Viêm âm đạo. Khi bị viêm âm đạo, khả năng thụ thai của chị em sẽ giảm đáng kể vì bệnh khiến môi trường trong âm đạo thay đổi, không phù hợp cho tinh trùng tồn tại và hoạt động. Đặc biệt, viêm âm đạo trong thời kỳ bầu bí dễ dẫn đến tình trạng vỡ ối sớm, vỡ ối non, nhiễm trùng ối, sinh non. Do đó, nếu phát hiện khu ‘tam giác mật’ có những triệu chứng bệnh, chị em cần đi khám và điều trị sớm. Thiếu máu. Với các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, khó thở các phụ nữ nên đi kiểm tra tình trạng thiếu máu trước khi có thai. Nếu mắc chứng thiếu máu, nên chữa trị khỏi rồi mới nghĩ tới việc có thai. Phương pháp chữa trị thường bổ sung bằng dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm giàu protein và chất sắt như gan, thịt nạc, các loại hải sản, lòng đỏ trứng, lạc, vừng, đỗ… Giun sán. Nhiễm giun sán trong thời kỳ mang thai rất nguy hiểm, có nguy cơ sảy thai và dị tật cao. Vì vậy, bạn cần tẩy giun khi bắt đầu có ý định mang thai, vì bạn sẽ khó có thể tẩy giun trong khi đã mang thai. Cần phải tẩy giun cho toàn bộ thành viên trong gia đình cùng một thời gian để đảm bảo không có sự lây chéo. Bệnh tim. Theo một nghiên cứu được đăng tải trên phiên bản điện tử của Tạp chí Tim mạch châu Âu, phụ nữ mang thai mắc bệnh tim có tỉ lệ tử vong cao gấp 100 lần so với phụ nữ mang thai có sức khỏe bình thường. Ngoài ra, bệnh cũng dễ làm lưu thai và trẻ có khả năng bị tử vong sau 30 ngày sinh. Vì vậy, đây là bệnh cần đặc biệt chú ý. Bệnh lao phổi. Những chị em có tiền sử mắc bệnh lao phổi nếu muốn mang thai thì cần phải điều trị khỏi bệnh và thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe để phòng bệnh tái phát. Với những chị em này cần phải đợi ít nhất 2 năm sau khi chữa khỏi bệnh thì mới tiến hành mang thai. Trước khi mang thai phải kiểm tra và theo dõi sức khỏe để đảm bảo an toàn cho bà mẹ và thai nhi. Cao huyết áp. Chứng cao huyết áp nếu không được điều trị triệt để khi mang thai dễ dẫn đến chứng nhiễm độc thai kỳ gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Phụ nữ bị các triệu chứng đau đầu nặng, vai mỏi, mất ngủ, chóng mặt và phù nề,…nhất định phải tiến hành kiểm tra chỉ số huyết áp trước khi mang thai. Nếu bị cao huyết áp phải chú ý chế độ ăn uống, thức ngủ, tăng cường rèn luyện thân thể, và cố gắng điều chỉnh huyết áp ở mức bình thường trước khi có thai.Bệnh tiểu đường. Thai phụ mắc bệnh này dễ bị sảy thai, sinh non, chứng đa ối và thai to,…Do đó, nếu tiền sử gia đình có người từng mắc bệnh trước khi mang thai nên đi kiểm tra làm xét nghiệm đường trong nước tiểu vào nhiều thời điểm khác nhau. Nếu đã có thai mà phát hiện bị tiểu đường nên thực hiện chế độ ăn uống nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh răng miệng. Có một mối liên hệ giữa bệnh về răng miệng của bà bầu và sức khỏe thai nhi. Đây là một trong những nguyên nhân của sảy thai hoặc đẻ non do một loại vi khuẩn có thế đi theo đường máu vào nhau thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Vì vậy, trong 6 tháng trước khi mang thai bạn cần phải kiểm tra sức khỏe răng miệng để được điều trị. Tốt nhất là nên chuẩn bị một hàm răng chắc khỏe hoàn toàn trước khi mang thai. Bệnh thận: Người suy thận nặng không nên có thai. Nếu có, cần được BS chuyên khoa thận và sản chăm sóc đặc biệt, phải chạy thận nhân tạo. Cần ăn lạt, theo dõi huyết áp, thử chức năng thận, theo dõi cân nặng. Thai phụ cần nhập viện ở tuần thứ 28 để nếu cần có thể sinh sớm hoặc mổ lấy thai.
