Chủ nhân của vườn rau sân thượng được thiết kế xanh - sạch - đẹp này là chị Phạm Ngọc, 25 tuổi, đến từ quận Gò Vấp, TP HCM. Hiện tại, chị Ngọc đang cùng ông xã làm tại công ty gia đình. Tuy mới chỉ bắt tay trồng rau từ tháng 2/2017 nhưng cho đến nay, sân thượng của gia đình chị đã được phủ xanh và quy hoạch rất gọn gàng.Vườn sân thượng của chị Ngọc có diện tích 30m2 với một số loại rau điển hình như: củ cải, rau muống, cải thìa, cà tím, đậu cove, mướp hương, cà chua, bầu, mồng tơi, mướp đắng, đậu bắp, dưa leo, su hào, ớt... Điểm đặc biệt là các loại rau đều được trồng trong thùng gỗ rất sạch và quy củ.Chị Ngọc cho biết: "Khó khăn ban đầu của người mới trồng trọt như mình là không biết cách làm đất, gieo hạt rồi cho đến việc chăm sóc. Sau này, mình chăm chỉ học hỏi kinh nghiệm trên mạng, từ đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng, thuận lợi và dễ dàng hơn".Bí quyết để có vườn rau xanh mướt của chị Ngọc chính là cách làm đất trồng cho từng loại cây. Ví dụ như dưa leo, mướp hương thì chị chọn đất thịt + chút trấu hun + phân trùn quế + chút xơ dừa. Còn với bầu, su hào, dưa leo, rau đay, bí siêu đọt, chị giữ tỉ lệ trên và loại bỏ trấu hun ra, thay bằng phân bò khô.Với hạt giống cây trồng, chị Ngọc thường mua ở siêu thị. Từ lúc ươm hạt cho đến khi gieo hạt vào bầu đất, chị chăm sóc bình thường, chỉ lưu ý đặt bầu đất ở nơi nắng nhẹ để cây phát triển. Đến khi cây ra 2-3 lá thật thì chị bón thêm một chút phân chuồng ủ hoai cách xa gốc nhất có thể và chờ đến khi cây được 5 lá sẽ cho cây ra đất trồng đã được lót bằng nhiều phân chuồng ủ. Đây là cách chăm sóc dành cho rau ngắn ngày.Khi trồng các loại củ, quả, chị Phạm Ngọc thường bón thêm chút NPK 10-10-10 hoà với nước và tưới xa gốc ít nhất 15cm. Công đoạn này thực hiện 2 lần cách nhau 10 ngày, sau đó duy trì dùng 1 lượng phân chuồng ủ hoai vừa đủ trong suốt quá trình cây cho hoa, quả/tạo củ.Để diệt sâu bọ, chị Ngọc chọn cách bắt thủ công chứ không dùng bẫy hay thuốc. Vì vườn rau nhà chị rất ít sâu bọ phá hoại, chỉ có chim sẻ, sáng nào chúng cũng sà cả đàn xuống sân thượng ăn rau cải nên hơi mất công để canh chừng và đuổi chim đi.Nói về cách trồng rau thùng gỗ, chị tâm sự, bản thân tự học trên mạng, đa phần từ các trang web nước ngoài. Thùng gỗ thoát nước tốt, an toàn, sạch sẽ, rất thuận tiện cho việc chăm sóc rau nhưng có nhược điểm là độ bền kém. Cứ khoảng 3 năm không được gia cố thì phải thay thùng khác và chi phí cho chúng cũng tốn kém nếu đi mua còn tự làm được sẽ tiết kiệm hơn. Thùng nhựa hoặc thùng xốp vẫn là kinh tế nhất.Hiện tại vườn rau của chị Phạm Ngọc cho thu hoạch đều 1-2 kg rau, củ, quả mỗi ngày do chị luân phiên trồng rồi thu hoạch chứ không trồng đồng loạt. Trong hình là giàn mướp đắng và mướp hương sai trĩu trên sân thượng gia đình chị.Vườn rau sân thượng hiện đủ ăn nhưng chị Ngọc vẫn muốn trồng thêm rau ngót, cải xanh và rau dền. Riêng mướp đắng, mướp hương, cà tím, cà chua và rau cải, chị đem tặng bạn bè cũng nhiều vì không tiêu thụ hết, đặc biệt là mướp đắng.Để tăng cường dinh dưỡng cho đất, chị Ngọc còn chôn trứng xuống dưới đất. Lưu ý là phải chôn trứng sâu dưới đất để khi trứng thối không bốc mùi khó chịu. Canxi từ trứng sẽ giúp cây phát triển nhanh hơn. Rau cải ngọt và cải cay lá xanh tươi, mỡ màng.Rau được thu hoạch ăn hàng ngày.Và đây là thùng gỗ chuyên trồng cà chua.Gốc cà tím cho quả to và dài.
