Có vẻ như sự đắt đỏ trong dòng mỹ phẩm siêu sang là vô giới hạn. Và rất nhiều lọ kem dưỡng siêu đắt cũng đã có mặt ở thị trường Việt Nam, như Crèam de La Mer của La Mer, Authent của hãng Menard, Orchideé Imperiale của Guerlain, La Crèam hoặc Synactyf của Clé de Peau Beauté... Dù giá cắt cổ, chúng vẫn bán rất chạy và là niềm mơ ước xa hoa của chị em mê mỹ phẩm nhưng túi tiền chỉ ở mức trung bình. Có vàng trong đó hay sao mà đắt thế, cũng chỉ lọ kem bôi da thôi mà? Người ta thường đặt câu hỏi như vậy. Nhưng sự thực thì những lọ kem này còn đắt hơn cả vàng nữa, giá mấy chục triệu đồng cho vài chục gram sản phẩm. Vậy có chất gì quý hóa trong đó? Nó khác gì với những lọ kem giá vài trăm nghìn hay vài triệu đồng? Giá của mỹ phẩm siêu sang bị đội lên trước hết là do công thức đặc biệt, thay vì chỉ sử dụng những công thức cũ đã phổ biến; nghĩa là chi phí cho nghiên cứu và các hoạt động của phòng thí nghiệm sẽ rất cao. Mỗi lọ kem siêu đắt thường gắn liền với một chất độc quyền, trở thành “linh hồn” của sản phẩm, đem đến sức mạnh riêng biệt của nó. Các hoạt chất chống lão hóa, trẻ hóa và sáng da cũng có ở lọ kem giá phải chăng, nhưng chúng rất nhanh bị phân hủy do quá trình ôxy hóa. Trong các lọ kem siêu đắt, người ta có bí quyết để bảo vệ những hoạt chất quý hóa đó cho đến lúc chị em dùng hết sản phẩm mà không phải dùng những hóa chất bảo quản độc hại. Chi phí nghiên cứu cho việc này rất đắt. Chất tạo mùi thơm thường không tốt cho da, vì thế nhiều hãng chủ trương sản xuất kem không hương liệu, cho dù sản phẩm không có mùi dễ chịu. Nhưng với mỹ phẩm siêu sang, hộp kem không chỉ cung cấp dưỡng chất mà còn là liệu pháp hương thơm giúp thư giãn. Việc tìm ra thành phần vừa thơm, vừa tốt cho da, vừa lạ, độc đáo ngốn không ít tiền. Nguyên liệu cũng là yếu tố cần nói đến. Để sản xuất các sản phẩm dưỡng da bình thường, người ta chỉ tốn chưa đến 1 USD nguyên liệu cho 1 lít thành phẩm; trong khi con số này ở mỹ phẩm cao cấp có thể lên đến 80 USD, nhưng đó chỉ là thành phần cơ bản thôi. Có những thành phần chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng tạo nên hiệu quả đặc biệt cho sản phẩm (tái tạo, làm sáng da…) giá đến 30.000 USD (hơn 600 triệu đồng) một kg. Khi bạn đọc các thành phần trên lọ kem, hãy hiểu rằng chúng được liệt kê theo thứ tự nồng độ từ cao đến thấp. Nhưng theo quy ước, các thành phần có nồng độ dưới 1% không cần sắp xếp theo thứ tự, và đây là chỗ mà các nhà sản xuất có thể nhập nhèm. Giả dụ giá tinh dầu là 25.000 USD/kg thì lọ kem cao cấp có tỷ lệ 1% tinh dầu sẽ tốn 250 USD khoản này cho 1 kg sản phẩm, trong khi lọ kem bình dân chứa lượng tinh dầu “gọi là có”, chỉ 1/1000%, thì tốn 0,25 USD thôi. Bao bì cũng là khoản ngốn tiền khủng khiếp đối với mỹ phẩm siêu sang. Để sản phẩm có hình thức thực sự sang chảnh, nhà sản xuất đổ kinh phí cực lớn vào