Na ra quả từ thân
Đây là “tuyệt chiêu” do những nông dân trồng na của xã Huyền Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang). Trung tuần tháng 11.2013, một nông dân xóm Khuyên, xã Huyền Sơn (Lục Nam) thử nghiệm cắt cành để cho cây na thấp bớt, tránh gió bão. Sang xuân, cây chỉ chồi lộc ở thân chứ không ra hoa.Chủ vườn tiếp tục cắt cụt ngọn cành non mới mọc ra từ thân cây. Bất ngờ, sau 20-25 ngày, từ những kẽ lá của cành cây cụt đua nhau nhú hoa, đậu quả. Quả na thân gỗ hút dinh dưỡng trực tiếp từ thân cây nên căng mọng, ngọt lịm và nhiều nước.Dù ra hoa chậm hơn 1 tháng, nhưng năng suất vườn na diện tích 3 sào của ông vẫn đạt 2,1 tấn (tương đương 20 tấn/ha). Một thành tích mơ ước người trồng na. “Kỹ nghệ” trồng na độc nhất vô nhị này được phổ biến ra toàn vùng. Nhờ đó, người ta có thể điều khiển cây na chín sớm, chín muộn hay chín đúng vụ tùy thích bằng cách... cắt cành. (Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam)Vải ra quả từ thân
Đến thăm vườn vải thiều của gia đình ông Trần Văn Hành ở Bắc Giang những ngày này, ai cũng phải trầm trồ, khen ngợi khi tận mắt thấy hàng nghìn cây vải, cây nào cũng ra quả trên thân; quả nào cũng to, đẹp, mọng nước. Là người sáng tạo ra phương pháp cho vải thiều ra quả trên thân cây, ông Hành cho hay, áp dụng cách làm này người trồng vải có thu nhập cao hơn hẳn so với cách trồng vải truyền thống. Bởi, vải ra quả trên thân công việc chăm sóc, thu hoạch thuận tiện và đỡ tốn kém hơn. Ngoài ra, năng suất vải tăng khoảng 15 - 20kg/cây, chất lượng quả to đều, mẫu mã cũng đẹp hơn, giá bán cao hơn giá thị trường khoảng 1,5 lần.Kể về lý do cho ra đời những quả vải theo cách này, ông Hành cho hay, năm 2011, thấy vườn vải có nhiều cây giao tán vào nhau, ông đã bấm bớt cành nhỏ đầu tán để vườn có nhiều ánh sáng. Không ngờ sau đó, rất nhiều nhánh lộc mọc ra từ thân cây. Ông quan sát thấy những nhánh này ra hoa chi chít, khi thu hoạch, quả vải ra từ thân chất lượng ngon hơn, hình thức đẹp hơn.“Một vài vụ sau tôi rút ra kinh nghiệm, lộc ra từ thân ngay sau vụ thu hoạch thì bỏ đi, đợi lộc ra đợt kế tiếp mới để lại cho ra hoa. Đồng thời, cắt tỉa cành, hạn chế tán cây phát triển giúp ánh sáng tỏa xuống thân, rồi đồng loạt bón thúc cho cây. Ngoài ra, tôi còn áp dụng kỹ thuật khoanh vỏ cây để hạn chế ra nhiều lá, tạo chất lượng đậu quả cao hơn” - ông Hành chia sẻ thêm.Nho thân gỗ
Quả to bóng, đen láy, thơm ngọt mọc chi chít dọc thân cây với hình dáng kỳ lạ, bắt mắt đầy ấn tượng khiến cây nho thân gỗ đang trở thành đối tượng được săn tìm của những người yêu cây trái. Nho thân gỗ (Jabuticaba) là một loại cây thuộc họ nho nhưng khác với những loài nho thân leo thường thấy, loài nho này có quả không mọc trên cây thân leo, trên giàn mà mọc trực tiếp trên thân cây và cành cây.Ban đầu những quả nho thân gỗ có màu xanh rồi màu hồng và khi chín thì chuyển sang màu tím mọng nước và có thể ăn trực tiếp ngay sau khi hái.
