Paraben. Paraben được sử dụng với vai trò chất bảo quản, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc trong mỹ phẩm. Mặt trái của hóa chất này là chúng có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư vú. Nhiều trường hợp paraben có trong sản phẩm tẩy trang, dầu gội, chất khử mùi, sữa rửa mặt… được hấp thụ qua da, tìm thấy trong các mẫu sinh thiết khối u vú. Màu tổng hợp. Thông thường, loại màu này được tổng hợp từ dầu mỏ hoặc than tar. Hiện chưa khẳng định được liệu chúng có khả năng gây bệnh ở người song các nhà khoa học tin rằng chúng có thể làm tăng nguy cơ ung thư, gây da các vấn đề ở da.
Nước hoa. Nếu như nhiều loại mỹ phẩm được công khai thành phần, tỷ lệ thì nước hoa thường được giữ kín như một “bí quyết”. Điều đáng ngại, việc thông tin mập mờ khiến nước hoa tiềm ẩn hóa chất gây dị ứng, viêm da, suy hô hấp, sức khỏe sinh sản, thậm chí là ung thư. Phthalates. Hóa chất này thường được thêm vào trong các loại kem dưỡng ẩm, sơn móng tay, keo xịt tóc, nước hoa hoặc các sản phẩm tiêu dùng bằng nhựa. Trong phòng thí nghiệm, phthalates có khả năng gây rối loạn nội tiết tố, thúc đẩy sự phát triển, lây lan của các tế bào ung thư vú, cổ tử cung.
Triclosan. Triclosan được sử dụng rộng rãi với vai trò là một chất kháng khuẩn. Tuy nhiên, triclosan tiềm ẩn nguy cơ rối loạn nội tiết, tăng sinh hormone, ung thư tuyến giáp, gây kích ứng da. Đáng lưu ý, các nhà khoa học cho biết những sản phẩm như kem đánh răng, xà phòng kháng khuẩn, khử mùi… chứa triclosan không hoàn toàn mang lại lợi ích vượt trội so với sản phẩm không chứa hóa chất này.
Sodium lauryl sulfate (SLS) hay Sodium laureth sulfate (SLES). SLS có tác dụng tạo bọt được tìm thấy ở nhiều sản phẩm chăm sóc và vệ sinh cá nhân như dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt. Nó có thể gây kích ứng da, phổi, mắt. Gần đây, các nhà khoa học nhận thấy SLS có khả năng kết hợp với một vài hóa chất khác tạo nên nitrosamine – một chất gây ung thư nguy hiểm. Formaldehyde. Formaldehyde thường không bổ sung trực tiếp vào mỹ phẩm mà được hình thành như một sản phẩm phụ do các chất bảo quản gây ra. Thông thường, formaldehyde không được liệt kê trên nhãn hiệu sản phẩm. Dù vậy, bạn vẫn có thể tránh xa nó bằng cách không lựa chọn sản phẩm như sơn móng tay, sữa rửa mặt, dầu gội, dầu tạo độ bóng cho móng tay…. có thành phần Quaternium – 15 và DMDM hydantoin.
Quaternium-15. Chất bảo quản này có trong sản phẩm bọt tắm nói chung và sữa tắm cho trẻ. Trong những điều kiện nhất định, Quaternium-15 có thể tạo ra formaldehyde, một chất gây ung thư ở người. Bạn cũng có thể mắc viêm da nếu da nhạy cảm. Propylene glycol. Propylene glycol chứa nhiều trong kem dưỡng ẩm, kem chống nắng, dầu gội, keo xịt tóc… Khi đi vào cơ thể, propylene glycol ảnh hưởng xấu tới da, gây ung thư nguy hiểm. Các hóa chất chống nắng độc hại. Không phải hóa chất chống nắng nào cũng độc hại. Một số thành phần như benzophenone, PABA, avobenzone, homosalate và ethoxycinnmate… trong các loại kem chống nắng khi được sử dụng dễ dàng gây rối loạn nội tiết, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tế bào, gây ung thư. Thực tế, khó có thể tránh tiếp xúc tuyệt đối với các hóa chất độc hại trong cuộc sống. Để hạn chế ảnh hưởng của chúng, cần nỗ lực hấp thụ thực phẩm lành mạnh, tránh thực phẩm chế biến, uống nhiều nước lọc, sử dụng mỹ phẩm từ tự nhiên và tập thể dục thường xuyên.