việc thiết kế. Nguyên liệu để làm lọ đựng và hộp bên ngoài đều vô cùng cao cấp, cầu kỳ, thậm chí được làm thủ công. Ngoài vấn đề mỹ thuật, một số sản phẩm cũng cần thiết kế đặc dụng để bảo vệ các thành phần dễ ô xy hóa. Mỹ phẩm siêu sang cũng cần những người mẫu nổi tiếng thế giới làm gương mặt đại diện, với hợp đồng cả triệu USD. Đó là chưa kể chi phí quảng bá sản phẩm: đăng ở những tạp chí nổi tiếng nhất. Những lọ kem giá nghìn đô dĩ nhiên cũng phải được ra mắt trong những sự kiện mà chi phí tổ chức cũng mất hàng tỷ đồng, rồi chi phí để tiếp tục quảng bá, bán hàng sau đó. Tóm lại, cho dù bỏ số tiền khủng để nghiên cứu, mua nguyên liệu và bào chế, thì chi phí để sản xuất ra lọ mỹ phẩm cũng chỉ chiếm khoảng 10% mà thôi. Số còn lại là tiền bao bì và quảng bá sản phẩm. Nhưng thực ra ở mỹ phẩm bình dân và bậc trung, tỷ lệ cũng tương tự. Đắt thế thì bán cho ai? Thực ra, doanh số bán hàng với những sản phẩm siêu sang không ngừng tăng. Luôn luôn có những người sẵn sàng ném cả số tiền lớn để bảo vệ nhan sắc, đem lại điều tốt nhất cho làn da mình, hoặc đơn giản là hưởng thụ cảm giác xa hoa. Vậy lọ kem vài nghìn hoặc thậm chí vài chục nghìn đô có thực sự tốt hơn lọ kem bình thường? Điều này cũng tùy cảm nhận của từng người, phản ứng của từng làn da. Nhưng có một sự thật: dùng kem đắt tiền hay không chẳng quan trọng bằng dùng có thường xuyên và đúng cách hay không. Cùng chiêm ngưỡng một số sản phẩm siêu đắt có ở thị trường Việt Nam và thế giới: Sơn móng tay Black Diamond của Azature, giá 250.000 USD, nghĩa là hơn 5 tỷ đồng. Thành phần của nó có các mảnh vụn kim cương đen nặng tới 265 carat. Hãng này cũng có phiên bản bình dân: lọ sơn móng đen giá 25 USD. Clé De Peau Beauté Synactif Intensive Cream: Synactif là dòng kem siêu sang của Clé de Peau Beauté, giá khoảng 1.000 USD/lọ. Guerlain Orchidée Impériale Treatment: Bốn lọ serum trị liệu với các tinh chất được chiết xuất từ hoa phong lan vàng. Sau khi sử dụng trong 4 tuần và lặp lại 2 lần/năm, da bạn sẽ trông rạng rỡ hơn, đều màu hơn và những nếp nhăn cũng sẽ mờ đi. Giá thành là 1.500 USD (hơn 30 triệu đồng) cho một lần điều trị. Kem dưỡng dòng cao cấp nhất của hãng Guerlain (Pháp): Orchidee Imperiale Exceptional Complete Care, giá khoảng 11 triệu đồng. Kem Authent của hãng Menard (Nhật Bản), được giới thiệu là tái tạo da nhờ công nghệ tế bào mầm, cội nguồn của làn da thanh xuân tươi trẻ, giải quyết mọi vấn đề da. Lọ kem 50 gr giá xấp xỉ 26 triệu đồng. Crème de La Mer, lọ kem huyền thoại này có sức mạnh làm thay đổi làn da, cải thiện độ săn chắc, đường nhăn, nếp nhăn và lỗ chân lông. Lọ kem 60ml có giá xấp xỉ 8 triệu đồng. Sisleya Global anti-aging, kem chống tất cả các loại lão hóa, giá khoảng 8,5 triệu đồng. Liquid Surgery Serum – MBR, sản phẩm chống lão hóa của Đức, có giá 4.200 USD, tương đương 85 triệu đồng.
