Người dân địa phương thường gọi đây là cây quả máu - một loại thực vật thân dây leo, lá nhỏ dài khoảng 10-15cm, có gân lá nổi màu sáng.Loại trái cây này được gọi là “quả máu” do thịt quả có màu đỏ tươi và đặc sánh y như máu.Cây ra hoa, đậu quả từ tháng 2-6 hàng năm và bắt đầu chín từ cuối tháng 6 kéo sang đầu tháng 7.Trước kia, loại cây này mọc dại trong rừng, sau đó được người dân đem về trồng. Sau khi trồng khoảng 5 năm mới ra hoa lần đầu.Quả cây mọc thành chùm, có hình bầu dục, thuôn về phía cuống. Khi chùm quả còn nhỏ và chưa chín trông sẽ giống như chùm nho xanh.Khi chín, chùm quả chuyển dần từ màu xanh sang màu phớt hồng, khi đủ chín thì chuyển sang màu đỏ tươi như máu, chín kỹ sẽ chuyển sang màu tím đen.Giống quả này khi chín có vị chua chua ngọt ngọt rất dễ ăn, có tác dụng bổ máu, bồi bổ cơ thể.Ngoài việc ăn tươi như những loại trái cây khác thì quả máu còn có thể dùng để ngâm rượu.Trước khi ngâm rượu, người ta dùng dao nhỏ bổ nhẹ quả máu từ phía rốn theo hình dấu nhân rồi cho vào bình ngâm theo tỉ lệ 1kg quả với 3 lít rượu trắng, đậy kín nắp ngâm trong khoảng 3-4 tháng rồi sử dụng.Quả máu sau 3 tháng ngâm rượu có màu đỏ rất đẹp, tỏa ra mùi thơm riêng biệt, nồng độ rượu vừa phải và dễ uống.Để ăn quả máu thì phải dùng tay bóp nhẹ, nặn, chà xung quanh cho mềm, chuyển màu tím đen rồi mới nặn ra 1 chất dịch như máu đỏ để ăn.Những năm gần đây, số lượng cây quả máu mọc tự nhiên trong rừng ngày càng khan hiếm. Cây người dân trồng cũng được khai thác mạnh để làm dược liệu xuất khẩu.Người dân thường khai thác thân cây dạng dây leo, chặt thành từng khúc rồi bán cho thương lái Trung Quốc hoặc các đầu nậu thu gom trong nội địa rồi xuất tiểu ngạch sang phía bên kia biên giới.Sản lượng quả máu ít trong khi nhu cầu mua nhiều nên giá loại quả này tăng theo từng mùa.Giá ban đầu chỉ 30-50.000 đồng/kg nhưng sang đến mùa quả năm nay, giá bán quả máu đã lên đến 120.000 đồng/kg.Cuối mùa quả máu, có khách trả đến 150.000 đồng/kg. Tuy giá cao như vậy nhưng người dân địa phương cho hay, đôi khi họ cũng không có hàng để bán.Nếu thời tiết thuận lợi, sản lượng cây quả máu được người dân trồng đạt tới gần 50kg/vụ.Còn nếu bị sâu phá hoại, côn trùng "tấn công" ăn quả máu, sản lượng chỉ đạt 20 - 25kg/vụ.Để bảo vệ quả máu, người dân phải dùng các bao ni lông, châm lỗ nhỏ trên thân bao rồi trùm bên ngoài chùm quả.
Người dân địa phương thường gọi đây là cây quả máu - một loại thực vật thân dây leo, lá nhỏ dài khoảng 10-15cm, có gân lá nổi màu sáng.
Loại trái cây này được gọi là “quả máu” do thịt quả có màu đỏ tươi và đặc sánh y như máu.
Cây ra hoa, đậu quả từ tháng 2-6 hàng năm và bắt đầu chín từ cuối tháng 6 kéo sang đầu tháng 7.
Trước kia, loại cây này mọc dại trong rừng, sau đó được người dân đem về trồng. Sau khi trồng khoảng 5 năm mới ra hoa lần đầu.
Quả cây mọc thành chùm, có hình bầu dục, thuôn về phía cuống. Khi chùm quả còn nhỏ và chưa chín trông sẽ giống như chùm nho xanh.
Khi chín, chùm quả chuyển dần từ màu xanh sang màu phớt hồng, khi đủ chín thì chuyển sang màu đỏ tươi như máu, chín kỹ sẽ chuyển sang màu tím đen.
Giống quả này khi chín có vị chua chua ngọt ngọt rất dễ ăn, có tác dụng bổ máu, bồi bổ cơ thể.
Ngoài việc ăn tươi như những loại trái cây khác thì quả máu còn có thể dùng để ngâm rượu.
Trước khi ngâm rượu, người ta dùng dao nhỏ bổ nhẹ quả máu từ phía rốn theo hình dấu nhân rồi cho vào bình ngâm theo tỉ lệ 1kg quả với 3 lít rượu trắng, đậy kín nắp ngâm trong khoảng 3-4 tháng rồi sử dụng.
Quả máu sau 3 tháng ngâm rượu có màu đỏ rất đẹp, tỏa ra mùi thơm riêng biệt, nồng độ rượu vừa phải và dễ uống.
Để ăn quả máu thì phải dùng tay bóp nhẹ, nặn, chà xung quanh cho mềm, chuyển màu tím đen rồi mới nặn ra 1 chất dịch như máu đỏ để ăn.
Những năm gần đây, số lượng cây quả máu mọc tự nhiên trong rừng ngày càng khan hiếm. Cây người dân trồng cũng được khai thác mạnh để làm dược liệu xuất khẩu.
Người dân thường khai thác thân cây dạng dây leo, chặt thành từng khúc rồi bán cho thương lái Trung Quốc hoặc các đầu nậu thu gom trong nội địa rồi xuất tiểu ngạch sang phía bên kia biên giới.
Sản lượng quả máu ít trong khi nhu cầu mua nhiều nên giá loại quả này tăng theo từng mùa.
Giá ban đầu chỉ 30-50.000 đồng/kg nhưng sang đến mùa quả năm nay, giá bán quả máu đã lên đến 120.000 đồng/kg.
Cuối mùa quả máu, có khách trả đến 150.000 đồng/kg. Tuy giá cao như vậy nhưng người dân địa phương cho hay, đôi khi họ cũng không có hàng để bán.
Nếu thời tiết thuận lợi, sản lượng cây quả máu được người dân trồng đạt tới gần 50kg/vụ.Còn nếu bị sâu phá hoại, côn trùng "tấn công" ăn quả máu, sản lượng chỉ đạt 20 - 25kg/vụ.
Để bảo vệ quả máu, người dân phải dùng các bao ni lông, châm lỗ nhỏ trên thân bao rồi trùm bên ngoài chùm quả.