Cây gỗ nghiến được công nhận là Cây di sản Việt Nam sống ở thôn Cốc Sâm, xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà (Lào Cai), chu vi thân 9,6 mét; đường kính 3,1 mét, chiều cao khoảng 45 mét. Sáng 25/11 Hội bảo vệ thiên nhiên, môi trường và UBND huyện Bắc Hà tổ chức công bố quyết định công nhận cây gỗ nghiến hơn một nghìn tuổi này là Cây di sản Việt Nam. Đây là Cây di sản Việt Nam thứ 4 tại Lào Cai, bên cạnh cây đa ở Đền Thượng (TP Lào Cai), cây gỗ nghiến ở Bắc Hà, cây đỗ quyên và cây vân sam ở Vườn quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa). Cây nghiến cổ thụ được định tuổi bằng các phương pháp khoan tăng trưởng, đối chứng thực tế, so sánh với tăng trưởng của các cây gỗ nghiến mọc tái sinh tự nhiên liền kề. Ngoài cây nghiến nghìn tuổi này nằm trong quần thể 231 cây gỗ nghiến, gỗ trai tại thôn Cốc Sâm, xã Cốc Ly. Theo kết quả điều tra năm 2013, diện tích rừng có cây gỗ nghiến, gỗ trai trên địa bàn xã Cốc Ly là hơn 400 ha. Tại Cao Bằng cũng có một cây nghiến gần nghìn năm tuổi, nằm ở đầu bản Lũng Tủng xã Kim Loan, huyện Hạ Lang. Cây cao khoảng 50 mét, có đường kính thân gần 2,5 mét (6 người ôm không xuể). Tất cả 12 huyện, thị xã của tỉnh Cao Bằng đều có cây gỗ nghiến, nhiều nơi nghiến mọc dày đặc thành rừng, có rừng rộng hàng chục héc ta. Ở huyện Hạ Lang cách thị xã Cao Bằng 72km có rất nhiều cây gỗ nghiến cổ thụ. Một cây nghiến khổng lồ trong Vườn quốc gia Ba Bể. Phần gốc vĩ đại của cây nghiến. To lớn, dềnh dàng, cây nghiến này trông như một con khủng long. Những người từng thấy cây nghiến này đều sững sờ thán phục, coi đó là một kiệt tác của tạo hóa. Cây nghiến cổ thụ tại khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - Bản Bung (Nà Hang, Tuyên Quang). Cây nghiến khổng lồ cao vọt lên ở rừng răng cưa, Hà Giang. Rừng đặc dụng Phong Quang, bao trùm dãy Răng Cưa, là một rừng nghiến khổng lồ. Nơi đây có rất nhiều cây nghiến cổ thụ. Cây nghiến này có gốc khổng lồ, hàng chục người ôm không xuể. Gỗ nghiến là một loại gỗ quý, vì vậy đây là một trong những loài cây bị lâm tặc săn lùng, tàn sát. Trừ những cây nghiến cổ thụ có đường kính quá lớn, không cưa và vận chuyển nổi, những cây nghiến to vừa phải đều là đối tượng của lâm tặc. Hiện trường lâm tặc bỏ lại. Nếu trót lọt, những cây nghiến lớn này bị biến thành thớt, đem bán ra thị trường. Bảo vệ cây nghiến cũng như các loài cây gỗ khác đang là vấn đề cấp thiết ở Việt Nam.
Cây gỗ nghiến được công nhận là Cây di sản Việt Nam sống ở thôn Cốc Sâm, xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà (Lào Cai), chu vi thân 9,6 mét; đường kính 3,1 mét, chiều cao khoảng 45 mét.
Sáng 25/11 Hội bảo vệ thiên nhiên, môi trường và UBND huyện Bắc Hà tổ chức công bố quyết định công nhận cây gỗ nghiến hơn một nghìn tuổi này là Cây di sản Việt Nam. Đây là Cây di sản Việt Nam thứ 4 tại Lào Cai, bên cạnh cây đa ở Đền Thượng (TP Lào Cai), cây gỗ nghiến ở Bắc Hà, cây đỗ quyên và cây vân sam ở Vườn quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa).
Cây nghiến cổ thụ được định tuổi bằng các phương pháp khoan tăng trưởng, đối chứng thực tế, so sánh với tăng trưởng của các cây gỗ nghiến mọc tái sinh tự nhiên liền kề.
Ngoài cây nghiến nghìn tuổi này nằm trong quần thể 231 cây gỗ nghiến, gỗ trai tại thôn Cốc Sâm, xã Cốc Ly. Theo kết quả điều tra năm 2013, diện tích rừng có cây gỗ nghiến, gỗ trai trên địa bàn xã Cốc Ly là hơn 400 ha.
Tại Cao Bằng cũng có một cây nghiến gần nghìn năm tuổi, nằm ở đầu bản Lũng Tủng xã Kim Loan, huyện Hạ Lang.
Cây cao khoảng 50 mét, có đường kính thân gần 2,5 mét (6 người ôm không xuể). Tất cả 12 huyện, thị xã của tỉnh Cao Bằng đều có cây gỗ nghiến, nhiều nơi nghiến mọc dày đặc thành rừng, có rừng rộng hàng chục héc ta. Ở huyện Hạ Lang cách thị xã Cao Bằng 72km có rất nhiều cây gỗ nghiến cổ thụ.
Phần gốc vĩ đại của cây nghiến.
To lớn, dềnh dàng, cây nghiến này trông như một con khủng long.
Những người từng thấy cây nghiến này đều sững sờ thán phục, coi đó là một kiệt tác của tạo hóa.
Cây nghiến cổ thụ tại khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - Bản Bung (Nà Hang, Tuyên Quang).
Cây nghiến khổng lồ cao vọt lên ở rừng răng cưa, Hà Giang.
Rừng đặc dụng Phong Quang, bao trùm dãy Răng Cưa, là một rừng nghiến khổng lồ.
Nơi đây có rất nhiều cây nghiến cổ thụ.
Cây nghiến này có gốc khổng lồ, hàng chục người ôm không xuể.
Gỗ nghiến là một loại gỗ quý, vì vậy đây là một trong những loài cây bị lâm tặc săn lùng, tàn sát.
Trừ những cây nghiến cổ thụ có đường kính quá lớn, không cưa và vận chuyển nổi, những cây nghiến to vừa phải đều là đối tượng của lâm tặc.
Hiện trường lâm tặc bỏ lại. Nếu trót lọt, những cây nghiến lớn này bị biến thành thớt, đem bán ra thị trường. Bảo vệ cây nghiến cũng như các loài cây gỗ khác đang là vấn đề cấp thiết ở Việt Nam.