Không sơ cứu ngay sau khi bị bỏng. Đây là sai lầm chí tử. Bô xe máy có nhiệt độ 200-600 độ C, do đó da bị bỏng rất nhanh và thường nặng hơn các loại bỏng thông thường. Tuy vậy nếu biết cách sơ cứu ngay lập tức, khả năng để lại sẹo sẽ thấp và vết thương cũng sẽ ít nghiêm trọng. Rửa vết thương bằng ôxy già hoặc cồn (alcohol). Nhân viên nhà thuốc hay có thói quen khuyên chúng ta rửa vết thương bằng oxy già. Thực tế là nước oxy già, thuốc đỏ, và đặc biệt cồn có thể làm chết mô hạt, để lại sẹo thâm đen. Nước oxy già thường được dùng để cầm máu cho vết thương nhẹ. Dùng kem đánh răng. Nhiều người khi bị bỏng bôi kem đánh răng lên vết thương. Họ quan niệm kem đánh răng sẽ làm dịu vết thương. Song, thực chất kem đánh răng có chất kiềm nhẹ, khi bôi lên vết bỏng sẽ làm tăng đau đớn. Bôi lòng đỏ trứng gà. Lòng đỏ trứng gà là môi trường rất tốt cho vi khuẩn phát triển. Khi bôi lòng đỏ trứng, vết bỏng rất nhanh bị nhiễm khuẩn, có thể chuyển thành nhiễm nặng và nguy hiểm. Một số nơi còn dùng các biện pháp sơ cứu lạc hậu, nguy hiểm như bôi tương, nước tiểu, vắt nước củ chuối, củ ráy lên vết thương. Dùng mỡ trăn hoặc dầu cá. Nhiều lọ mỡ trăn không được tiệt trùng nên hầu hết bị ôi thiu do nhiễm vi sinh vật. Do đó, vết bỏng bị nhiễm khuẩn rất nhanh. Còn dầu cá có mùi tanh, khi bôi lên sẽ bị hôi tanh và gọi ruồi đến. Thực ra mỡ trăn và dầu cá đều có thể chữa bỏng nhưng phải dùng đúng lúc. Đắp nghệ khi vết thương chưa kéo da non. Mặc dù nghệ có tác dụng sát trùng nhẹ và làm lành sẹo nhưng chỉ nên thoa nghệ khi vết thương đã kéo da non (kéo mày, kín miệng và thấy hơi ngứa). Nếu thoa nghệ khi vết thương còn hở (chưa lành hẳn) có thể gây dị ứng nghệ, hoặc khiến cho vết thương để lại sẹo đen bóng. Dùng nước mắm: Có rất nhiều người sau khi bị bỏng đã ngâm ngay vết bỏng vào nước mắm để giữ nhiệt theo cách dân gian, đến khi vào viện vết loét sâu ngấm nước mắm nên thịt thối ra, mùi kinh khủng. Các bác sĩ phải nạo vét lớp thịt hoại tử để cấy ghép da mới. Nhiều người đã phải cắt bỏ tay, chân vì hoại tử sau bỏng. Dùng vật nhọn tự chọc vỡ bóng nước. Hành động này có thể khiến cho vùng da bị tổn thương bên trong dễ bị nhiễm trùng sau khi bóng nước bị vỡ ra. Mặc quần dài, cọ xát vào vết thương. Đây cũng là nguyên nhân khiến vết thương lâu lành, thậm chí là nhiễm trùng hơn. Băng vết thương quá chặt. Chỉ được dùng băng co giãn băng lỏng vào chỗ bỏng vì vết bỏng sẽ còn phải phù nề, sưng tấy. Băng lỏng để băng không áp quá chặt vào vết thương. Trước khi băng nên đệm một lớp bông thấm nước lên trên gạc hoặc vải phủ vết bỏng vì vết bỏng sẽ chảy rất nhiều dịch.
