quan với nước uống từ trà với sức khỏe thai kỳ. Tuy nhiên, trên thực tế loại nước này có ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi. Cụ thể, trong lá chè có chứa từ 2-5% lượng caffeine có tác dụng gây hưng phấn. Nếu thai phụ uống quá nhiều chè đặc sẽ kích thích thai cử động nhiều, thậm chí nguy hại đến sinh trưởng và phát triển của thai nhi.
Trong lá chè còn chứa tanin, nếu kết hợp với chất sắt trong thức ăn sẽ thành hợp chất khó được cơ thể hấp thụ. Do vậy, nếu thai phụ uống quá nhiều nước chè đặc có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt và tất yếu là thai nhi sinh ra sẽ bị thiều máu do thiếu sắt bẩm sinh.
Đồ uống có ga. Uống nhiều đồ uống có ga khi đang mang thai sẽ làm mẹ bầu có triệu chứng thiếu vitamin B1, biểu hiện là mệt mỏi, chán ăn, táo bón. Nếu nghiêm trọng sẽ có thể phát sinh ra bệnh viêm thần kinh đa phát, tim to, tim đập chậm, co cơ hoặc phù nước.
Nước ép hoa quả tươi mua sẵn. Nước trái cây tươi có bán trong các nhà hàng, quán bar hoặc quán cóc vỉa hè có thể không được tiệt trùng để loại bỏ tất các các loại vi khuẩn có hại, bao gồm cả salmonella và ecoli. Phụ nữ có thai nên tự ép nước hoa quả ở nhà. Sử dụng nước ép đóng hộp có thời hạn rõ ràng cũng là lựa chọn an toàn hơn.
Bia, rượu. Trong thành phần của bia, rượu có chứa cồn. Đây là một chất gây tác hại trực tiếp cho thai nhi. Nó có thể khiến thai nhi chậm phát triển hoặc có một số bộ phận bị dị dạng như đầu nhỏ, mắt to...
Trà thảo dược. Một số loại trà thảo mộc nếu uống nhiều có thể kích thích tử cung và vô tình gây ra sảy thai hoặc các cơn co dạ con. Tốt nhất chị em nên chú ý và hạn chế uống các loại trà từ các loại thảo dược sau: hoa cúc, cây ma hoàng, rễ cây cam thảo, lá mâm xôi, hoa hồi, cây ngải đắng, cây dâm bụt, cây sả, cây thìa là…
Cà phê. Theo các nhà nghiên cứu, chất cafein có trong cà phê và các loại đồ uống có ga rất có hại đối với phôi thai. Ngoài ra, cafein có thể phá vỡ vitamin, dẫn đến triệu chứng thiếu vitamin B1, biểu hiện là mệt mỏi, chán ăn, táo bón. Nếu nghiêm trọng hơn có thể phát sinh ra bệnh viêm thần kinh đa phát, tim to, tim đập chậm, co cơ hoặc phù nước. ..