Vườn nguyệt quế này của lão nông Lê Bá Sanh, ngụ ấp 14, xã Long Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Để có được vườn kiểng với hơn 120 cây nguyệt quế như hiện nay, ông mất khoảng 35 năm để sưu tầm, chăm sóc.Toàn khu vườn có diện tích 9.000 mét vuông, là nơi sinh trưởng của hơn trăm cây nguyệt quế. Tất cả đều được ông lên chậu, tạo dáng và chăm sóc cẩn thận.Cây nguyệt quế lớn nhất vườn có chu vi thân cây hơn 1,2 mét, 35 năm tuổi, được trồng từ hạt giống có nguồn gốc tỉnh Tiền Giang. Theo ông Sanh, nhiều người chơi hoa kiểng đến vườn có ý chào mua cây với giá nhiều tỷ đồng, nhưng ông không bán. Ông cho biết bản thân rất yêu loài cây này, được chăm sóc và nhìn thấy cây phát triển là niềm hạnh phúc, ông chưa suy nghĩa nhiều đến giá trị vật chất của cây. Trong vườn, có hơn 800 cây có tuổi ít nhất 15 năm, hàng chục cây trong số này đã hơn 30 năm tuổi, có giá trị hàng tỷ đồng/cây.Một chùm hoa nguyệt quế trong buổi sáng sớm. Hoa của loài cây này có mùi thơm đặc trưng. Hoa nguyệt quế tượng trưng cho sự thuần khiết. Trong tâm thức của nhiều người Việt, hoa còn là biểu tượng của thành công, chiến thắng.Cây nguyệt quế mà người Việt Nam ta thường gọi có tên chính xác là nguyệt quới, còn được gọi là nguyệt quất hoặc cửu lý hương.Cây nguyệt quế được nhiều người thích và trồng làm cảnh vì cây dáng đẹp, hoa có mùi thơm dễ chịu và trên hết, cây là biểu tượng cho người quân tử, cho sự thành công, chiến thắng.Nguyệt quế dù là cây dễ trồng, nhưng người trồng cần phải biết cách chăm sóc, cẩn thận vun gốc, tạo dáng cây. Cây dễ bị sâu đục thân tấn công, người trồng cần thường xuyên theo dõi sự phát triển của cây, kịp thời phát hiện mầm bệnh và dùng thuốc xử lý.Tất cả cây nguyệt quế tại vườn đều được lên chậu, bồn để tiện chăm sóc. Bồn cây được làm thủ công, có chu vi hơn 5 mét, dùng gạch ngói cố định đất. Theo ông Sanh, bồn cây cần có chu vi tương đối lớn để thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển của cây trong nhiều năm, tránh trường hợp làm bồn nhỏ, phải liên tục đổi bồn vì cây lớn khá nhanh.Một cây nguyệt quế có tạo hình uốn lượn khá đặc biệt. Theo nhiều người rành về cây kiểng, dáng của nguyệt quế là một trong những yếu tố làm nên giá trị của cây.Theo nhiều người, nguyệt quế sẽ mang đến tiền tài cho gia chủ, có ý nghĩa tâm linh như trừ tà, xua đuổi những điều xui xẻo trong cuộc sống.Ông cho biết dịp tết 2020 sắp tới, ông sẽ xuất bán một ít cây theo đặt hàng của những người chơi hoa kiểng mà ông thân quen.Thay vì dùng đất vườn để trồng cây ăn trái như nhiều người, ông Sanh cải tạo toàn bộ phần đất vườn để trồng cây nguyệt quế. Đây cũng là tâm huyết nhiều năm của lão nông này.
Vườn nguyệt quế này của lão nông Lê Bá Sanh, ngụ ấp 14, xã Long Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Để có được vườn kiểng với hơn 120 cây nguyệt quế như hiện nay, ông mất khoảng 35 năm để sưu tầm, chăm sóc.
Toàn khu vườn có diện tích 9.000 mét vuông, là nơi sinh trưởng của hơn trăm cây nguyệt quế. Tất cả đều được ông lên chậu, tạo dáng và chăm sóc cẩn thận.
Cây nguyệt quế lớn nhất vườn có chu vi thân cây hơn 1,2 mét, 35 năm tuổi, được trồng từ hạt giống có nguồn gốc tỉnh Tiền Giang. Theo ông Sanh, nhiều người chơi hoa kiểng đến vườn có ý chào mua cây với giá nhiều tỷ đồng, nhưng ông không bán. Ông cho biết bản thân rất yêu loài cây này, được chăm sóc và nhìn thấy cây phát triển là niềm hạnh phúc, ông chưa suy nghĩa nhiều đến giá trị vật chất của cây. Trong vườn, có hơn 800 cây có tuổi ít nhất 15 năm, hàng chục cây trong số này đã hơn 30 năm tuổi, có giá trị hàng tỷ đồng/cây.
Một chùm hoa nguyệt quế trong buổi sáng sớm. Hoa của loài cây này có mùi thơm đặc trưng. Hoa nguyệt quế tượng trưng cho sự thuần khiết. Trong tâm thức của nhiều người Việt, hoa còn là biểu tượng của thành công, chiến thắng.
Cây nguyệt quế mà người Việt Nam ta thường gọi có tên chính xác là nguyệt quới, còn được gọi là nguyệt quất hoặc cửu lý hương.
Cây nguyệt quế được nhiều người thích và trồng làm cảnh vì cây dáng đẹp, hoa có mùi thơm dễ chịu và trên hết, cây là biểu tượng cho người quân tử, cho sự thành công, chiến thắng.
Nguyệt quế dù là cây dễ trồng, nhưng người trồng cần phải biết cách chăm sóc, cẩn thận vun gốc, tạo dáng cây. Cây dễ bị sâu đục thân tấn công, người trồng cần thường xuyên theo dõi sự phát triển của cây, kịp thời phát hiện mầm bệnh và dùng thuốc xử lý.
Tất cả cây nguyệt quế tại vườn đều được lên chậu, bồn để tiện chăm sóc. Bồn cây được làm thủ công, có chu vi hơn 5 mét, dùng gạch ngói cố định đất. Theo ông Sanh, bồn cây cần có chu vi tương đối lớn để thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển của cây trong nhiều năm, tránh trường hợp làm bồn nhỏ, phải liên tục đổi bồn vì cây lớn khá nhanh.
Một cây nguyệt quế có tạo hình uốn lượn khá đặc biệt. Theo nhiều người rành về cây kiểng, dáng của nguyệt quế là một trong những yếu tố làm nên giá trị của cây.
Theo nhiều người, nguyệt quế sẽ mang đến tiền tài cho gia chủ, có ý nghĩa tâm linh như trừ tà, xua đuổi những điều xui xẻo trong cuộc sống.
Ông cho biết dịp tết 2020 sắp tới, ông sẽ xuất bán một ít cây theo đặt hàng của những người chơi hoa kiểng mà ông thân quen.
Thay vì dùng đất vườn để trồng cây ăn trái như nhiều người, ông Sanh cải tạo toàn bộ phần đất vườn để trồng cây nguyệt quế. Đây cũng là tâm huyết nhiều năm của lão nông này.