Sản dịch. Sau sinh, bạn có thể sẽ bị chảy máu từ âm đạo trong khoảng 6 tuần, hiện tượng này gọi là sản dịch. Sản dịch lúc đầu có màu đỏ, sau chuyển sang nâu, rồi hồng và cuối cùng là có màu vàng kem. Một số sản phụ có sản dịch còn nhiều hơn cả khi có kinh nguyệt. Nhìn chung, ra sản dịch là điều hoàn toàn bình thường ở phụ nữ sau sinh, kể cả người đẻ mổ. Tuy nhiên, lượng sản dịch ở người đẻ mổ có thể ít hơn. Nếu thấy sản dịch ra quá nhiều (thay nhiều hơn một miếng băng vệ sinh trong vòng 1 tiếng) hoặc có mùi khó chịu thì phải đi gặp bác sĩ ngay. Đau vùng tầng sinh môn. Tầng sinh môn hay bị chấn thương và cũng dễ bị cắt rộng khi đẻ con so, đầu thai to, hoặc do tầng sinh môn giãn nở ít. Vùng này tập trung nhiều máu nên dễ liền. Trong vài ngày đầu, sản phụ cũng cảm thấy khó chịu và khó khăn khi di chuyển, đi lại. Tầng sinh môn rất dễ bị nhiễm khuẩn. Khi thấy đau nhức, có cảm giác bị cắn rứt, ngứa, bị phù nề và có khi có mủ thì phải báo ngay cho bác sĩ để được cắt chỉ sớm, rửa bằng thuốc sát khuẩn (polividine) tại chỗ và băng sạch. Nếu viêm nhiễm rộng hoặc nặng thì nên đến bệnh viện ngay. Tiểu nhiều. Tiểu nhiều là một hiện tượng bình thường sau sinh. Bạn hãy thử các bài tập với cơ Kegel (loại bài tập cho cơ bắp sàn khung chậu), giúp kiểm soát nước tiểu tốt hơn. Khoa học đã chứng minh Kegel không những giúp cải thiện rõ chức năng đi tiểu trên phụ nữ sau sinh, tránh và hạn chế tình trạng tiểu không kiểm soát mà còn có tác dụng tăng cường ham muốn, cải thiện đời sống tình dục vợ chồng. Bệnh trĩ. Bệnh trĩ sẽ dần biến mất trong quá trình hồi phục ruột thẳng của bạn. Trong khi đó, bạn có thể khắc phục bất tiện mà nó gây ra bằng cách ngâm mình trong bồn nước ấm, chườm đá để giảm vết sưng, tránh ngồi lâu, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước…Táo bón. Trong thai kỳ, máu tập trung để nuôi dưỡng thai, do đó máu nuôi đại tràng kém đi, gây khô táo ruột mà sinh táo bón. Cộng với đó, phụ nữ sau sinh thường mất máu, mất sản dịch nên cơ thể mất nước, máu chưa kịp xuống nuôi đại tràng. Khi sinh xong, khí huyết bị hư tổn nặng nề, cộng với huyết nuôi đại tràng trong suốt thai kỳ kém nên phụ nữ sau sinh rất dễ bị táo bón. Trầm cảm. Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh. Những phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh thường kèm theo trạng thái lo sợ con mình sẽ bị hại và bản thân mình là người mẹ xấu. Sau khi sinh, việc giảm đột ngột estrogen và progestrogen góp phần gây nên. Hormones tuyến giáp giảm nhanh chóng gây ra cảm giác mệt mỏi và trầm cảm.
Sản dịch. Sau sinh, bạn có thể sẽ bị chảy máu từ âm đạo trong khoảng 6 tuần, hiện tượng này gọi là sản dịch. Sản dịch lúc đầu có màu đỏ, sau chuyển sang nâu, rồi hồng và cuối cùng là có màu vàng kem.
Một số sản phụ có sản dịch còn nhiều hơn cả khi có kinh nguyệt. Nhìn chung, ra sản dịch là điều hoàn toàn bình thường ở phụ nữ sau sinh, kể cả người đẻ mổ. Tuy nhiên, lượng sản dịch ở người đẻ mổ có thể ít hơn. Nếu thấy sản dịch ra quá nhiều (thay nhiều hơn một miếng băng vệ sinh trong vòng 1 tiếng) hoặc có mùi khó chịu thì phải đi gặp bác sĩ ngay.
Đau vùng tầng sinh môn. Tầng sinh môn hay bị chấn thương và cũng dễ bị cắt rộng khi đẻ con so, đầu thai to, hoặc do tầng sinh môn giãn nở ít. Vùng này tập trung nhiều máu nên dễ liền. Trong vài ngày đầu, sản phụ cũng cảm thấy khó chịu và khó khăn khi di chuyển, đi lại.
Tầng sinh môn rất dễ bị nhiễm khuẩn. Khi thấy đau nhức, có cảm giác bị cắn rứt, ngứa, bị phù nề và có khi có mủ thì phải báo ngay cho bác sĩ để được cắt chỉ sớm, rửa bằng thuốc sát khuẩn (polividine) tại chỗ và băng sạch. Nếu viêm nhiễm rộng hoặc nặng thì nên đến bệnh viện ngay.
Tiểu nhiều. Tiểu nhiều là một hiện tượng bình thường sau sinh. Bạn hãy thử các bài tập với cơ Kegel (loại bài tập cho cơ bắp sàn khung chậu), giúp kiểm soát nước tiểu tốt hơn. Khoa học đã chứng minh Kegel không những giúp cải thiện rõ chức năng đi tiểu trên phụ nữ sau sinh, tránh và hạn chế tình trạng tiểu không kiểm soát mà còn có tác dụng tăng cường ham muốn, cải thiện đời sống tình dục vợ chồng.
Bệnh trĩ. Bệnh trĩ sẽ dần biến mất trong quá trình hồi phục ruột thẳng của bạn. Trong khi đó, bạn có thể khắc phục bất tiện mà nó gây ra bằng cách ngâm mình trong bồn nước ấm, chườm đá để giảm vết sưng, tránh ngồi lâu, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước…
Táo bón. Trong thai kỳ, máu tập trung để nuôi dưỡng thai, do đó máu nuôi đại tràng kém đi, gây khô táo ruột mà sinh táo bón. Cộng với đó, phụ nữ sau sinh thường mất máu, mất sản dịch nên cơ thể mất nước, máu chưa kịp xuống nuôi đại tràng. Khi sinh xong, khí huyết bị hư tổn nặng nề, cộng với huyết nuôi đại tràng trong suốt thai kỳ kém nên phụ nữ sau sinh rất dễ bị táo bón.
Trầm cảm. Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh. Những phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh thường kèm theo trạng thái lo sợ con mình sẽ bị hại và bản thân mình là người mẹ xấu. Sau khi sinh, việc giảm đột ngột estrogen và progestrogen góp phần gây nên. Hormones tuyến giáp giảm nhanh chóng gây ra cảm giác mệt mỏi và trầm cảm.