Chị Trần Thị Nguyệt Thanh (ngụ phường 2, TP. Đà Lạt) cho biết sau những cơn mưa đêm rả rích, cô và những người bạn sáng sớm lại rủ nhau lên rừng thông tìm nấm. Theo chị Thanh, hái nấm ở rừng thông rất thú vị. Nấm thường mọc thành cụm, ai may mắn gặp được coi như “trúng số”! Cảm giác khi tìm được “ổ” nấm không gì vui sướng hơn...Có kinh nghiệm hái nấm lâu năm, chị Thanh chia sẻ người hái phải có kinh nghiệm phân biệt nấm, vì một số loại nấm thường và nấm độc có hình dáng, màu sắc khá giống nhau. Ngoài ra, mỗi loại nấm lại mọc ở khu vực riêng, ít khi mọc chung với nhau, và cũng chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn…Nấm rừng thông sau khi thu hái, đem về rửa sạch rồi cho vào bao nilon bảo quản trong tủ lạnh. Khi ăn có thể đem ra chế biến thành nhiều món như xào, lẩu, nấu canh, trộn gỏi… để thưởng thức hương vị nấm rừng rất thơm ngon, bổ dưỡng.Hiện tại trên thị trường, nấm gan bò (nấm có màu vàng, vị ăn giống gan bò) có giá khoảng 500.000 – 800.000 đồng/kg, được người dân Hà Nội, TP.HCM săn tìm, mua về chế biến, làm quà. Các loại nấm như đùi gà (nấm trắng, hương vị ngọt, thơm như thịt gà ), san hô, nấm thông cũng có giá 350.000 – 400.000 đồng/kg nhưng không có nhiều để bán.Chị Phượng, một người dân Đà Lạt cho hay: Trước đây rừng thông còn nhiều, nấm mọc nhiều và dễ tìm. Những năm gần đây, diện tích rừng bị thu hẹp, khí hậu thay đổi khiến nấm ít đi. Trong khi đó nhiều người đang tìm nấm theo kiểu tận diệt. Họ xới đất lấy tất cả nấm lớn, nấm con đem về bán mà không nghĩ tới việc để dành nấm cho mùa sau, khiến nấm rừng cũng ngày càng ít hơn...
Chị Trần Thị Nguyệt Thanh (ngụ phường 2, TP. Đà Lạt) cho biết sau những cơn mưa đêm rả rích, cô và những người bạn sáng sớm lại rủ nhau lên rừng thông tìm nấm. Theo chị Thanh, hái nấm ở rừng thông rất thú vị. Nấm thường mọc thành cụm, ai may mắn gặp được coi như “trúng số”! Cảm giác khi tìm được “ổ” nấm không gì vui sướng hơn...
Có kinh nghiệm hái nấm lâu năm, chị Thanh chia sẻ người hái phải có kinh nghiệm phân biệt nấm, vì một số loại nấm thường và nấm độc có hình dáng, màu sắc khá giống nhau. Ngoài ra, mỗi loại nấm lại mọc ở khu vực riêng, ít khi mọc chung với nhau, và cũng chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn…
Nấm rừng thông sau khi thu hái, đem về rửa sạch rồi cho vào bao nilon bảo quản trong tủ lạnh. Khi ăn có thể đem ra chế biến thành nhiều món như xào, lẩu, nấu canh, trộn gỏi… để thưởng thức hương vị nấm rừng rất thơm ngon, bổ dưỡng.
Hiện tại trên thị trường, nấm gan bò (nấm có màu vàng, vị ăn giống gan bò) có giá khoảng 500.000 – 800.000 đồng/kg, được người dân Hà Nội, TP.HCM săn tìm, mua về chế biến, làm quà. Các loại nấm như đùi gà (nấm trắng, hương vị ngọt, thơm như thịt gà ), san hô, nấm thông cũng có giá 350.000 – 400.000 đồng/kg nhưng không có nhiều để bán.
Chị Phượng, một người dân Đà Lạt cho hay: Trước đây rừng thông còn nhiều, nấm mọc nhiều và dễ tìm. Những năm gần đây, diện tích rừng bị thu hẹp, khí hậu thay đổi khiến nấm ít đi. Trong khi đó nhiều người đang tìm nấm theo kiểu tận diệt. Họ xới đất lấy tất cả nấm lớn, nấm con đem về bán mà không nghĩ tới việc để dành nấm cho mùa sau, khiến nấm rừng cũng ngày càng ít hơn...