Củ kiệu (giới bạch, tiển toán, tiểu căn toán) hay còn có tên tiếng Anh là Allium chinense G.Don. Củ kiệu thuộc dòng họ nhà hành. Phần đầu của củ kiệu có màu trắng to, hơi phình ra. Nhìn nó rất giống hành nhưng kiệu lại nhỏ hơn hành nhiều. (Ảnh: Sưu tầm).Củ kiệu được trồng quanh năm nhưng người dân thường trồng chủ yếu tháng 9-1 để thu hoạch vào dịp cận Tết. Kiệu được có chiều dài từ 15 - 35cm. Phần củ kiệu được trồng dưới đất tầm 3 - 5cm. (Ảnh: Trọng Trung/Nông nghiệp Việt Nam).Ở Việt Nam, củ kiệu được trồng ở các tỉnh miền Trung, sau này được trồng nhiều ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. (Ảnh: Kinh tế & Đô thị).Trên thị trường dịp Tết, giá củ kiệu loại 1 (loại có kích cỡ to, sạch đất…) dao động từ 70.000-75.000 đồng/kg; củ kiệu loại 2 và loại 3 giá trong khoảng 45.000-60.000 đồng/kg. (Ảnh: Tiền Phong).Đại diện một số đầu mối cung cấp cho biết, giá củ kiệu Tết năm nay cao hơn thời điểm này năm ngoái từ 15.000-25.000 đồng/kg. Giá kiệu tăng cao là do giá thu mua từ các vùng trồng đã lên đến 55.000-60.000 đồng/kg. (Ảnh: Tiền Phong).Thông tin trên báo Tiền Phong, ông Nguyễn Lê Quốc Tuấn - Tổng giám đốc Công ty Chế biến Thực phẩm công nghệ Sông Hương (Sông Hương Foods) - cho biết, giá củ kiệu năm nay công ty nhập vào cao gấp đôi năm ngoái vì hàng khan hiếm. Do nguyên liệu hiếm, giá cao, Tết này sản lượng củ kiệu Sông Hương Foods tung ra thị trường chỉ bằng 1/3 năm ngoái. (Ảnh: Sưu tầm)."Rút kinh nghiệm, năm sau Sông Hương Foods sẽ về Đồng Tháp làm việc với nông dân từ tháng 6 để lên kế hoạch trồng, cung ứng đủ cho công ty. Đây là vùng trồng cho củ kiệu to, trắng tinh tự nhiên và để lâu không bị mềm, thích hợp với công nghệ chế biến của công ty dù giá cao nhất thị trường”, ông Tuấn chia sẻ. (Ảnh: Sưu tầm).Củ kiệu làm sạch và phơi héo ngâm cùng với cà rốt, đu đủ, củ hành, ớt làm dưa. Món truyền thống này ăn kèm với bánh chưng, bánh tét trong ngày Tết. (Ảnh: Sưu tầm).
Củ kiệu (giới bạch, tiển toán, tiểu căn toán) hay còn có tên tiếng Anh là Allium chinense G.Don. Củ kiệu thuộc dòng họ nhà hành. Phần đầu của củ kiệu có màu trắng to, hơi phình ra. Nhìn nó rất giống hành nhưng kiệu lại nhỏ hơn hành nhiều. (Ảnh: Sưu tầm).
Củ kiệu được trồng quanh năm nhưng người dân thường trồng chủ yếu tháng 9-1 để thu hoạch vào dịp cận Tết. Kiệu được có chiều dài từ 15 - 35cm. Phần củ kiệu được trồng dưới đất tầm 3 - 5cm. (Ảnh: Trọng Trung/Nông nghiệp Việt Nam).
Ở Việt Nam, củ kiệu được trồng ở các tỉnh miền Trung, sau này được trồng nhiều ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. (Ảnh: Kinh tế & Đô thị).
Trên thị trường dịp Tết, giá củ kiệu loại 1 (loại có kích cỡ to, sạch đất…) dao động từ 70.000-75.000 đồng/kg; củ kiệu loại 2 và loại 3 giá trong khoảng 45.000-60.000 đồng/kg. (Ảnh: Tiền Phong).
Đại diện một số đầu mối cung cấp cho biết, giá củ kiệu Tết năm nay cao hơn thời điểm này năm ngoái từ 15.000-25.000 đồng/kg. Giá kiệu tăng cao là do giá thu mua từ các vùng trồng đã lên đến 55.000-60.000 đồng/kg. (Ảnh: Tiền Phong).
Thông tin trên báo Tiền Phong, ông Nguyễn Lê Quốc Tuấn - Tổng giám đốc Công ty Chế biến Thực phẩm công nghệ Sông Hương (Sông Hương Foods) - cho biết, giá củ kiệu năm nay công ty nhập vào cao gấp đôi năm ngoái vì hàng khan hiếm. Do nguyên liệu hiếm, giá cao, Tết này sản lượng củ kiệu Sông Hương Foods tung ra thị trường chỉ bằng 1/3 năm ngoái. (Ảnh: Sưu tầm).
"Rút kinh nghiệm, năm sau Sông Hương Foods sẽ về Đồng Tháp làm việc với nông dân từ tháng 6 để lên kế hoạch trồng, cung ứng đủ cho công ty. Đây là vùng trồng cho củ kiệu to, trắng tinh tự nhiên và để lâu không bị mềm, thích hợp với công nghệ chế biến của công ty dù giá cao nhất thị trường”, ông Tuấn chia sẻ. (Ảnh: Sưu tầm).
Củ kiệu làm sạch và phơi héo ngâm cùng với cà rốt, đu đủ, củ hành, ớt làm dưa. Món truyền thống này ăn kèm với bánh chưng, bánh tét trong ngày Tết. (Ảnh: Sưu tầm).