Thời điểm này, nhà vườn Sáu Hải với 3 đời trồng mai vàng (phường Trường Thọ, TP Thủ Đức, TP.HCM) đang tất bật ngày đêm lặt lá mai để cây kịp đơm bông, khoe sắc chào xuân 2024.Mỗi năm vào mùa, nhà vườn sẽ thuê khoảng 50 nhân công để thực hiện công việc này. Tuy nhiên năm nay thị trường ảm đạm, sức mua giảm, nhà vườn đành huy động người nhà cùng lặt lá mai, không thuê thêm người để giảm bớt chi phí.Ông Huỳnh Văn Hải, chủ vườn mai Sáu Hải, tâm sự chỉ còn 15 ngày nữa sẽ đến Tết Nguyên đán tuy nhiên đến thời điểm hiện tại thị trường ế ẩm, số cây bán ra “nhỏ giọt”, người ghé đến thuê cây cũng không sôi động như mọi năm.“Nghề trồng mai chăm sóc quanh năm chỉ đợi cuối năm để có thu nhập nhưng tình hình mua bán quá thê thảm, bao chi phí vật tư, thuốc men, phân bón trở thành gánh nặng, tôi rất lo âu”, ông Hải chia sẻ. Nói về việc lặt lá, ông Hải cho biết đã tiến hành từ độ mùng 5 tháng chạp. “Mọi người không chỉ lặt vào ban ngày mà còn tranh thủ thắp đèn, xuống lá cả ban đêm để kịp tiến độ”.Lặt lá mai từ bao đời qua không chỉ là công việc lao động đơn thuần mà còn là một nét đẹp văn hóa trong ngày giáp tết.Công việc lặt lá mai tưởng chừng đơn giản nhưng đòi hỏi người lặt phải tập trung, khéo léo và quan trọng phải đúng kỹ thuật để tránh ảnh hưởng đến nụ hoa.Chủ vườn mai Sáu Hải cũng cho biết thêm, mùa tết trước nhân công đông sẽ hoàn thành việc lặt lá trong khoảng từ 3-5 ngày, riêng năm nay nhà vườn dự kiến hơn 10 ngày mới xong công đoạn này.Chủ vườn thông tin năm trước thuê nhân công vườn sẽ chi trả khoảng 300.000 đồng/người/ngày, mọi người cũng có thêm khoản thu nhập để mua sắm Tết. Riêng năm nay số cây bán ra không mấy khấm khá nên quyết định không thuê người ngoài để tiết kiệm chi phí.Hiện vườn đang sở hữu khoảng 600 cây, hơn 10 người đôi tay thoăn thoắt, cần mẫn từ sáng sớm đến tối muộn để kịp xuống lá cho các chậu mai.Các gốc mai tại vườn có mức dao động từ 300.000 đồng đến 500.000.000 đồng, mức giá cũng đã “hạ nhiệt” so với năm ngoái để thu hút khách.Bà Huỳnh Thị Mun tham gia lặt lá mai tại vườn Sáu Hải cho biết những cây mai cao phải cần từ 3 đến 4 người cùng làm. Người khoẻ sẽ bắc thang leo lên lặt tỉa tầng lá trên, những người còn lại sẽ ngắt lá ở tầng dưới.“Vì số lượng người lặt năm nay ít nên thay vì thông thường chỉ lặt đến 17 giờ thì tôi phải ở lại vườn lặt đến 21 giờ”, bà Mun nói.Ông Hải cũng chia sẻ hiện nay một số nhà vườn áp dụng cách phun thuốc để lá mai tự rụng, không cần lặt tuy nhiên cách làm này sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và giảm tuổi thọ cho cây mai.Hơn 1 tháng trước ảnh hưởng bởi thời tiết nắng mưa thất thường, một số cây tại vườn bung nụ, trổ hoa lác đác hiện đã được ngắt bỏ hết hoa, nuôi dưỡng lại kịp đón Tết.