Chủ nhân của vườn rau sân thượng được thiết kế xanh - sạch - đẹp này là chị Phạm Ngọc, 25 tuổi, đến từ quận Gò Vấp, TP HCM. Hiện tại, chị Ngọc đang cùng ông xã làm tại công ty gia đình. Tuy mới chỉ bắt tay trồng rau từ tháng 2/2017 nhưng cho đến nay, sân thượng của gia đình chị đã được phủ xanh và quy hoạch rất gọn gàng.
Vườn sân thượng của chị Ngọc có diện tích 30m2 với một số loại rau điển hình như: củ cải, rau muống, cải thìa, cà tím, đậu cove, mướp hương, cà chua, bầu, mồng tơi, mướp đắng, đậu bắp, dưa leo, su hào, ớt... Điểm đặc biệt là các loại rau đều được trồng trong thùng gỗ rất sạch và quy củ.
Chị Ngọc cho biết: "Khó khăn ban đầu của người mới trồng trọt như mình là không biết cách làm đất, gieo hạt rồi cho đến việc chăm sóc. Sau này, mình chăm chỉ học hỏi kinh nghiệm trên mạng, từ đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng, thuận lợi và dễ dàng hơn".
Bí quyết để có vườn rau xanh mướt của chị Ngọc chính là cách làm đất trồng cho từng loại cây. Ví dụ như dưa leo, mướp hương thì chị chọn đất thịt + chút trấu hun + phân trùn quế + chút xơ dừa. Còn với bầu, su hào, dưa leo, rau đay, bí siêu đọt, chị giữ tỉ lệ trên và loại bỏ trấu hun ra, thay bằng phân bò khô.
Với hạt giống cây trồng, chị Ngọc thường mua ở siêu thị. Từ lúc ươm hạt cho đến khi gieo hạt vào bầu đất, chị chăm sóc bình thường, chỉ lưu ý đặt bầu đất ở nơi nắng nhẹ để cây phát triển. Đến khi cây ra 2-3 lá thật thì chị bón thêm một chút phân chuồng ủ hoai cách xa gốc nhất có thể và chờ đến khi cây được 5 lá sẽ cho cây ra đất trồng đã được lót bằng nhiều phân chuồng ủ. Đây là cách chăm sóc dành cho rau ngắn ngày.
Khi trồng các loại củ, quả, chị Phạm Ngọc thường bón thêm chút NPK 10-10-10 hoà với nước và tưới xa gốc ít nhất 15cm. Công đoạn này thực hiện 2 lần cách nhau 10 ngày, sau đó duy trì dùng 1 lượng phân chuồng ủ hoai vừa đủ trong suốt quá trình cây cho hoa, quả/tạo củ.
Để diệt sâu bọ, chị Ngọc chọn cách bắt thủ công chứ không dùng bẫy hay thuốc. Vì vườn rau nhà chị rất ít sâu bọ phá hoại, chỉ có chim sẻ, sáng nào chúng cũng sà cả đàn xuống sân thượng ăn rau cải nên hơi mất công để canh chừng và đuổi chim đi.
Nói về cách trồng rau thùng gỗ, chị tâm sự, bản thân tự học trên mạng, đa phần từ các trang web nước ngoài. Thùng gỗ thoát nước tốt, an toàn, sạch sẽ, rất thuận tiện cho việc chăm sóc rau nhưng có nhược điểm là độ bền kém. Cứ khoảng 3 năm không được gia cố thì phải thay thùng khác và chi phí cho chúng cũng tốn kém nếu đi mua còn tự làm được sẽ tiết kiệm hơn. Thùng nhựa hoặc thùng xốp vẫn là kinh tế nhất.
Hiện tại vườn rau của chị Phạm Ngọc cho thu hoạch đều 1-2 kg rau, củ, quả mỗi ngày do chị luân phiên trồng rồi thu hoạch chứ không trồng đồng loạt. Trong hình là giàn mướp đắng và mướp hương sai trĩu trên sân thượng gia đình chị.
Vườn rau sân thượng hiện đủ ăn nhưng chị Ngọc vẫn muốn trồng thêm rau ngót, cải xanh và rau dền. Riêng mướp đắng, mướp hương, cà tím, cà chua và rau cải, chị đem tặng bạn bè cũng nhiều vì không tiêu thụ hết, đặc biệt là mướp đắng.
Để tăng cường dinh dưỡng cho đất, chị Ngọc còn chôn trứng xuống dưới đất. Lưu ý là phải chôn trứng sâu dưới đất để khi trứng thối không bốc mùi khó chịu. Canxi từ trứng sẽ giúp cây phát triển nhanh hơn.
Rau cải ngọt và cải cay lá xanh tươi, mỡ màng.
Rau được thu hoạch ăn hàng ngày.
Và đây là thùng gỗ chuyên trồng cà chua.
Gốc cà tím cho quả to và dài.