Có vẻ như sự đắt đỏ trong dòng mỹ phẩm siêu sang là vô giới hạn. Và rất nhiều lọ kem dưỡng siêu đắt cũng đã có mặt ở thị trường Việt Nam, như Crèam de La Mer của La Mer, Authent của hãng Menard, Orchideé Imperiale của Guerlain, La Crèam hoặc Synactyf của Clé de Peau Beauté... Dù giá cắt cổ, chúng vẫn bán rất chạy và là niềm mơ ước xa hoa của chị em mê mỹ phẩm nhưng túi tiền chỉ ở mức trung bình.
Có vàng trong đó hay sao mà đắt thế, cũng chỉ lọ kem bôi da thôi mà? Người ta thường đặt câu hỏi như vậy. Nhưng sự thực thì những lọ kem này còn đắt hơn cả vàng nữa, giá mấy chục triệu đồng cho vài chục gram sản phẩm. Vậy có chất gì quý hóa trong đó? Nó khác gì với những lọ kem giá vài trăm nghìn hay vài triệu đồng?
Giá của mỹ phẩm siêu sang bị đội lên trước hết là do công thức đặc biệt, thay vì chỉ sử dụng những công thức cũ đã phổ biến; nghĩa là chi phí cho nghiên cứu và các hoạt động của phòng thí nghiệm sẽ rất cao. Mỗi lọ kem siêu đắt thường gắn liền với một chất độc quyền, trở thành “linh hồn” của sản phẩm, đem đến sức mạnh riêng biệt của nó.
Các hoạt chất chống lão hóa, trẻ hóa và sáng da cũng có ở lọ kem giá phải chăng, nhưng chúng rất nhanh bị phân hủy do quá trình ôxy hóa. Trong các lọ kem siêu đắt, người ta có bí quyết để bảo vệ những hoạt chất quý hóa đó cho đến lúc chị em dùng hết sản phẩm mà không phải dùng những hóa chất bảo quản độc hại. Chi phí nghiên cứu cho việc này rất đắt.
Chất tạo mùi thơm thường không tốt cho da, vì thế nhiều hãng chủ trương sản xuất kem không hương liệu, cho dù sản phẩm không có mùi dễ chịu. Nhưng với mỹ phẩm siêu sang, hộp kem không chỉ cung cấp dưỡng chất mà còn là liệu pháp hương thơm giúp thư giãn. Việc tìm ra thành phần vừa thơm, vừa tốt cho da, vừa lạ, độc đáo ngốn không ít tiền.
Nguyên liệu cũng là yếu tố cần nói đến. Để sản xuất các sản phẩm dưỡng da bình thường, người ta chỉ tốn chưa đến 1 USD nguyên liệu cho 1 lít thành phẩm; trong khi con số này ở mỹ phẩm cao cấp có thể lên đến 80 USD, nhưng đó chỉ là thành phần cơ bản thôi. Có những thành phần chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng tạo nên hiệu quả đặc biệt cho sản phẩm (tái tạo, làm sáng da…) giá đến 30.000 USD (hơn 600 triệu đồng) một kg.
Khi bạn đọc các thành phần trên lọ kem, hãy hiểu rằng chúng được liệt kê theo thứ tự nồng độ từ cao đến thấp. Nhưng theo quy ước, các thành phần có nồng độ dưới 1% không cần sắp xếp theo thứ tự, và đây là chỗ mà các nhà sản xuất có thể nhập nhèm. Giả dụ giá tinh dầu là 25.000 USD/kg thì lọ kem cao cấp có tỷ lệ 1% tinh dầu sẽ tốn 250 USD khoản này cho 1 kg sản phẩm, trong khi lọ kem bình dân chứa lượng tinh dầu “gọi là có”, chỉ 1/1000%, thì tốn 0,25 USD thôi.
