Ghi nhận tại chợ Vinh, ngôi chợ lớn nhất ở Nghệ An, những ngày này chỉ lác đác khách, chủ yếu là khách sỉ. Những gian hàng vắng vẻ, tiểu thương ngồi lướt điện thoại, tám chuyện, nhổ tóc bạc cho nhau... để giết thời gian.Hơn 30 năm kinh doanh chăn, ga, gối ở chợ Vinh, bà Hoàng Thị Hòa cho biết trước kia vào khoảng thời gian này bà làm không hết việc nhưng nay chỉ ngồi chơi, bấm điện thoại vì cả ngày không có khách. “Ế lắm. Tất cả mặt hàng ở chợ từ hàng thực phẩm thiết yếu đến các mặt hàng áo quần, giày dép đều ế ẩm. Chợ không có người qua lại, cũng hiếm người mua hàng. Bằng giờ mọi năm đã bắt đầu vào mùa mua sắm nhưng năm nay tới giờ vẫn chưa thấy khách”, bà Hòa chia sẻ.Nhiều tiểu thương cho rằng việc ế ẩm phần nào được dự báo trước do kinh tế khó khăn và xu hướng tiêu dùng thay đổi, nhiều người dân thích mua sắm online. Khi được hỏi về kỳ vọng sức mua cuối năm nay, nhiều tiểu thương lắc đầu nói: “Chắc năm nay không có Tết”.Chị Nguyễn Thị Tâm, tiểu thương kinh doanh mặt hàng quần áo cho hay ba năm nay, nhất là sau dịch COVID-19, khách vắng hẳn. So với trước, lượng khách lẻ giảm đến 80%, nay chỉ duy trì khách sỉ. “Không mở quầy thì lo hàng tồn đọng, ẩm mốc. Mở thì không bán được, tốn thêm tiền điện, tiền thuế. Từ giờ đến Tết chắc cũng không khấm khá hơn là bao”, chị Tâm thở dài.Chẳng còn cảnh nhộn nhịp những tháng cao điểm chuẩn bị hàng Tết, tiểu thương thảnh thơi ngồi tám chuyện.Một tiểu thương bán vải ở chợ Vinh vừa ngồi ngóng khách vừa ăn bỏng ngô.Tại các chợ Ga Vinh, chợ Quán Lau, chợ Hưng Dũng… cũng chịu cảnh hiu hắt, vắng khách, lượng khách hàng giảm sút từ 60-70% so với trước. Nhiều quầy treo bảng chuyển nhượng, cho thuê lại ốt, bán ốt. Những tiểu thương cố bám trụ với việc kinh doanh hàng ngày ra mở ốt bán nhưng không có người mua, có những ki-ốt cả ngày không bán được mặt hàng nào.Phim bộ dài tập, ca nhạc, review phim là các chương trình được tiểu thương yêu thích. Một tiểu thương nói: “Mỗi ngày phải sạc điện thoại vài lần”.Nhiều ki-ốt đóng cửa rao bán, sang nhượng nhưng cũng không có người quan tâm.Theo thống kê của Sở Công thương Nghệ An, hiện nay toàn tỉnh có 371 chợ dân sinh đang hoạt động, trong đó, có 7 chợ hạng I, 20 chợ hạng II, 240 chợ hạng III và 104 chợ chưa được xếp hạng. Trong đó hơn 70% được xây dựng kiên cố, bán kiên cố, các chợ tạm cũng được các địa phương nâng cấp, sửa chữa. Sự bùng nổ của công nghệ và các loại hình kinh doanh hiện đại, một bộ phận người dân đã thay đổi, tiếp cận với thói quen tiêu dùng mới, khiến chợ truyền thống đối mặt với nhiều khó khăn và đang có nguy cơ mất dần vị thế.
Ghi nhận tại chợ Vinh, ngôi chợ lớn nhất ở Nghệ An, những ngày này chỉ lác đác khách, chủ yếu là khách sỉ. Những gian hàng vắng vẻ, tiểu thương ngồi lướt điện thoại, tám chuyện, nhổ tóc bạc cho nhau... để giết thời gian.
Hơn 30 năm kinh doanh chăn, ga, gối ở chợ Vinh, bà Hoàng Thị Hòa cho biết trước kia vào khoảng thời gian này bà làm không hết việc nhưng nay chỉ ngồi chơi, bấm điện thoại vì cả ngày không có khách. “Ế lắm. Tất cả mặt hàng ở chợ từ hàng thực phẩm thiết yếu đến các mặt hàng áo quần, giày dép đều ế ẩm. Chợ không có người qua lại, cũng hiếm người mua hàng. Bằng giờ mọi năm đã bắt đầu vào mùa mua sắm nhưng năm nay tới giờ vẫn chưa thấy khách”, bà Hòa chia sẻ.
Nhiều tiểu thương cho rằng việc ế ẩm phần nào được dự báo trước do kinh tế khó khăn và xu hướng tiêu dùng thay đổi, nhiều người dân thích mua sắm online. Khi được hỏi về kỳ vọng sức mua cuối năm nay, nhiều tiểu thương lắc đầu nói: “Chắc năm nay không có Tết”.
Chị Nguyễn Thị Tâm, tiểu thương kinh doanh mặt hàng quần áo cho hay ba năm nay, nhất là sau dịch COVID-19, khách vắng hẳn. So với trước, lượng khách lẻ giảm đến 80%, nay chỉ duy trì khách sỉ. “Không mở quầy thì lo hàng tồn đọng, ẩm mốc. Mở thì không bán được, tốn thêm tiền điện, tiền thuế. Từ giờ đến Tết chắc cũng không khấm khá hơn là bao”, chị Tâm thở dài.
Chẳng còn cảnh nhộn nhịp những tháng cao điểm chuẩn bị hàng Tết, tiểu thương thảnh thơi ngồi tám chuyện.
Một tiểu thương bán vải ở chợ Vinh vừa ngồi ngóng khách vừa ăn bỏng ngô.
Tại các chợ Ga Vinh, chợ Quán Lau, chợ Hưng Dũng… cũng chịu cảnh hiu hắt, vắng khách, lượng khách hàng giảm sút từ 60-70% so với trước. Nhiều quầy treo bảng chuyển nhượng, cho thuê lại ốt, bán ốt. Những tiểu thương cố bám trụ với việc kinh doanh hàng ngày ra mở ốt bán nhưng không có người mua, có những ki-ốt cả ngày không bán được mặt hàng nào.
Phim bộ dài tập, ca nhạc, review phim là các chương trình được tiểu thương yêu thích. Một tiểu thương nói: “Mỗi ngày phải sạc điện thoại vài lần”.
Nhiều ki-ốt đóng cửa rao bán, sang nhượng nhưng cũng không có người quan tâm.
Theo thống kê của Sở Công thương Nghệ An, hiện nay toàn tỉnh có 371 chợ dân sinh đang hoạt động, trong đó, có 7 chợ hạng I, 20 chợ hạng II, 240 chợ hạng III và 104 chợ chưa được xếp hạng. Trong đó hơn 70% được xây dựng kiên cố, bán kiên cố, các chợ tạm cũng được các địa phương nâng cấp, sửa chữa. Sự bùng nổ của công nghệ và các loại hình kinh doanh hiện đại, một bộ phận người dân đã thay đổi, tiếp cận với thói quen tiêu dùng mới, khiến chợ truyền thống đối mặt với nhiều khó khăn và đang có nguy cơ mất dần vị thế.