Không sơ cứu ngay sau khi bị bỏng. Đây là sai lầm chí tử. Bô xe máy có nhiệt độ 200-600 độ C, do đó da bị bỏng rất nhanh và thường nặng hơn các loại bỏng thông thường. Tuy vậy nếu biết cách sơ cứu ngay lập tức, khả năng để lại sẹo sẽ thấp và vết thương cũng sẽ ít nghiêm trọng.
Rửa vết thương bằng ôxy già hoặc cồn (alcohol). Nhân viên nhà thuốc hay có thói quen khuyên chúng ta rửa vết thương bằng oxy già. Thực tế là nước oxy già, thuốc đỏ, và đặc biệt cồn có thể làm chết mô hạt, để lại sẹo thâm đen. Nước oxy già thường được dùng để cầm máu cho vết thương nhẹ.
Dùng kem đánh răng. Nhiều người khi bị bỏng bôi kem đánh răng lên vết thương. Họ quan niệm kem đánh răng sẽ làm dịu vết thương. Song, thực chất kem đánh răng có chất kiềm nhẹ, khi bôi lên vết bỏng sẽ làm tăng đau đớn.
Bôi lòng đỏ trứng gà. Lòng đỏ trứng gà là môi trường rất tốt cho vi khuẩn phát triển. Khi bôi lòng đỏ trứng, vết bỏng rất nhanh bị nhiễm khuẩn, có thể chuyển thành nhiễm nặng và nguy hiểm. Một số nơi còn dùng các biện pháp sơ cứu lạc hậu, nguy hiểm như bôi tương, nước tiểu, vắt nước củ chuối, củ ráy lên vết thương.
Dùng mỡ trăn hoặc dầu cá. Nhiều lọ mỡ trăn không được tiệt trùng nên hầu hết bị ôi thiu do nhiễm vi sinh vật. Do đó, vết bỏng bị nhiễm khuẩn rất nhanh. Còn dầu cá có mùi tanh, khi bôi lên sẽ bị hôi tanh và gọi ruồi đến. Thực ra mỡ trăn và dầu cá đều có thể chữa bỏng nhưng phải dùng đúng lúc.
Đắp nghệ khi vết thương chưa kéo da non. Mặc dù nghệ có tác dụng sát trùng nhẹ và làm lành sẹo nhưng chỉ nên thoa nghệ khi vết thương đã kéo da non (kéo mày, kín miệng và thấy hơi ngứa). Nếu thoa nghệ khi vết thương còn hở (chưa lành hẳn) có thể gây dị ứng nghệ, hoặc khiến cho vết thương để lại sẹo đen bóng.
Dùng nước mắm: Có rất nhiều người sau khi bị bỏng đã ngâm ngay vết bỏng vào nước mắm để giữ nhiệt theo cách dân gian, đến khi vào viện vết loét sâu ngấm nước mắm nên thịt thối ra, mùi kinh khủng. Các bác sĩ phải nạo vét lớp thịt hoại tử để cấy ghép da mới. Nhiều người đã phải cắt bỏ tay, chân vì hoại tử sau bỏng.
Dùng vật nhọn tự chọc vỡ bóng nước. Hành động này có thể khiến cho vùng da bị tổn thương bên trong dễ bị nhiễm trùng sau khi bóng nước bị vỡ ra.
Mặc quần dài, cọ xát vào vết thương. Đây cũng là nguyên nhân khiến vết thương lâu lành, thậm chí là nhiễm trùng hơn.
Băng vết thương quá chặt. Chỉ được dùng băng co giãn băng lỏng vào chỗ bỏng vì vết bỏng sẽ còn phải phù nề, sưng tấy. Băng lỏng để băng không áp quá chặt vào vết thương. Trước khi băng nên đệm một lớp bông thấm nước lên trên gạc hoặc vải phủ vết bỏng vì vết bỏng sẽ chảy rất nhiều dịch.