Bao bì cũng là khoản ngốn tiền khủng khiếp đối với mỹ phẩm siêu sang. Để sản phẩm có hình thức thực sự sang chảnh, nhà sản xuất đổ kinh phí cực lớn vào việc thiết kế. Nguyên liệu để làm lọ đựng và hộp bên ngoài đều vô cùng cao cấp, cầu kỳ, thậm chí được làm thủ công. Ngoài vấn đề mỹ thuật, một số sản phẩm cũng cần thiết kế đặc dụng để bảo vệ các thành phần dễ ô xy hóa.
Mỹ phẩm siêu sang cũng cần những người mẫu nổi tiếng thế giới làm gương mặt đại diện, với hợp đồng cả triệu USD. Đó là chưa kể chi phí quảng bá sản phẩm: đăng ở những tạp chí nổi tiếng nhất. Những lọ kem giá nghìn đô dĩ nhiên cũng phải được ra mắt trong những sự kiện mà chi phí tổ chức cũng mất hàng tỷ đồng, rồi chi phí để tiếp tục quảng bá, bán hàng sau đó.
Tóm lại, cho dù bỏ số tiền khủng để nghiên cứu, mua nguyên liệu và bào chế, thì chi phí để sản xuất ra lọ mỹ phẩm cũng chỉ chiếm khoảng 10% mà thôi. Số còn lại là tiền bao bì và quảng bá sản phẩm. Nhưng thực ra ở mỹ phẩm bình dân và bậc trung, tỷ lệ cũng tương tự.
Đắt thế thì bán cho ai? Thực ra, doanh số bán hàng với những sản phẩm siêu sang không ngừng tăng. Luôn luôn có những người sẵn sàng ném cả số tiền lớn để bảo vệ nhan sắc, đem lại điều tốt nhất cho làn da mình, hoặc đơn giản là hưởng thụ cảm giác xa hoa.
Vậy lọ kem vài nghìn hoặc thậm chí vài chục nghìn đô có thực sự tốt hơn lọ kem bình thường? Điều này cũng tùy cảm nhận của từng người, phản ứng của từng làn da. Nhưng có một sự thật: dùng kem đắt tiền hay không chẳng quan trọng bằng dùng có thường xuyên và đúng cách hay không.
Cùng chiêm ngưỡng một số sản phẩm siêu đắt có ở thị trường Việt Nam và thế giới: Sơn móng tay Black Diamond của Azature, giá 250.000 USD, nghĩa là hơn 5 tỷ đồng. Thành phần của nó có các mảnh vụn kim cương đen nặng tới 265 carat. Hãng này cũng có phiên bản bình dân: lọ sơn móng đen giá 25 USD.
Clé De Peau Beauté Synactif Intensive Cream: Synactif là dòng kem siêu sang của Clé de Peau Beauté, giá khoảng 1.000 USD/lọ.
Guerlain Orchidée Impériale Treatment: Bốn lọ serum trị liệu với các tinh chất được chiết xuất từ hoa phong lan vàng. Sau khi sử dụng trong 4 tuần và lặp lại 2 lần/năm, da bạn sẽ trông rạng rỡ hơn, đều màu hơn và những nếp nhăn cũng sẽ mờ đi. Giá thành là 1.500 USD (hơn 30 triệu đồng) cho một lần điều trị.
Kem dưỡng dòng cao cấp nhất của hãng Guerlain (Pháp): Orchidee Imperiale Exceptional Complete Care, giá khoảng 11 triệu đồng.
Kem Authent của hãng Menard (Nhật Bản), được giới thiệu là tái tạo da nhờ công nghệ tế bào mầm, cội nguồn của làn da thanh xuân tươi trẻ, giải quyết mọi vấn đề da. Lọ kem 50 gr giá xấp xỉ 26 triệu đồng.
Crème de La Mer, lọ kem huyền thoại này có sức mạnh làm thay đổi làn da, cải thiện độ săn chắc, đường nhăn, nếp nhăn và lỗ chân lông. Lọ kem 60ml có giá xấp xỉ 8 triệu đồng.
Sisleya Global anti-aging, kem chống tất cả các loại lão hóa, giá khoảng 8,5 triệu đồng.
Liquid Surgery Serum – MBR, sản phẩm chống lão hóa của Đức, có giá 4.200 USD, tương đương 85 triệu đồng.