Thời điểm này, nhà vườn Sáu Hải với 3 đời trồng mai vàng (phường Trường Thọ, TP Thủ Đức, TP.HCM) đang tất bật ngày đêm lặt lá mai để cây kịp đơm bông, khoe sắc chào xuân 2024.
Mỗi năm vào mùa, nhà vườn sẽ thuê khoảng 50 nhân công để thực hiện công việc này. Tuy nhiên năm nay thị trường ảm đạm, sức mua giảm, nhà vườn đành huy động người nhà cùng lặt lá mai, không thuê thêm người để giảm bớt chi phí.
Ông Huỳnh Văn Hải, chủ vườn mai Sáu Hải, tâm sự chỉ còn 15 ngày nữa sẽ đến Tết Nguyên đán tuy nhiên đến thời điểm hiện tại thị trường ế ẩm, số cây bán ra “nhỏ giọt”, người ghé đến thuê cây cũng không sôi động như mọi năm.
“Nghề trồng mai chăm sóc quanh năm chỉ đợi cuối năm để có thu nhập nhưng tình hình mua bán quá thê thảm, bao chi phí vật tư, thuốc men, phân bón trở thành gánh nặng, tôi rất lo âu”, ông Hải chia sẻ. Nói về việc lặt lá, ông Hải cho biết đã tiến hành từ độ mùng 5 tháng chạp. “Mọi người không chỉ lặt vào ban ngày mà còn tranh thủ thắp đèn, xuống lá cả ban đêm để kịp tiến độ”.
Lặt lá mai từ bao đời qua không chỉ là công việc lao động đơn thuần mà còn là một nét đẹp văn hóa trong ngày giáp tết.
Công việc lặt lá mai tưởng chừng đơn giản nhưng đòi hỏi người lặt phải tập trung, khéo léo và quan trọng phải đúng kỹ thuật để tránh ảnh hưởng đến nụ hoa.
Chủ vườn mai Sáu Hải cũng cho biết thêm, mùa tết trước nhân công đông sẽ hoàn thành việc lặt lá trong khoảng từ 3-5 ngày, riêng năm nay nhà vườn dự kiến hơn 10 ngày mới xong công đoạn này.
Chủ vườn thông tin năm trước thuê nhân công vườn sẽ chi trả khoảng 300.000 đồng/người/ngày, mọi người cũng có thêm khoản thu nhập để mua sắm Tết. Riêng năm nay số cây bán ra không mấy khấm khá nên quyết định không thuê người ngoài để tiết kiệm chi phí.
Hiện vườn đang sở hữu khoảng 600 cây, hơn 10 người đôi tay thoăn thoắt, cần mẫn từ sáng sớm đến tối muộn để kịp xuống lá cho các chậu mai.
Các gốc mai tại vườn có mức dao động từ 300.000 đồng đến 500.000.000 đồng, mức giá cũng đã “hạ nhiệt” so với năm ngoái để thu hút khách.
Bà Huỳnh Thị Mun tham gia lặt lá mai tại vườn Sáu Hải cho biết những cây mai cao phải cần từ 3 đến 4 người cùng làm. Người khoẻ sẽ bắc thang leo lên lặt tỉa tầng lá trên, những người còn lại sẽ ngắt lá ở tầng dưới.
“Vì số lượng người lặt năm nay ít nên thay vì thông thường chỉ lặt đến 17 giờ thì tôi phải ở lại vườn lặt đến 21 giờ”, bà Mun nói.
Ông Hải cũng chia sẻ hiện nay một số nhà vườn áp dụng cách phun thuốc để lá mai tự rụng, không cần lặt tuy nhiên cách làm này sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và giảm tuổi thọ cho cây mai.
Hơn 1 tháng trước ảnh hưởng bởi thời tiết nắng mưa thất thường, một số cây tại vườn bung nụ, trổ hoa lác đác hiện đã được ngắt bỏ hết hoa, nuôi dưỡng lại kịp đón Tết.