Viêm âm đạo. Khi bị viêm âm đạo, khả năng thụ thai của chị em sẽ giảm đáng kể vì bệnh khiến môi trường trong âm đạo thay đổi, không phù hợp cho tinh trùng tồn tại và hoạt động. Đặc biệt, viêm âm đạo trong thời kỳ bầu bí dễ dẫn đến tình trạng vỡ ối sớm, vỡ ối non, nhiễm trùng ối, sinh non. Do đó, nếu phát hiện khu ‘tam giác mật’ có những triệu chứng bệnh, chị em cần đi khám và điều trị sớm.
Thiếu máu. Với các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, khó thở các phụ nữ nên đi kiểm tra tình trạng thiếu máu trước khi có thai. Nếu mắc chứng thiếu máu, nên chữa trị khỏi rồi mới nghĩ tới việc có thai. Phương pháp chữa trị thường bổ sung bằng dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm giàu protein và chất sắt như gan, thịt nạc, các loại hải sản, lòng đỏ trứng, lạc, vừng, đỗ…
Giun sán. Nhiễm giun sán trong thời kỳ mang thai rất nguy hiểm, có nguy cơ sảy thai và dị tật cao. Vì vậy, bạn cần tẩy giun khi bắt đầu có ý định mang thai, vì bạn sẽ khó có thể tẩy giun trong khi đã mang thai. Cần phải tẩy giun cho toàn bộ thành viên trong gia đình cùng một thời gian để đảm bảo không có sự lây chéo.
Bệnh tim. Theo một nghiên cứu được đăng tải trên phiên bản điện tử của Tạp chí Tim mạch châu Âu, phụ nữ mang thai mắc bệnh tim có tỉ lệ tử vong cao gấp 100 lần so với phụ nữ mang thai có sức khỏe bình thường. Ngoài ra, bệnh cũng dễ làm lưu thai và trẻ có khả năng bị tử vong sau 30 ngày sinh. Vì vậy, đây là bệnh cần đặc biệt chú ý.
Bệnh lao phổi. Những chị em có tiền sử mắc bệnh lao phổi nếu muốn mang thai thì cần phải điều trị khỏi bệnh và thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe để phòng bệnh tái phát. Với những chị em này cần phải đợi ít nhất 2 năm sau khi chữa khỏi bệnh thì mới tiến hành mang thai. Trước khi mang thai phải kiểm tra và theo dõi sức khỏe để đảm bảo an toàn cho bà mẹ và thai nhi.
Cao huyết áp. Chứng cao huyết áp nếu không được điều trị triệt để khi mang thai dễ dẫn đến chứng nhiễm độc thai kỳ gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Phụ nữ bị các triệu chứng đau đầu nặng, vai mỏi, mất ngủ, chóng mặt và phù nề,…nhất định phải tiến hành kiểm tra chỉ số huyết áp trước khi mang thai. Nếu bị cao huyết áp phải chú ý chế độ ăn uống, thức ngủ, tăng cường rèn luyện thân thể, và cố gắng điều chỉnh huyết áp ở mức bình thường trước khi có thai.
Bệnh tiểu đường. Thai phụ mắc bệnh này dễ bị sảy thai, sinh non, chứng đa ối và thai to,…Do đó, nếu tiền sử gia đình có người từng mắc bệnh trước khi mang thai nên đi kiểm tra làm xét nghiệm đường trong nước tiểu vào nhiều thời điểm khác nhau. Nếu đã có thai mà phát hiện bị tiểu đường nên thực hiện chế độ ăn uống nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Bệnh răng miệng. Có một mối liên hệ giữa bệnh về răng miệng của bà bầu và sức khỏe thai nhi. Đây là một trong những nguyên nhân của sảy thai hoặc đẻ non do một loại vi khuẩn có thế đi theo đường máu vào nhau thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Vì vậy, trong 6 tháng trước khi mang thai bạn cần phải kiểm tra sức khỏe răng miệng để được điều trị. Tốt nhất là nên chuẩn bị một hàm răng chắc khỏe hoàn toàn trước khi mang thai.
Bệnh thận: Người suy thận nặng không nên có thai. Nếu có, cần được BS chuyên khoa thận và sản chăm sóc đặc biệt, phải chạy thận nhân tạo. Cần ăn lạt, theo dõi huyết áp, thử chức năng thận, theo dõi cân nặng. Thai phụ cần nhập viện ở tuần thứ 28 để nếu cần có thể sinh sớm hoặc mổ lấy thai.