Đây từng là quốc gia giàu có với GDP bình quân đầu người rất cao. Nhưng kể từ khi phốt phát - thứ mang lại nguồn tiền dồi dào cho quốc gia - cạn kiệt thì mọi việc đã đảo chiều.Nauru là quốc đảo có diện tích rất bé nhỏ và số dân chỉ khoảng hơn 10.000 người. Tổng sản phẩm quốc nội năm 2018 của quốc đảo này chỉ là 115 triệu USD.Vậy nhưng, ít người biết rằng đất nước này từng thuộc hạng giàu có trên thế giới.Năm 2014, trong một bài viết của tờ News cho hay, việc phát hiện ra những mỏ phân chim hóa thạch khổng lồ được tích lũy trong hơn 1000 năm đã góp phần thay đổi quốc gia này.Phân chim hình thành các mỏ phốt phát được khai thác để tạo ra phân bón.Các công ty nước ngoài nhảy vào khai thác sau đó người dân của Nauru khai thác để bán hồi năm 1968 khi giành được độc lập từ Anh.Tới năm 1980, Nauru đã trở thành một trong những quốc gia giàu có nhất hành tinh dựa theo GDP tính trên đầu người.Ở thời điểm đó, GDP bình quân đầu người của nước này khoảng 50.000 USD - con số mơ ước của nhiều quốc gia khác.Các mỏ phốt phát cạn kiệt vào đầu những năm 1980, trong khi đây là nguồn thu nhập chính của quốc gia.Rất nhiều hòn đảo được khai thác đến mức những gì còn lại là vùng đất hoang với môi trường bị tàn phá, thiệt hại nghiêm trọng, 75% lãnh thổ của Nauru không ở được.Sau khi phốt phát cạn kiệt, nhiều vỉa san hô nằm trơ trọi, lởm chởm.Khi còn giàu có, nhiều người dân đã bỏ việc và chi tiêu tiền cho mua sắm đồ đắt tiền và nhập khẩu xe hơi thậm chí cả Lamborghini.Nauru đã thực hiện nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài nhưng chúng không phát huy tác dụng. Ví dụ như các tòa nhà ven biển ở Melbourne, khách sạn ở một số quốc gia, nhà máy phốt phát ở một số quốc gia như Ấn Độ hay Phillippines...Năm 2017, GDP bình quân đầu người của nước này chỉ là 9.030 USD/người/năm, thấp hơn rất nhiều so với trước đây.
Đây từng là quốc gia giàu có với GDP bình quân đầu người rất cao. Nhưng kể từ khi phốt phát - thứ mang lại nguồn tiền dồi dào cho quốc gia - cạn kiệt thì mọi việc đã đảo chiều.
Nauru là quốc đảo có diện tích rất bé nhỏ và số dân chỉ khoảng hơn 10.000 người. Tổng sản phẩm quốc nội năm 2018 của quốc đảo này chỉ là 115 triệu USD.
Vậy nhưng, ít người biết rằng đất nước này từng thuộc hạng giàu có trên thế giới.
Năm 2014, trong một bài viết của tờ News cho hay, việc phát hiện ra những mỏ phân chim hóa thạch khổng lồ được tích lũy trong hơn 1000 năm đã góp phần thay đổi quốc gia này.
Phân chim hình thành các mỏ phốt phát được khai thác để tạo ra phân bón.
Các công ty nước ngoài nhảy vào khai thác sau đó người dân của Nauru khai thác để bán hồi năm 1968 khi giành được độc lập từ Anh.
Tới năm 1980, Nauru đã trở thành một trong những quốc gia giàu có nhất hành tinh dựa theo GDP tính trên đầu người.
Ở thời điểm đó, GDP bình quân đầu người của nước này khoảng 50.000 USD - con số mơ ước của nhiều quốc gia khác.
Các mỏ phốt phát cạn kiệt vào đầu những năm 1980, trong khi đây là nguồn thu nhập chính của quốc gia.
Rất nhiều hòn đảo được khai thác đến mức những gì còn lại là vùng đất hoang với môi trường bị tàn phá, thiệt hại nghiêm trọng, 75% lãnh thổ của Nauru không ở được.
Sau khi phốt phát cạn kiệt, nhiều vỉa san hô nằm trơ trọi, lởm chởm.
Khi còn giàu có, nhiều người dân đã bỏ việc và chi tiêu tiền cho mua sắm đồ đắt tiền và nhập khẩu xe hơi thậm chí cả Lamborghini.
Nauru đã thực hiện nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài nhưng chúng không phát huy tác dụng. Ví dụ như các tòa nhà ven biển ở Melbourne, khách sạn ở một số quốc gia, nhà máy phốt phát ở một số quốc gia như Ấn Độ hay Phillippines...
Năm 2017, GDP bình quân đầu người của nước này chỉ là 9.030 USD/người/năm, thấp hơn rất nhiều so với trước đây.