Những vết loét ở lưỡi, nướu hoặc bên trong môi hoặc má của bạn có nhiều nguyên nhân gây ra như dị ứng, vết thương, nhiễm trùng, thậm chí là căng thẳng. Sau đây là một số cách chữa nhiệt miệng cực hiệu quả mà bạn nên tham khảo. Ảnh: Shutterstock.Mật ong: Mẹo chữa nhiệt miệng này rất hữu ích và bạn nên thử áp dụng, nhờ mật ong có tính chất khử khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn rất tốt, đồng thời mật ong có chứa nhiều nước giúp hồi phục vết thương nhanh hơn. Bạn có thể dùng mật ong nguyên chất bôi lên tổn thương nhiệt miệng loét miệng và giữ yên vài giờ rồi súc miệng lại. Ảnh: Shutterstock.Baking Soda (bột nở): Baking Soda là một chất kiềm làm trung hòa axit gây kích thích vết loét. Nó cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn để giúp vết loét nhanh chóng lành lại. Bạn có thể súc miệng bằng dung dịch gồm một muỗng cà phê baking soda và 1/2 cốc nước ấm. Ảnh: Shutterstock.Dầu dừa: Dầu dừa được sử dụng để điều trị nhiệt miệng nhờ vào khả năng kháng khuẩn cao có tác dụng giảm sưng, đau do bệnh mang lại. Thoa dầu dừa lên vị trí nhiệt miệng. Lặp lại vài lần trong ngày và đặc biệt vào lúc trước khi đi ngủ. Ảnh: Shutterstock.Giấm táo: Lượng axit trong giấm táo có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn nhiệt miệng. Hòa một thìa giấm táo vào 1/2 cốc nước ấm để súc miệng từ 1-2 phút. Súc miệng lại bằng nước ấm. Bạn nên thực hiện thường xuyên vào mỗi buổi sáng và tối trước khi ngủ đến khi tình trạng lở miệng khỏi hẳn. Ảnh: Shutterstock.Phèn: Đặc tính kháng khuẩn cao của phèn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng và hệ tiêu hóa. Nghiền phèn thành bột sau đó cho vào nước. Dùng tăm bông thoa đều hỗn hợp lên vết lở và giữ nguyên khoảng vài phút. Súc miệng lại bằng nước ấm. Lặp lại 2 lần/ngày để đạt hiệu quả nhanh chóng. Ảnh: Shutterstock.Nước muối: Đặc tính chống khuẩn và chữa lành vết thương khiến muối biển điều trị nhiệt miệng hiệu quả. Súc miệng bằng nước muối biển. Súc miệng lại bằng nước ấm và lặp lại ít nhất 2 lần/ngày. Ảnh: Shutterstock.Kem đánh răng: Một số thành phần trong kem đánh răng có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn và các bệnh răng miệng đặc biệt là bệnh nhiệt miệng. Cho một ít kem đánh răng trực tiếp lên vết lở. Để khoảng vài phút sau đó súc miệng lại bằng nước ấm. Lặp lại mỗi ngày cho đến khi nhiệt miệng khỏi hẳn. Ảnh: Shutterstock.Nước cam: Việc bổ sung vitamin C trong nước cam là cách tốt nhất để điều trị cũng như ngăn ngừa bệnh nhiệt miệng. Không những thế, vitamin C còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại một số bệnh truyền nhiễm. Uống 2 cốc nước cam mỗi ngày để bổ sung đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể. Ảnh: Shutterstock.Tinh dầu đinh hương: Dầu đinh hương được xem là một loại thuốc có tác dụng giảm đau tuyệt vời và được nhiều nha sĩ sử dụng để ngăn chặn các cơn đau do nhiệt miệng. Đầu tiên súc miệng bằng nước ấm để miệng sạch sẽ. Sau đó, trộn một muỗng cà phê dầu ô liu với 4-5 giọt tinh dầu đinh hương, dùng miếng bông gòn chấm vào hỗn hợp này rồi đặt vào chỗ đau từ 5-10 phút. Cơn đau sẽ thuyên giảm ngay sau đó. Ảnh: Shutterstock.