Sản phẩm trang điểm mắt. Phần màng nhầy ẩm ướt của mắt giống như một lối đi dành riêng cho vi khuẩn gây bệnh. Nếu dùng chung sản phẩm trang điểm mắt, có thể dẫn dến các bệnh nhiễm trùng như đau mắt đỏ.Ví dụ như đối với mascara, đây là môi trường tốt để vi khuẩn phát triển, việc dùng chung mascara kết quả có thể dẫn đến là bị ngứa, chảy nước mắt hay đỏ mắt mà đôi khi người sử dụng không để ý….Phấn nền, khi bông phấn được sử dụng cho nhiều người sẽ không được vệ sinh, mồ hôi, chất dầu có trên da mặt mỗi người dính lên bông phấn, đây cũng là môi trường tốt để các vi khuẩn phát triển rất dễ gây ngứa viêm khi sử dụng, đôi khi còn sinh ra các lọai mụn. Vì làn da của chúng ta vốn rất dễ bị thương tổn.Bàn chải đánh răng. Cần lưu ý rằng đây là con đường truyền bệnh về răng miệng rất nhanh. Các vi khuẩn, vi trùng trú ngụ trên lông bàn chải dù là rất nhỏ cũng sẽ nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh cho bạn thông qua quá trình đánh răng. Cọ trang điểm. Rất nhiều loại vi khuẩn kí sinh trong các loại cọ trang điểm nếu không được làm sạch thường xuyên, do đó nếu bạn mượn cọ của ai đó dùng nghĩa là bạn đang phủi vi trùng lên mặt, đồng thời làm ô nhiễm mỹ phẩm của mình.Xà phòng. Trong một nghiên cứu được thực hiện năm 2006, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng xà phòng là nguồn gây tái nhiễm trùng liên tục ở các phòng khám. Có thể là vì các bánh xà phòng thường không khô hoàn toàn giữa các lần sử dụng, đặc biệt là phía dưới, dẫn tới tích tụ vi khuẩn, nấm và nấm men, có thể được truyền từ người này sang người khác.Lược. Lược có thể truyền một số bệnh như chấy rận, ghẻ và thậm chí là cả tụ cầu khuẩn. Ngay ở những người cùng gia đình cũng không nên dùng chung lược chải tóc. Tuy nhiên, việc dùng chung lược chải tóc thường xảy ra, đặc biệt là khi bạn đến các thẩm mỹ viện hoặc tiệm cắt tóc, nhưng hãy đảm bảo rằng họ đã sử dụng một số loại thuốc diệt trùng trước khi thực hiện bất cứ thao tác nào trên tóc bạn.Chất khử mùi. Một số cặp vợ chồng thực sự chia sẻ mọi thứ bao gồm cả chất khử mùi. Có sự khác biệt giữa việc sử dụng lăn khử mùi và chai xịt. Theo TS Schulz, với một chai xịt khử mùi, bạn có thể xịt thuốc tới các tế bào da và lông, loại chai xịt hoạt động ở ngưỡng thấp hơn nhưng không gây nhiễm trùng. Trong khi đó, lăn khử mùi có khả năng truyền nhiều vi khuẩn hơn vì độ bám dính của nó.Son môi. Nếu dùng cho nhiều người cũng dễ bị vi khuẩn xâm nhập, chưa kể người dùng bị các bệnh có thể lây nhiễm qua tuyến nước bọt rất nguy hiểm.
Sản phẩm trang điểm mắt. Phần màng nhầy ẩm ướt của mắt giống như một lối đi dành riêng cho vi khuẩn gây bệnh. Nếu dùng chung sản phẩm trang điểm mắt, có thể dẫn dến các bệnh nhiễm trùng như đau mắt đỏ.
Ví dụ như đối với mascara, đây là môi trường tốt để vi khuẩn phát triển, việc dùng chung mascara kết quả có thể dẫn đến là bị ngứa, chảy nước mắt hay đỏ mắt mà đôi khi người sử dụng không để ý….
Phấn nền, khi bông phấn được sử dụng cho nhiều người sẽ không được vệ sinh, mồ hôi, chất dầu có trên da mặt mỗi người dính lên bông phấn, đây cũng là môi trường tốt để các vi khuẩn phát triển rất dễ gây ngứa viêm khi sử dụng, đôi khi còn sinh ra các lọai mụn. Vì làn da của chúng ta vốn rất dễ bị thương tổn.
Bàn chải đánh răng. Cần lưu ý rằng đây là con đường truyền bệnh về răng miệng rất nhanh. Các vi khuẩn, vi trùng trú ngụ trên lông bàn chải dù là rất nhỏ cũng sẽ nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh cho bạn thông qua quá trình đánh răng.
Cọ trang điểm. Rất nhiều loại vi khuẩn kí sinh trong các loại cọ trang điểm nếu không được làm sạch thường xuyên, do đó nếu bạn mượn cọ của ai đó dùng nghĩa là bạn đang phủi vi trùng lên mặt, đồng thời làm ô nhiễm mỹ phẩm của mình.
Xà phòng. Trong một nghiên cứu được thực hiện năm 2006, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng xà phòng là nguồn gây tái nhiễm trùng liên tục ở các phòng khám. Có thể là vì các bánh xà phòng thường không khô hoàn toàn giữa các lần sử dụng, đặc biệt là phía dưới, dẫn tới tích tụ vi khuẩn, nấm và nấm men, có thể được truyền từ người này sang người khác.
Lược. Lược có thể truyền một số bệnh như chấy rận, ghẻ và thậm chí là cả tụ cầu khuẩn. Ngay ở những người cùng gia đình cũng không nên dùng chung lược chải tóc. Tuy nhiên, việc dùng chung lược chải tóc thường xảy ra, đặc biệt là khi bạn đến các thẩm mỹ viện hoặc tiệm cắt tóc, nhưng hãy đảm bảo rằng họ đã sử dụng một số loại thuốc diệt trùng trước khi thực hiện bất cứ thao tác nào trên tóc bạn.
Chất khử mùi. Một số cặp vợ chồng thực sự chia sẻ mọi thứ bao gồm cả chất khử mùi. Có sự khác biệt giữa việc sử dụng lăn khử mùi và chai xịt. Theo TS Schulz, với một chai xịt khử mùi, bạn có thể xịt thuốc tới các tế bào da và lông, loại chai xịt hoạt động ở ngưỡng thấp hơn nhưng không gây nhiễm trùng. Trong khi đó, lăn khử mùi có khả năng truyền nhiều vi khuẩn hơn vì độ bám dính của nó.
Son môi. Nếu dùng cho nhiều người cũng dễ bị vi khuẩn xâm nhập, chưa kể người dùng bị các bệnh có thể lây nhiễm qua tuyến nước bọt rất nguy hiểm.