Thời gian qua, trên mạng xã hội về cây trái và rau củ quả Đà Lạt xuất hiện nhiều thông tin về một loại bí có ruột khi luộc chín có thể kéo sợi như mì gói, độc đáo và khá ngon khiến nhiều người thích thú, tìm mua.Loại quả này được trồng tại Hợp tác xã Vườn Nhà Đà Lạt, thôn Xuân Thành, xã Xuân Thọ, TP Đà Lạt.Chị Lương Thị Yến Vân, Giám đốc Hợp tác xã Vườn nhà Đà Lạt, cho biết giống bí sợi mì được chị nhập từ Nhật Bản và trồng thử nghiệm khoảng 4 năm trước. "Sau khi nắm vững cách trồng và chăm sóc, hợp tác xã đã nâng diện tích từ vài sao lên 1,7 ha như hiện nay" - chị Vân cho biết.Cây, trái non và hoa bí mì sợi không khác biệt gì so với trái bí bình thường mà chúng ta hay ăn.Nữ giám đốc của hợp tác xã cho hay chị có sở thích trồng những loại rau củ quả, cây trái độc lạ nên thường xuyên tìm hiểu trên mạng xã hội và nhiều nguồn thông tin khác nhau. Khi tìm được loại cây trái ưng ý, chị sẽ tìm mua giống về trồng, nếu thành công sẽ khuyến khích bà con xã viên trồng, năng suất và giá thành đáp ứng được nhu cầu sẽ dần dần tăng thêm diện tích.Bí sợi mì được trồng theo phương pháp hữu cơ, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học nên phải đặt bẫy bắt côn trùng có hại hoặc tạo điều kiện phát triển cho các loại thiên địch, giúp bảo vệ cây trồng.Sau 4 năm vừa trồng vừa hoàn thiện cách chăm sóc, đến nay vườn bí mì sợi của Hợp tác xã Vườn Nhà Đà Lạt đã cho năng suất đều đặn, mỗi quả có thể nặng từ 1-1,5kg.Khi cuống quả bí xuất hiện màu vàng khác biệt so với vỏ, cuống bắt đầu héo thì bí có thể thu hoạch được.Ươm giống khoảng 20 ngày, gieo trồng khoảng 2,5 tháng thì cây có thể cho thu hoạch trái "lai rai" trong vòng 3 tháng tiếp theo. Theo chị Vân, vào mùa, mỗi ngày hợp tác xã thu hoạch được 300 kg bí mì sợi nhưng chủ yếu bán cho những người đã đặt hàng trước, ít khi còn sản phẩm cung cấp thị trường bên ngoài.Do được trồng theo phương thức hữu cơ, bí mì sợi khi vừa cắt xuống, đem đi rửa sạch là có thể luộc ăn.Một quả bí tươi khi được cắt ra. Phần "thịt" bí màu trắng pha chút vàng nhạt và có thể nhìn thấy những "đường vân" chạy vòng quanh trái chứ không phải dạng bột như các loại quả bí bình thường mà chúng ta hay ăn.Sau khi luộc khoảng 15 phút trong nước sôi, dùng tay ấn nhẹ thấy vỏ bí hơi lún vào là được. Chúng ta vớt ra để nguội rồi dùng dao cắt ngang quả bí"Cách tốt nhất là dùng một chiếc nĩa moi từ từ, những sợi bí sẽ được tách ra giống như mì gói. Nhiều người hay lầm tưởng là dùng vật dụng để nạo nhưng không phải. Ruột bí sợi mì chỉ cần dùng nĩa nhẹ nhàng kéo ra là được, như vậy mới đặc biệt" - chị Yến Vân giải thích.Cận cảnh ruột quả bí mì sợi sau khi luộc xong. Những sợi bí kéo dài như mì rất độc đáo, có thể ăn trực tiếp hoặc trộn gỏi, trộn với nước sốt.Do được trồng hữu cơ nên bí sợi mì phù hợp với người ăn kiêng, cho em bé ăn dặm hoặc chế biến kết hợp với thịt, tôm theo sở thích mỗi người.Hiện giá bán bí mì sợi khoảng 120.000 - 150.000 đồng/quả tùy kích cỡ. Sắp tới, chị Yến cùng các xã viên dự định tăng diện tích trồng bí mì sợi lên gấp 10 lần để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Thời gian qua, trên mạng xã hội về cây trái và rau củ quả Đà Lạt xuất hiện nhiều thông tin về một loại bí có ruột khi luộc chín có thể kéo sợi như mì gói, độc đáo và khá ngon khiến nhiều người thích thú, tìm mua.
