Các chuyên gia cho biết, bé vẫn được nuôi dưỡng từ nguồn dự trữ của cơ thể mẹ trong trường hợp bà bầu khó ăn và dễ nôn ói. Tuy nhiên, nếu tình trạng nôn ói ra trong thời gian dài, nó có thể ảnh hưởng đến cân nặng của bé khi sinh ra.
Ăn nhiều bữa nhỏ. Để ngăn ngừa những lần nghén khó chịu, chị em nên chia ra thành nhiều bữa ăn nhỏ thay vì ba bữa một ngày như thời son rỗi. Tốt nhất, nên lựa chọn những thức ăn giàu carbohydrate như bánh mì, bánh quy giòn sẽ có tác dụng ngăn ngừa tình trạng nôn đáng kể. Cố gắng nghỉ ngơi trong vòng 15 phút trước khi đứng dậy.
Bên cạnh đó, bà bầu cũng nên lưu ý đứng dậy từ từ và không nằm xuống ngay sau khi ăn.Uống nhiều nước. Nước lọc, nước ép trái cây, sữa đều có thể giúp bạn chữa ốm nghén. Tuy nhiên, không uống liền một lúc mà nên chia nhỏ thành nhiều lần. Dù tốt, song cũng cần tránh uống chất lỏng trong, ngay trước hoặc ngay sau bữa ăn.Ăn trái cây. Bà bầu cần chú ý bổ sung các loại trái cây trong thực đơn hàng ngày. Có nhiều loại trái cây được cho là khá hiệu quả trong việc chữa ốm nghén như dứa và chuối. Dứa có tác dụng hỗ trợ đường tiêu hóa, hạn chế tình trạng nôn và buồn nôn. Trong khi chuối làm tăng lượng đường trong máu và giảm các triệu chứng của ốm nghén.Gừng. Một vài nghiên cứu cho biết, dùng gừng hoặc chanh có thể giảm buồn nôn và nôn trong giai đoạn thai kỳ. Bên cạnh đó, gừng còn có tác dụng tốt trong việc giảm đau, chống táo bón.
Tránh các yếu tố gây buồn nôn. Nhiều chị em cảm thấy buồn nôn khi ngửi thấy mùi khó chịu. Cũng có người chỉ cảm thấy muốn nôn khi căng thẳng. Nếu phát hiện ra tình trạng của mình, chị em nên tránh chúng càng sớm càng tốt.Nghỉ ngơi. Thời điểm này, mẹ bầu nên sắp xếp công việc để có thể nghỉ ngơi sớm. Mệt mỏi và thiếu ngủ là một trong những yếu tố khiến tình trạng buồn nôn và nôn trở nên tồi tệ hơn trong giai đoạn bầu bí.
Đi bộ. Đi bộ không chỉ tốt cho sức khỏe nói chung mà còn có thể hạn chế ốm nghén và cả tình trạng ợ nóng.Nếu tình trạng quá nặng, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia sức khỏe về việc tiến hành châm cứu giảm buồn nôn.
Các chuyên gia cho biết, bé vẫn được nuôi dưỡng từ nguồn dự trữ của cơ thể mẹ trong trường hợp bà bầu khó ăn và dễ nôn ói. Tuy nhiên, nếu tình trạng nôn ói ra trong thời gian dài, nó có thể ảnh hưởng đến cân nặng của bé khi sinh ra.
Ăn nhiều bữa nhỏ. Để ngăn ngừa những lần nghén khó chịu, chị em nên chia ra thành nhiều bữa ăn nhỏ thay vì ba bữa một ngày như thời son rỗi. Tốt nhất, nên lựa chọn những thức ăn giàu carbohydrate như bánh mì, bánh quy giòn sẽ có tác dụng ngăn ngừa tình trạng nôn đáng kể. Cố gắng nghỉ ngơi trong vòng 15 phút trước khi đứng dậy.
Bên cạnh đó, bà bầu cũng nên lưu ý đứng dậy từ từ và không nằm xuống ngay sau khi ăn.
Uống nhiều nước. Nước lọc, nước ép trái cây, sữa đều có thể giúp bạn chữa ốm nghén. Tuy nhiên, không uống liền một lúc mà nên chia nhỏ thành nhiều lần. Dù tốt, song cũng cần tránh uống chất lỏng trong, ngay trước hoặc ngay sau bữa ăn.
Ăn trái cây. Bà bầu cần chú ý bổ sung các loại trái cây trong thực đơn hàng ngày. Có nhiều loại trái cây được cho là khá hiệu quả trong việc chữa ốm nghén như dứa và chuối. Dứa có tác dụng hỗ trợ đường tiêu hóa, hạn chế tình trạng nôn và buồn nôn. Trong khi chuối làm tăng lượng đường trong máu và giảm các triệu chứng của ốm nghén.
Gừng. Một vài nghiên cứu cho biết, dùng gừng hoặc chanh có thể giảm buồn nôn và nôn trong giai đoạn thai kỳ. Bên cạnh đó, gừng còn có tác dụng tốt trong việc giảm đau, chống táo bón.
Tránh các yếu tố gây buồn nôn. Nhiều chị em cảm thấy buồn nôn khi ngửi thấy mùi khó chịu. Cũng có người chỉ cảm thấy muốn nôn khi căng thẳng. Nếu phát hiện ra tình trạng của mình, chị em nên tránh chúng càng sớm càng tốt.
Nghỉ ngơi. Thời điểm này, mẹ bầu nên sắp xếp công việc để có thể nghỉ ngơi sớm. Mệt mỏi và thiếu ngủ là một trong những yếu tố khiến tình trạng buồn nôn và nôn trở nên tồi tệ hơn trong giai đoạn bầu bí.
Đi bộ. Đi bộ không chỉ tốt cho sức khỏe nói chung mà còn có thể hạn chế ốm nghén và cả tình trạng ợ nóng.
Nếu tình trạng quá nặng, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia sức khỏe về việc tiến hành châm cứu giảm buồn nôn.