Trại chim chào mào đột biến của anh Lê Quang Huy (sinh năm 1986) - Chủ tịch CLB chim chào mào Tây Hồ nằm trong ngõ 41 An Dương Vương (quận Tây Hồ, Hà Nội).Trại chim hiện có khoảng 200 cá thể chim chào mào đột biến (thể bạch tạng) nhập từ Thái Lan. Giá trị của những con chim non vào khoảng 8-10 triệu đồng, còn giá trị của những con chim trưởng thành, đã giành nhiều giải có thể lên tới vài trăm triệu đồng.Mỗi chuồng nuôi có diện tích khoảng 10 mét vuông, có camera theo dõi 24/24.Mỗi năm, trại chim của anh Huy nhân giống được khoảng 100 – 200 con, mang về doanh thu vài tỷ đồng.Một con chim chào mào núi có bộ lông đen pha vàng khá nổi bật giữa đàn chim chào mào bạch tạng của anh Huy.Chuối là thức ăn ưa thích của chim chào mào. Chuối cung cấp lượng lớn dưỡng chất kali và tinh bột giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và bài tiết.Bên cạnh đó, sâu quy (sâu gạo) cũng là nguồn thức ăn không thể thiếu của chim chào mào, đặc biệt trong giai đoạn huấn luyện để đi thi đấu.Trại chim còn có một khu vực riêng để nuôi những con chim chào mào mới lớn, đang tập hót. Tại đây, mỗi con chim đều được nuôi tách biệt trong một lồng chim. Sau khi "tốt nghiệp", chúng mới được chuyển sang khu vực chuồng nuôi tập trung để ở cùng những con khác.Tại khu vực nuôi chim mới lớn, anh Huy đặt những chiếc radio mini phát ra tiếng chim chào mào kêu 24/24 để chim tập hót.Những con chim chất lượng nhất tại trại sẽ được anh Huy mang về nhà để trực tiếp chăm nuôi và huấn luyện để tham gia các giải chim chào mào đấu hót.Trong ảnh là một "đấu sĩ" chào mào có mức giá 9 con số của anh Huy, đã mang về cho anh nhiều giải thưởng cao quý.Hàng ngày, anh thường cho các "đấu sĩ" chào mào đấu tập với nhau khoảng 15 phút để rèn luyện bản năng chiến đấu của chúng.Theo anh Huy, trước mỗi giải đấu, giai đoạn chuẩn bị chiếm tới 90% sự thành công. "Trong những giải đấu lớn, hàng trăm con chim chào mào sẽ đấu hót với nhau liên tục 3-5 tiếng để chọn ra nhà vô địch. Rất khắc nghiệt. Vậy nên sự chuẩn bị tốt nhất sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất”, anh Huy nói.
Trại chim chào mào đột biến của anh Lê Quang Huy (sinh năm 1986) - Chủ tịch CLB chim chào mào Tây Hồ nằm trong ngõ 41 An Dương Vương (quận Tây Hồ, Hà Nội).
Trại chim hiện có khoảng 200 cá thể chim chào mào đột biến (thể bạch tạng) nhập từ Thái Lan. Giá trị của những con chim non vào khoảng 8-10 triệu đồng, còn giá trị của những con chim trưởng thành, đã giành nhiều giải có thể lên tới vài trăm triệu đồng.
Mỗi chuồng nuôi có diện tích khoảng 10 mét vuông, có camera theo dõi 24/24.
Mỗi năm, trại chim của anh Huy nhân giống được khoảng 100 – 200 con, mang về doanh thu vài tỷ đồng.
Một con chim chào mào núi có bộ lông đen pha vàng khá nổi bật giữa đàn chim chào mào bạch tạng của anh Huy.
Chuối là thức ăn ưa thích của chim chào mào. Chuối cung cấp lượng lớn dưỡng chất kali và tinh bột giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và bài tiết.
Bên cạnh đó, sâu quy (sâu gạo) cũng là nguồn thức ăn không thể thiếu của chim chào mào, đặc biệt trong giai đoạn huấn luyện để đi thi đấu.
Trại chim còn có một khu vực riêng để nuôi những con chim chào mào mới lớn, đang tập hót. Tại đây, mỗi con chim đều được nuôi tách biệt trong một lồng chim. Sau khi "tốt nghiệp", chúng mới được chuyển sang khu vực chuồng nuôi tập trung để ở cùng những con khác.
Tại khu vực nuôi chim mới lớn, anh Huy đặt những chiếc radio mini phát ra tiếng chim chào mào kêu 24/24 để chim tập hót.
Những con chim chất lượng nhất tại trại sẽ được anh Huy mang về nhà để trực tiếp chăm nuôi và huấn luyện để tham gia các giải chim chào mào đấu hót.
Trong ảnh là một "đấu sĩ" chào mào có mức giá 9 con số của anh Huy, đã mang về cho anh nhiều giải thưởng cao quý.
Hàng ngày, anh thường cho các "đấu sĩ" chào mào đấu tập với nhau khoảng 15 phút để rèn luyện bản năng chiến đấu của chúng.
Theo anh Huy, trước mỗi giải đấu, giai đoạn chuẩn bị chiếm tới 90% sự thành công. "Trong những giải đấu lớn, hàng trăm con chim chào mào sẽ đấu hót với nhau liên tục 3-5 tiếng để chọn ra nhà vô địch. Rất khắc nghiệt. Vậy nên sự chuẩn bị tốt nhất sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất”, anh Huy nói.