Trước tiên cha mẹ phải là tấm gương tốt cho con. Nếu bạn muốn dạy con thì trước tiên hãy là tấm gương cho con chọ tập. Nếu bạn muốn dạy con bài học tiết kiệm tiền thì bạn nên tiết kiệm và để cho con biết bạn tiết kiệm như thế nào. Nếu bạn muốn dạy con cách chia sẻ, làm từ thiện thì hãy cùng con làm từ thiện. Cho trẻ cơ hội thực hành. Với trẻ nhỏ chưa đi học lớp 1, có thể chơi trò chơi mua hàng cùng con với tiền đồ chơi. Trẻ sẽ học các khái niệm tiền dùng để làm gì, như thế nào. Dạy con cách tiết kiệm tiền. Nhiều cha mẹ thường mua cho con “heo đất” để giúp con để giành tiền. Đôi khi cha mẹ có thể thưởng cho bé một món tiền nho nhỏ để bé “dành dụm” mua một món đồ nào đó mà bé thích. Tạo động lực cho con tự kiếm tiền. Hãy nói với con rằng, ngoài số tiền bố mẹ cho, tương lai con có thể tự kiếm tiền. Hoặc có thể dạy con cách dọn dẹp bàn ăn, dọn dẹp phòng ngủ, sắp xếp tủ quần áo...nếu bé làm tốt, có thể thưởng cho bé 1 khoản, coi như là tiền công, tuy nhiên, phải thật cẩn thận với phương pháp này. Dạy con cách quản lý tiền. Với các bé lớn, cha mẹ có thể tập cho con cách quản lí tiền bằng cách cho bé tiền tiêu vặt theo tuần hay theo tháng và chỉ cho bé cách tiêu sao cho tiết kiệm và hợp lí nhất. Nếu bé tiêu hết tiền trước thời hạn thì không nên cho bé tiếp. Bạn nên hỏi bé đã tiêu vào những việc gì và phân tích cho bé những việc đó có cần thiết hơn. Cha mẹ có thể hướng dẫn bé lên danh sách những thứ cần chi tiêu với số tiền nho nhỏ đó và ghi lại những khoản đã tiêu. Điều này giúp bé có kế hoạch tài chính rõ ràng và biết cách tiết kiệm.
Trước tiên cha mẹ phải là tấm gương tốt cho con. Nếu bạn muốn dạy con thì trước tiên hãy là tấm gương cho con chọ tập. Nếu bạn muốn dạy con bài học tiết kiệm tiền thì bạn nên tiết kiệm và để cho con biết bạn tiết kiệm như thế nào. Nếu bạn muốn dạy con cách chia sẻ, làm từ thiện thì hãy cùng con làm từ thiện.
Cho trẻ cơ hội thực hành. Với trẻ nhỏ chưa đi học lớp 1, có thể chơi trò chơi mua hàng cùng con với tiền đồ chơi. Trẻ sẽ học các khái niệm tiền dùng để làm gì, như thế nào.
Dạy con cách tiết kiệm tiền. Nhiều cha mẹ thường mua cho con “heo đất” để giúp con để giành tiền. Đôi khi cha mẹ có thể thưởng cho bé một món tiền nho nhỏ để bé “dành dụm” mua một món đồ nào đó mà bé thích.
Tạo động lực cho con tự kiếm tiền. Hãy nói với con rằng, ngoài số tiền bố mẹ cho, tương lai con có thể tự kiếm tiền. Hoặc có thể dạy con cách dọn dẹp bàn ăn, dọn dẹp phòng ngủ, sắp xếp tủ quần áo...nếu bé làm tốt, có thể thưởng cho bé 1 khoản, coi như là tiền công, tuy nhiên, phải thật cẩn thận với phương pháp này.
Dạy con cách quản lý tiền. Với các bé lớn, cha mẹ có thể tập cho con cách quản lí tiền bằng cách cho bé tiền tiêu vặt theo tuần hay theo tháng và chỉ cho bé cách tiêu sao cho tiết kiệm và hợp lí nhất. Nếu bé tiêu hết tiền trước thời hạn thì không nên cho bé tiếp.
Bạn nên hỏi bé đã tiêu vào những việc gì và phân tích cho bé những việc đó có cần thiết hơn. Cha mẹ có thể hướng dẫn bé lên danh sách những thứ cần chi tiêu với số tiền nho nhỏ đó và ghi lại những khoản đã tiêu. Điều này giúp bé có kế hoạch tài chính rõ ràng và biết cách tiết kiệm.