Thời gian trở lại đây, nho thân gỗ được xem là một trong những loại cây gây “sốt” trên thị trường. Ở Việt Nam, mốt trồng cây nho thân gỗ khởi nguồn từ Đà Lạt. Tại đây, một số nhà vườn đã trồng và gây giống thành công loại cây này. Do thời gian trồng còn chưa lâu nên những cây nho thân gỗ ở Việt Nam chưa được sum suê như những cây nho thân gỗ trên thế giới.Cà chua thân gỗ
Cà chua thân gỗ có nguồn gốc ở Nam và Trung Mỹ, trong đó New Zealand được coi như là nơi đầu tiên được tìm thấy loại cà chua này vào cuối thể kỷ 19. Là một họ hàng xa của cây cà chua thông thường. Cà chua thân gỗ là cái tên được đặt vào những năm 1960 do một tổ chức trồng cây ở New Zealand. Cũng giống như các giống cà chua thông thường, cà chua thân gỗ có thể dùng để ăn ngay hoặc sử dụng trong chế biến các món ăn khác với vị ngọt ngào, hương vị đậm và tổng hợp nhiều loại vị khác.Thời điểm tốt nhất trồng loại cà chua thân gỗ này là vào mùa xuân khi giảm bớt các đợt sương. Cây thậm chí có thể cao tới 5m. Theo các chủ cửa hàng bán loại quả lạ này thì chúng được nhập trực tiếp từ Ecuador với giá khá đắt. Đắt gấp cả chục lần giá cà chua đen, cà chua đỏ, loại cà Tamarillo hay còn gọi là cà chua thân gỗ, hiện có giá lên đến 1 triệu đồng/kg.Quả này nhiều thịt, hình bầu dục hoặc hình elip, vỏ có màu vàng, màu cam đỏ. Khi ăn sẽ thấy hương vị thịt cùi thơm ngon, hơi chua ngọt, được đánh giá là loại cà chua giàu các vitamin và khoáng chất, có thể ăn tươi trực tiếp như các loại trái cây khác hoặc dùng để làm salad, ép nước uống và dùng xào nấu các món như bình thường.
Na ra quả từ thân
Đây là “tuyệt chiêu” do những nông dân trồng na của xã Huyền Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang). Trung tuần tháng 11.2013, một nông dân xóm Khuyên, xã Huyền Sơn (Lục Nam) thử nghiệm cắt cành để cho cây na thấp bớt, tránh gió bão. Sang xuân, cây chỉ chồi lộc ở thân chứ không ra hoa.
Chủ vườn tiếp tục cắt cụt ngọn cành non mới mọc ra từ thân cây. Bất ngờ, sau 20-25 ngày, từ những kẽ lá của cành cây cụt đua nhau nhú hoa, đậu quả. Quả na thân gỗ hút dinh dưỡng trực tiếp từ thân cây nên căng mọng, ngọt lịm và nhiều nước.
Dù ra hoa chậm hơn 1 tháng, nhưng năng suất vườn na diện tích 3 sào của ông vẫn đạt 2,1 tấn (tương đương 20 tấn/ha). Một thành tích mơ ước người trồng na. “Kỹ nghệ” trồng na độc nhất vô nhị này được phổ biến ra toàn vùng. Nhờ đó, người ta có thể điều khiển cây na chín sớm, chín muộn hay chín đúng vụ tùy thích bằng cách... cắt cành. (Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam)
Vải ra quả từ thân
Đến thăm vườn vải thiều của gia đình ông Trần Văn Hành ở Bắc Giang những ngày này, ai cũng phải trầm trồ, khen ngợi khi tận mắt thấy hàng nghìn cây vải, cây nào cũng ra quả trên thân; quả nào cũng to, đẹp, mọng nước. Là người sáng tạo ra phương pháp cho vải thiều ra quả trên thân cây, ông Hành cho hay, áp dụng cách làm này người trồng vải có thu nhập cao hơn hẳn so với cách trồng vải truyền thống. Bởi, vải ra quả trên thân công việc chăm sóc, thu hoạch thuận tiện và đỡ tốn kém hơn. Ngoài ra, năng suất vải tăng khoảng 15 - 20kg/cây, chất lượng quả to đều, mẫu mã cũng đẹp hơn, giá bán cao hơn giá thị trường khoảng 1,5 lần.
