Chà xát mạnh khi rửa mặt. Nếu chà xát mạnh có thể gây kích ứng và làm da tiết nhiều dầu thêm. Nếu mụn không bị sưng tấy, bạn có thể dùng loại kem dành riêng cho làn da bị mụn để đào thải các tế bào chết, giúp lỗ chân lông thông thoáng, nhanh chóng làm cho da hết mụn. Sờ, nặn mụn. Đôi bàn tay thường có nhiều vi khuẩn bám vào, nếu sờ lên mụn sẽ làm mụn sưng tấy và mọc nhiều thêm. Ngoài ra, một số người cho rằng, nếu nặng mụn sẽ chóng khỏi. Thực ra, khi mụn chưa chín, thay vì việc lấy được cặn bã ra ngoài, cặn bã sẽ ấn xuống sâu hơn, làm mụn sưng tấy, gây nhiễm trùng. Nặn mụn sớm còn để lại vết thăm sâu hơn và dễ để lại sẹo.Sử dụng sản phẩm dưỡng da chứa dầu. Làn da mụn vẫn có nhu cầu được làm sạch, dưỡng ẩm, bảo vệ khỏi các yếu tố môi trường bên ngoài xâm nhập như mọi loại da khác. Nếu không biết chọn đúng các loại dầu chứa trong mỹ phẩm càng làm bí tắc lỗ chân lông, gây ra mụn trứng cá hoặc làm tình trạng mụn nặng thêm. Vì vậy, hãy chọn loại kem không có dầu cho tất cả các sản phẩm dưỡng da, từ sữa rữa mặt, kem dưỡng đến phấn nền. Trang điểm để che mụn. Mất tự tin vì mụn, ai cũng có tâm lý muốn tìm mọi cách che mụn. Hãy cẩn thận vì phấn trang điểm sẽ bịt chặt vào mụn và tạo thành ổ cho vi khuẩn phát triển. Hậu quả, mụn sẽ sưng to và lan rộng hơn. Cần chọn các loại kem chữa mụn đặc trị vẫn có tác dụng che mụn bởi kem có chứa chất thanh tẩy, làm đẩy nhanh quá trình lành mụn. Phơi nắng. Ngoài các tác hại của ánh nắng mặt trời đối với làn da như ta đã biết, phơi nắng còn làm da mất nước, chảy mồ hôi – là nguồn gốc sinh mụn hoặc làm cho mụn nặng thêm. Khi da bị mụn, bạn nên dùng kem chống nắng không dầu khi ra nắng. Ăn thực phẩm giàu iodine. Một số thực phẩm giàu iod thường làm cho mụn lâu khỏi. Mặt khác, sử dụng nhiều thức ăn có các gia vị cay nóng như gừng, ớt, tỏi, tiêu… cũng làm mụn mọc nhiều hơn. Dùng nhiều loại thuốc trị mụn. Dùng nhiều loại thuốc trị mụn một lúc không có nghĩa là sẽ phát huy công hiệu nhanh và mạnh hơn. Ngược lại, lạm dụng thuốc càng làm cho tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn. Cần phải tuân thủ nghiêm các hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn và theo đúng chỉ định của bác sỹ (nếu có). Xoa rượu lên da. Một số người quan niệm rằng xoa rượu lên da sẽ giúp da bớt nhờn. Thật ra thì phương pháp này không thể giúp làm sạch mụn hoặc ngăn ngừa mụn, cũng không thể giúp da bớt nhờn mà nó có thể gây kích ứng da và làm da nổi mụn.
Chà xát mạnh khi rửa mặt. Nếu chà xát mạnh có thể gây kích ứng và làm da tiết nhiều dầu thêm. Nếu mụn không bị sưng tấy, bạn có thể dùng loại kem dành riêng cho làn da bị mụn để đào thải các tế bào chết, giúp lỗ chân lông thông thoáng, nhanh chóng làm cho da hết mụn.
Sờ, nặn mụn. Đôi bàn tay thường có nhiều vi khuẩn bám vào, nếu sờ lên mụn sẽ làm mụn sưng tấy và mọc nhiều thêm. Ngoài ra, một số người cho rằng, nếu nặng mụn sẽ chóng khỏi. Thực ra, khi mụn chưa chín, thay vì việc lấy được cặn bã ra ngoài, cặn bã sẽ ấn xuống sâu hơn, làm mụn sưng tấy, gây nhiễm trùng. Nặn mụn sớm còn để lại vết thăm sâu hơn và dễ để lại sẹo.
Sử dụng sản phẩm dưỡng da chứa dầu. Làn da mụn vẫn có nhu cầu được làm sạch, dưỡng ẩm, bảo vệ khỏi các yếu tố môi trường bên ngoài xâm nhập như mọi loại da khác. Nếu không biết chọn đúng các loại dầu chứa trong mỹ phẩm càng làm bí tắc lỗ chân lông, gây ra mụn trứng cá hoặc làm tình trạng mụn nặng thêm. Vì vậy, hãy chọn loại kem không có dầu cho tất cả các sản phẩm dưỡng da, từ sữa rữa mặt, kem dưỡng đến phấn nền.
Trang điểm để che mụn. Mất tự tin vì mụn, ai cũng có tâm lý muốn tìm mọi cách che mụn. Hãy cẩn thận vì phấn trang điểm sẽ bịt chặt vào mụn và tạo thành ổ cho vi khuẩn phát triển. Hậu quả, mụn sẽ sưng to và lan rộng hơn. Cần chọn các loại kem chữa mụn đặc trị vẫn có tác dụng che mụn bởi kem có chứa chất thanh tẩy, làm đẩy nhanh quá trình lành mụn.
Phơi nắng. Ngoài các tác hại của ánh nắng mặt trời đối với làn da như ta đã biết, phơi nắng còn làm da mất nước, chảy mồ hôi – là nguồn gốc sinh mụn hoặc làm cho mụn nặng thêm. Khi da bị mụn, bạn nên dùng kem chống nắng không dầu khi ra nắng.
Ăn thực phẩm giàu iodine. Một số thực phẩm giàu iod thường làm cho mụn lâu khỏi. Mặt khác, sử dụng nhiều thức ăn có các gia vị cay nóng như gừng, ớt, tỏi, tiêu… cũng làm mụn mọc nhiều hơn.
Dùng nhiều loại thuốc trị mụn. Dùng nhiều loại thuốc trị mụn một lúc không có nghĩa là sẽ phát huy công hiệu nhanh và mạnh hơn. Ngược lại, lạm dụng thuốc càng làm cho tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn. Cần phải tuân thủ nghiêm các hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn và theo đúng chỉ định của bác sỹ (nếu có).
Xoa rượu lên da. Một số người quan niệm rằng xoa rượu lên da sẽ giúp da bớt nhờn. Thật ra thì phương pháp này không thể giúp làm sạch mụn hoặc ngăn ngừa mụn, cũng không thể giúp da bớt nhờn mà nó có thể gây kích ứng da và làm da nổi mụn.