Ngâm tay trong nước muối ấm từ 10-15 phút, sau đó dùng xơ mướp để cọ rửa các vết chai nếu chúng quá cứng. Rửa lại tay bằng nước sạch và thoa kem dưỡng ẩm. Thực hiện cách này 3-4 lần/1 tuần sẽ giúp loại bỏ bớt các vết chai trong lòng bàn tay và giúp da tay mềm mại hơn. Đắp hành. Theo kinh nghiệm dân gian, bằm nhuyễn hành và đắp vào vết chai sần sẽ làm cho vùng này mềm hơn, vết da chai sẽ bong tróc. Đắp hành vào rồi lấy vải sạch, hoặc băng y tế băng lại vào buổi tối. Chanh tươi. Lấy một lát mỏng chanh tươi chà xát đều lên khắp hai mặt của bàn tay. Massage nhẹ nhàng trong vòng 1-2 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Các tế bào chết và vi khuẩn trên da sẽ được tẩy sạch nhanh chóng, trả lại cho bạn đôi bàn tay sáng mịn và mềm mại. Đu đủ. Lấy cùi hoặc nước ép đu đủ bôi lên vùng da sần trong khoảng 15 phút. Trong lúc đó, massage cho khu vực này rồi rửa lại với nước ấm. Cách này sẽ giúp da mềm hơn rất nhiều. Hạt gấc. Lấy nhân hạt gấc giã nhỏ, ngâm với rượu, rồi đắp vào vùng da chai sần và lấy băng quấn lại. Chú ý không nên đắp hạt gấc lan rộng vào vùng da bình thường, không được uống rượu ngâm gấc vì có thể tử vong.Dầu ô liu. Nhỏ vài giọt dầu ô liu vào hai lòng bàn tay rồi xoa đều lên khắp hai mặt của bàn tay khoảng 3-5 phút, sau đó rửa tay lại với nước ấm và dùng khăn bông thấm khô tay. Aspirin. Lấy 5 viên aspirin giã nhuyễn, trộn với một muỗng rưỡi nước chanh tươi và một muỗng nước lọc. Bôi hỗn hợp này lên phần bị chai, phủ lớp khăn đã nhúng nước ấm để trong 10 phút. Sau đó dùng đá bọt nhẹ nhàng rửa hết lớp tế bào chết. Có thể bôi kem trị nứt gót chân, tay, massage nhẹ nhàng những vùng da chai cho kem thấm vào da. Không nên dùng kìm cắt những lớp da sần vì rất dễ gây tổn thương, chảy máu. Việc cắt da có thể kích thích lớp da non tái tạo và bị chai cứng nhanh hơn.
Ngâm tay trong nước muối ấm từ 10-15 phút, sau đó dùng xơ mướp để cọ rửa các vết chai nếu chúng quá cứng. Rửa lại tay bằng nước sạch và thoa kem dưỡng ẩm. Thực hiện cách này 3-4 lần/1 tuần sẽ giúp loại bỏ bớt các vết chai trong lòng bàn tay và giúp da tay mềm mại hơn.
Đắp hành. Theo kinh nghiệm dân gian, bằm nhuyễn hành và đắp vào vết chai sần sẽ làm cho vùng này mềm hơn, vết da chai sẽ bong tróc. Đắp hành vào rồi lấy vải sạch, hoặc băng y tế băng lại vào buổi tối.
Chanh tươi. Lấy một lát mỏng chanh tươi chà xát đều lên khắp hai mặt của bàn tay. Massage nhẹ nhàng trong vòng 1-2 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Các tế bào chết và vi khuẩn trên da sẽ được tẩy sạch nhanh chóng, trả lại cho bạn đôi bàn tay sáng mịn và mềm mại.
Đu đủ. Lấy cùi hoặc nước ép đu đủ bôi lên vùng da sần trong khoảng 15 phút. Trong lúc đó, massage cho khu vực này rồi rửa lại với nước ấm. Cách này sẽ giúp da mềm hơn rất nhiều.
Hạt gấc. Lấy nhân hạt gấc giã nhỏ, ngâm với rượu, rồi đắp vào vùng da chai sần và lấy băng quấn lại. Chú ý không nên đắp hạt gấc lan rộng vào vùng da bình thường, không được uống rượu ngâm gấc vì có thể tử vong.
Dầu ô liu. Nhỏ vài giọt dầu ô liu vào hai lòng bàn tay rồi xoa đều lên khắp hai mặt của bàn tay khoảng 3-5 phút, sau đó rửa tay lại với nước ấm và dùng khăn bông thấm khô tay.
Aspirin. Lấy 5 viên aspirin giã nhuyễn, trộn với một muỗng rưỡi nước chanh tươi và một muỗng nước lọc. Bôi hỗn hợp này lên phần bị chai, phủ lớp khăn đã nhúng nước ấm để trong 10 phút. Sau đó dùng đá bọt nhẹ nhàng rửa hết lớp tế bào chết.
Có thể bôi kem trị nứt gót chân, tay, massage nhẹ nhàng những vùng da chai cho kem thấm vào da.
Không nên dùng kìm cắt những lớp da sần vì rất dễ gây tổn thương, chảy máu. Việc cắt da có thể kích thích lớp da non tái tạo và bị chai cứng nhanh hơn.