Paraben. Paraben được sử dụng với vai trò chất bảo quản, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc trong mỹ phẩm. Mặt trái của hóa chất này là chúng có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư vú. Nhiều trường hợp paraben có trong sản phẩm tẩy trang, dầu gội, chất khử mùi, sữa rửa mặt… được hấp thụ qua da, tìm thấy trong các mẫu sinh thiết khối u vú.
Màu tổng hợp. Thông thường, loại màu này được tổng hợp từ dầu mỏ hoặc than tar. Hiện chưa khẳng định được liệu chúng có khả năng gây bệnh ở người song các nhà khoa học tin rằng chúng có thể làm tăng nguy cơ ung thư, gây da các vấn đề ở da.
Nước hoa. Nếu như nhiều loại mỹ phẩm được công khai thành phần, tỷ lệ thì nước hoa thường được giữ kín như một “bí quyết”. Điều đáng ngại, việc thông tin mập mờ khiến nước hoa tiềm ẩn hóa chất gây dị ứng, viêm da, suy hô hấp, sức khỏe sinh sản, thậm chí là ung thư.
Phthalates. Hóa chất này thường được thêm vào trong các loại kem dưỡng ẩm, sơn móng tay, keo xịt tóc, nước hoa hoặc các sản phẩm tiêu dùng bằng nhựa. Trong phòng thí nghiệm, phthalates có khả năng gây rối loạn nội tiết tố, thúc đẩy sự phát triển, lây lan của các tế bào ung thư vú, cổ tử cung.
Triclosan. Triclosan được sử dụng rộng rãi với vai trò là một chất kháng khuẩn. Tuy nhiên, triclosan tiềm ẩn nguy cơ rối loạn nội tiết, tăng sinh hormone, ung thư tuyến giáp, gây kích ứng da. Đáng lưu ý, các nhà khoa học cho biết những sản phẩm như kem đánh răng, xà phòng kháng khuẩn, khử mùi… chứa triclosan không hoàn toàn mang lại lợi ích vượt trội so với sản phẩm không chứa hóa chất này.
Sodium lauryl sulfate (SLS) hay Sodium laureth sulfate (SLES). SLS có tác dụng tạo bọt được tìm thấy ở nhiều sản phẩm chăm sóc và vệ sinh cá nhân như dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt. Nó có thể gây kích ứng da, phổi, mắt. Gần đây, các nhà khoa học nhận thấy SLS có khả năng kết hợp với một vài hóa chất khác tạo nên nitrosamine – một chất gây ung thư nguy hiểm.
Formaldehyde. Formaldehyde thường không bổ sung trực tiếp vào mỹ phẩm mà được hình thành như một sản phẩm phụ do các chất bảo quản gây ra. Thông thường, formaldehyde không được liệt kê trên nhãn hiệu sản phẩm. Dù vậy, bạn vẫn có thể tránh xa nó bằng cách không lựa chọn sản phẩm như sơn móng tay, sữa rửa mặt, dầu gội, dầu tạo độ bóng cho móng tay…. có thành phần Quaternium – 15 và DMDM hydantoin.
Quaternium-15. Chất bảo quản này có trong sản phẩm bọt tắm nói chung và sữa tắm cho trẻ. Trong những điều kiện nhất định, Quaternium-15 có thể tạo ra formaldehyde, một chất gây ung thư ở người. Bạn cũng có thể mắc viêm da nếu da nhạy cảm.
Propylene glycol. Propylene glycol chứa nhiều trong kem dưỡng ẩm, kem chống nắng, dầu gội, keo xịt tóc… Khi đi vào cơ thể, propylene glycol ảnh hưởng xấu tới da, gây ung thư nguy hiểm.
Các hóa chất chống nắng độc hại. Không phải hóa chất chống nắng nào cũng độc hại. Một số thành phần như benzophenone, PABA, avobenzone, homosalate và ethoxycinnmate… trong các loại kem chống nắng khi được sử dụng dễ dàng gây rối loạn nội tiết, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tế bào, gây ung thư.
Thực tế, khó có thể tránh tiếp xúc tuyệt đối với các hóa chất độc hại trong cuộc sống. Để hạn chế ảnh hưởng của chúng, cần nỗ lực hấp thụ thực phẩm lành mạnh, tránh thực phẩm chế biến, uống nhiều nước lọc, sử dụng mỹ phẩm từ tự nhiên và tập thể dục thường xuyên.