Ớt Cayenne: Gia vị này được dùng phổ biến để điều trị cơn đau nhờ vào lượng capsaicin cung cấp nhiệt giúp giảm đau và tiêu diệt vi khuẩn hình thành nhiệt miệng. Cho một ít bột ớt lên vết lở và để khoảng vài phút sau đó rửa lại bằng nước sạch. Ảnh: Shutterstock.Sữa dừa: Sữa dừa có công dụng giảm đau nhiệt miệng nhanh chóng giúp bạn hoàn toàn có thể ăn uống bình thường. Súc miệng bằng sữa dừa vài phút sau đó rửa sạch miệng bằng nước ấm. Bạn có thể thực hiện 3-4 lần một ngày. Ảnh: Shutterstock.Bột nghệ: Đặc tính chống khuẩn của bột nghệ có tác dụng điều trị nhiệt miệng. Trộn bột nghệ và nước theo tỉ lệ 2:1 để tạo thành hỗn hợp đặc sệt. Cho hỗn hợp lên vết lở từ 2-3 phút sau đó rửa sạch miệng bằng nước ấm. Ảnh: Shutterstock.Tỏi: Lượng allicin trong tỏi là thành phần quan trọng chịu trách nhiệm kháng khuẩn cho cơ thể. Cắt một lát tỏi sau đó chà xát lên vết lở miệng từ 1-2 phút. Súc miệng lại bằng nước ấm và thực hiện mỗi ngày 2-3 lần để đạt được hiệu quả. Ảnh: Shutterstock.Muối Epsom: Lượng khoáng chất trong muối Epsom có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể. Súc miệng bằng nước ấm pha muối Epsom. Bạn có thể thực hiện 2-3 lần một ngày nhưng tốt nhất vẫn là vào lúc sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Ảnh: Shutterstock.Nước ép cải bắp: Loại nước này chứa một số thành phần kháng khuẩn cao giúp thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương đặc biệt vết lở miệng. Ép nước bắp cải sau đó uống từ 3-4 ly một ngày để cơn nhiệt miệng nhanh chóng tiêu tan. Ảnh: Shutterstock.
Những vết loét ở lưỡi, nướu hoặc bên trong môi hoặc má của bạn có nhiều nguyên nhân gây ra như dị ứng, vết thương, nhiễm trùng, thậm chí là căng thẳng. Sau đây là một số cách chữa nhiệt miệng cực hiệu quả mà bạn nên tham khảo. Ảnh: Shutterstock.
Mật ong: Mẹo chữa nhiệt miệng này rất hữu ích và bạn nên thử áp dụng, nhờ mật ong có tính chất khử khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn rất tốt, đồng thời mật ong có chứa nhiều nước giúp hồi phục vết thương nhanh hơn. Bạn có thể dùng mật ong nguyên chất bôi lên tổn thương nhiệt miệng loét miệng và giữ yên vài giờ rồi súc miệng lại. Ảnh: Shutterstock.
Baking Soda (bột nở): Baking Soda là một chất kiềm làm trung hòa axit gây kích thích vết loét. Nó cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn để giúp vết loét nhanh chóng lành lại. Bạn có thể súc miệng bằng dung dịch gồm một muỗng cà phê baking soda và 1/2 cốc nước ấm. Ảnh: Shutterstock.
Dầu dừa: Dầu dừa được sử dụng để điều trị nhiệt miệng nhờ vào khả năng kháng khuẩn cao có tác dụng giảm sưng, đau do bệnh mang lại. Thoa dầu dừa lên vị trí nhiệt miệng. Lặp lại vài lần trong ngày và đặc biệt vào lúc trước khi đi ngủ. Ảnh: Shutterstock.
Giấm táo: Lượng axit trong giấm táo có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn nhiệt miệng. Hòa một thìa giấm táo vào 1/2 cốc nước ấm để súc miệng từ 1-2 phút. Súc miệng lại bằng nước ấm. Bạn nên thực hiện thường xuyên vào mỗi buổi sáng và tối trước khi ngủ đến khi tình trạng lở miệng khỏi hẳn. Ảnh: Shutterstock.
