Vải thiều Thanh Hà là loại vải đặc sản nổi tiếng, có màu đỏ hồng rực rỡ rất đẹp. Vải dày cùi, thơm ngọt.Tháng 6 là thời điểm thu hoạch vải tại Thanh Hà (Hải Dương). Theo ghi nhận tại Thanh Hà, giá vải mua buôn là 15 nghìn đồng/kg hoặc có thể rẻ hơn.Quả vải cơ bản khó bảo quản, nhanh xuống màu, việc thu hái và đem bán đều vẫn rất vất vảTheo người trồng vải, năm nay, sản lượng các cây vải không cao, giá mua cũng không cao, vừa mất mùa vừa mất giá.Vải thiều Thanh Hà đã có thể xuất khẩu đi Nhật Bản, Anh, Australia, Mỹ.Nhưng đó là các loại vải VietGAP, có cấp mã số. Phần còn lại vẫn chủ yếu bán ở thị trường trong nước hoặc qua thị trường Trung QuốcNgười dân cho biết giá cả vẫn chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc là chính, thị trường trong nước tiêu thụ không nhiều so với sản lượng.Cây vải thiều tổ ở Thanh Hà có tuổi đời khoảng 200 năm. Nhiều cây trong các vườn của người dân có tuổi đời từ 30 đến 50 năm. Chăm sóc cây vải, thu hái vải khá vất vả khi quả vải vào mùa vụ đúng lúc nắng nóng, song những người nông dân trồng vải đều đã quen với việc này bao năm nay.Cô An, một người dân trồng vải, cho biết dù có vất vả, giá cả lên xuống, có năm thu chỉ đủ bù chi nhưng người dân vẫn cố gắng giữ cây vải, giữ gìn phát triển giống quả vải đặc sản quê hương. Giờ đây, nhiều nhà đã không giữ cây vải nữa, lực lượng lao động trẻ có nhiều lựa chọn công việc hơn thay vì gắn với vườn vải như thế hệ trước.Bà Yến bên số vài thu hoạch từ cây vải cổ ngay trong vườn nhà. Niềm vui của bà giờ nằm ở việc vẫn có cây vài, con cháu đi xa cứ đến mùa là về hái vải.
Vải thiều Thanh Hà là loại vải đặc sản nổi tiếng, có màu đỏ hồng rực rỡ rất đẹp. Vải dày cùi, thơm ngọt.
Tháng 6 là thời điểm thu hoạch vải tại Thanh Hà (Hải Dương). Theo ghi nhận tại Thanh Hà, giá vải mua buôn là 15 nghìn đồng/kg hoặc có thể rẻ hơn.
Quả vải cơ bản khó bảo quản, nhanh xuống màu, việc thu hái và đem bán đều vẫn rất vất vả
Theo người trồng vải, năm nay, sản lượng các cây vải không cao, giá mua cũng không cao, vừa mất mùa vừa mất giá.
Vải thiều Thanh Hà đã có thể xuất khẩu đi Nhật Bản, Anh, Australia, Mỹ.
Nhưng đó là các loại vải VietGAP, có cấp mã số. Phần còn lại vẫn chủ yếu bán ở thị trường trong nước hoặc qua thị trường Trung Quốc
Người dân cho biết giá cả vẫn chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc là chính, thị trường trong nước tiêu thụ không nhiều so với sản lượng.
Cây vải thiều tổ ở Thanh Hà có tuổi đời khoảng 200 năm. Nhiều cây trong các vườn của người dân có tuổi đời từ 30 đến 50 năm. Chăm sóc cây vải, thu hái vải khá vất vả khi quả vải vào mùa vụ đúng lúc nắng nóng, song những người nông dân trồng vải đều đã quen với việc này bao năm nay.
Cô An, một người dân trồng vải, cho biết dù có vất vả, giá cả lên xuống, có năm thu chỉ đủ bù chi nhưng người dân vẫn cố gắng giữ cây vải, giữ gìn phát triển giống quả vải đặc sản quê hương. Giờ đây, nhiều nhà đã không giữ cây vải nữa, lực lượng lao động trẻ có nhiều lựa chọn công việc hơn thay vì gắn với vườn vải như thế hệ trước.
Bà Yến bên số vài thu hoạch từ cây vải cổ ngay trong vườn nhà. Niềm vui của bà giờ nằm ở việc vẫn có cây vài, con cháu đi xa cứ đến mùa là về hái vải.