Kể về lý do cho ra đời những quả vải theo cách này, ông Hành cho hay, năm 2011, thấy vườn vải có nhiều cây giao tán vào nhau, ông đã bấm bớt cành nhỏ đầu tán để vườn có nhiều ánh sáng. Không ngờ sau đó, rất nhiều nhánh lộc mọc ra từ thân cây. Ông quan sát thấy những nhánh này ra hoa chi chít, khi thu hoạch, quả vải ra từ thân chất lượng ngon hơn, hình thức đẹp hơn.
“Một vài vụ sau tôi rút ra kinh nghiệm, lộc ra từ thân ngay sau vụ thu hoạch thì bỏ đi, đợi lộc ra đợt kế tiếp mới để lại cho ra hoa. Đồng thời, cắt tỉa cành, hạn chế tán cây phát triển giúp ánh sáng tỏa xuống thân, rồi đồng loạt bón thúc cho cây. Ngoài ra, tôi còn áp dụng kỹ thuật khoanh vỏ cây để hạn chế ra nhiều lá, tạo chất lượng đậu quả cao hơn” - ông Hành chia sẻ thêm.
Nho thân gỗ
Quả to bóng, đen láy, thơm ngọt mọc chi chít dọc thân cây với hình dáng kỳ lạ, bắt mắt đầy ấn tượng khiến cây nho thân gỗ đang trở thành đối tượng được săn tìm của những người yêu cây trái. Nho thân gỗ (Jabuticaba) là một loại cây thuộc họ nho nhưng khác với những loài nho thân leo thường thấy, loài nho này có quả không mọc trên cây thân leo, trên giàn mà mọc trực tiếp trên thân cây và cành cây.
Ban đầu những quả nho thân gỗ có màu xanh rồi màu hồng và khi chín thì chuyển sang màu tím mọng nước và có thể ăn trực tiếp ngay sau khi hái.
Thời gian trở lại đây, nho thân gỗ được xem là một trong những loại cây gây “sốt” trên thị trường. Ở Việt Nam, mốt trồng cây nho thân gỗ khởi nguồn từ Đà Lạt. Tại đây, một số nhà vườn đã trồng và gây giống thành công loại cây này. Do thời gian trồng còn chưa lâu nên những cây nho thân gỗ ở Việt Nam chưa được sum suê như những cây nho thân gỗ trên thế giới.
Cà chua thân gỗ
Cà chua thân gỗ có nguồn gốc ở Nam và Trung Mỹ, trong đó New Zealand được coi như là nơi đầu tiên được tìm thấy loại cà chua này vào cuối thể kỷ 19. Là một họ hàng xa của cây cà chua thông thường. Cà chua thân gỗ là cái tên được đặt vào những năm 1960 do một tổ chức trồng cây ở New Zealand. Cũng giống như các giống cà chua thông thường, cà chua thân gỗ có thể dùng để ăn ngay hoặc sử dụng trong chế biến các món ăn khác với vị ngọt ngào, hương vị đậm và tổng hợp nhiều loại vị khác.
Thời điểm tốt nhất trồng loại cà chua thân gỗ này là vào mùa xuân khi giảm bớt các đợt sương. Cây thậm chí có thể cao tới 5m. Theo các chủ cửa hàng bán loại quả lạ này thì chúng được nhập trực tiếp từ Ecuador với giá khá đắt. Đắt gấp cả chục lần giá cà chua đen, cà chua đỏ, loại cà Tamarillo hay còn gọi là cà chua thân gỗ, hiện có giá lên đến 1 triệu đồng/kg.
Quả này nhiều thịt, hình bầu dục hoặc hình elip, vỏ có màu vàng, màu cam đỏ. Khi ăn sẽ thấy hương vị thịt cùi thơm ngon, hơi chua ngọt, được đánh giá là loại cà chua giàu các vitamin và khoáng chất, có thể ăn tươi trực tiếp như các loại trái cây khác hoặc dùng để làm salad, ép nước uống và dùng xào nấu các món như bình thường.