Phèn: Đặc tính kháng khuẩn cao của phèn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng và hệ tiêu hóa. Nghiền phèn thành bột sau đó cho vào nước. Dùng tăm bông thoa đều hỗn hợp lên vết lở và giữ nguyên khoảng vài phút. Súc miệng lại bằng nước ấm. Lặp lại 2 lần/ngày để đạt hiệu quả nhanh chóng. Ảnh: Shutterstock.
Nước muối: Đặc tính chống khuẩn và chữa lành vết thương khiến muối biển điều trị nhiệt miệng hiệu quả. Súc miệng bằng nước muối biển. Súc miệng lại bằng nước ấm và lặp lại ít nhất 2 lần/ngày. Ảnh: Shutterstock.
Kem đánh răng: Một số thành phần trong kem đánh răng có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn và các bệnh răng miệng đặc biệt là bệnh nhiệt miệng. Cho một ít kem đánh răng trực tiếp lên vết lở. Để khoảng vài phút sau đó súc miệng lại bằng nước ấm. Lặp lại mỗi ngày cho đến khi nhiệt miệng khỏi hẳn. Ảnh: Shutterstock.
Nước cam: Việc bổ sung vitamin C trong nước cam là cách tốt nhất để điều trị cũng như ngăn ngừa bệnh nhiệt miệng. Không những thế, vitamin C còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại một số bệnh truyền nhiễm. Uống 2 cốc nước cam mỗi ngày để bổ sung đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể. Ảnh: Shutterstock.
Tinh dầu đinh hương: Dầu đinh hương được xem là một loại thuốc có tác dụng giảm đau tuyệt vời và được nhiều nha sĩ sử dụng để ngăn chặn các cơn đau do nhiệt miệng. Đầu tiên súc miệng bằng nước ấm để miệng sạch sẽ. Sau đó, trộn một muỗng cà phê dầu ô liu với 4-5 giọt tinh dầu đinh hương, dùng miếng bông gòn chấm vào hỗn hợp này rồi đặt vào chỗ đau từ 5-10 phút. Cơn đau sẽ thuyên giảm ngay sau đó. Ảnh: Shutterstock.
Ớt Cayenne: Gia vị này được dùng phổ biến để điều trị cơn đau nhờ vào lượng capsaicin cung cấp nhiệt giúp giảm đau và tiêu diệt vi khuẩn hình thành nhiệt miệng. Cho một ít bột ớt lên vết lở và để khoảng vài phút sau đó rửa lại bằng nước sạch. Ảnh: Shutterstock.
Sữa dừa: Sữa dừa có công dụng giảm đau nhiệt miệng nhanh chóng giúp bạn hoàn toàn có thể ăn uống bình thường. Súc miệng bằng sữa dừa vài phút sau đó rửa sạch miệng bằng nước ấm. Bạn có thể thực hiện 3-4 lần một ngày. Ảnh: Shutterstock.
Bột nghệ: Đặc tính chống khuẩn của bột nghệ có tác dụng điều trị nhiệt miệng. Trộn bột nghệ và nước theo tỉ lệ 2:1 để tạo thành hỗn hợp đặc sệt. Cho hỗn hợp lên vết lở từ 2-3 phút sau đó rửa sạch miệng bằng nước ấm. Ảnh: Shutterstock.
Tỏi: Lượng allicin trong tỏi là thành phần quan trọng chịu trách nhiệm kháng khuẩn cho cơ thể. Cắt một lát tỏi sau đó chà xát lên vết lở miệng từ 1-2 phút. Súc miệng lại bằng nước ấm và thực hiện mỗi ngày 2-3 lần để đạt được hiệu quả. Ảnh: Shutterstock.
Muối Epsom: Lượng khoáng chất trong muối Epsom có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể. Súc miệng bằng nước ấm pha muối Epsom. Bạn có thể thực hiện 2-3 lần một ngày nhưng tốt nhất vẫn là vào lúc sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Ảnh: Shutterstock.
Nước ép cải bắp: Loại nước này chứa một số thành phần kháng khuẩn cao giúp thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương đặc biệt vết lở miệng. Ép nước bắp cải sau đó uống từ 3-4 ly một ngày để cơn nhiệt miệng nhanh chóng tiêu tan. Ảnh: Shutterstock.