Loại quả này được trồng tại Hợp tác xã Vườn Nhà Đà Lạt, thôn Xuân Thành, xã Xuân Thọ, TP Đà Lạt.
Chị Lương Thị Yến Vân, Giám đốc Hợp tác xã Vườn nhà Đà Lạt, cho biết giống bí sợi mì được chị nhập từ Nhật Bản và trồng thử nghiệm khoảng 4 năm trước. "Sau khi nắm vững cách trồng và chăm sóc, hợp tác xã đã nâng diện tích từ vài sao lên 1,7 ha như hiện nay" - chị Vân cho biết.
Cây, trái non và hoa bí mì sợi không khác biệt gì so với trái bí bình thường mà chúng ta hay ăn.
Nữ giám đốc của hợp tác xã cho hay chị có sở thích trồng những loại rau củ quả, cây trái độc lạ nên thường xuyên tìm hiểu trên mạng xã hội và nhiều nguồn thông tin khác nhau. Khi tìm được loại cây trái ưng ý, chị sẽ tìm mua giống về trồng, nếu thành công sẽ khuyến khích bà con xã viên trồng, năng suất và giá thành đáp ứng được nhu cầu sẽ dần dần tăng thêm diện tích.
Bí sợi mì được trồng theo phương pháp hữu cơ, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học nên phải đặt bẫy bắt côn trùng có hại hoặc tạo điều kiện phát triển cho các loại thiên địch, giúp bảo vệ cây trồng.
Sau 4 năm vừa trồng vừa hoàn thiện cách chăm sóc, đến nay vườn bí mì sợi của Hợp tác xã Vườn Nhà Đà Lạt đã cho năng suất đều đặn, mỗi quả có thể nặng từ 1-1,5kg.
Khi cuống quả bí xuất hiện màu vàng khác biệt so với vỏ, cuống bắt đầu héo thì bí có thể thu hoạch được.
Ươm giống khoảng 20 ngày, gieo trồng khoảng 2,5 tháng thì cây có thể cho thu hoạch trái "lai rai" trong vòng 3 tháng tiếp theo. Theo chị Vân, vào mùa, mỗi ngày hợp tác xã thu hoạch được 300 kg bí mì sợi nhưng chủ yếu bán cho những người đã đặt hàng trước, ít khi còn sản phẩm cung cấp thị trường bên ngoài.
Do được trồng theo phương thức hữu cơ, bí mì sợi khi vừa cắt xuống, đem đi rửa sạch là có thể luộc ăn.
Một quả bí tươi khi được cắt ra. Phần "thịt" bí màu trắng pha chút vàng nhạt và có thể nhìn thấy những "đường vân" chạy vòng quanh trái chứ không phải dạng bột như các loại quả bí bình thường mà chúng ta hay ăn.
Sau khi luộc khoảng 15 phút trong nước sôi, dùng tay ấn nhẹ thấy vỏ bí hơi lún vào là được. Chúng ta vớt ra để nguội rồi dùng dao cắt ngang quả bí
"Cách tốt nhất là dùng một chiếc nĩa moi từ từ, những sợi bí sẽ được tách ra giống như mì gói. Nhiều người hay lầm tưởng là dùng vật dụng để nạo nhưng không phải. Ruột bí sợi mì chỉ cần dùng nĩa nhẹ nhàng kéo ra là được, như vậy mới đặc biệt" - chị Yến Vân giải thích.
Cận cảnh ruột quả bí mì sợi sau khi luộc xong. Những sợi bí kéo dài như mì rất độc đáo, có thể ăn trực tiếp hoặc trộn gỏi, trộn với nước sốt.
Do được trồng hữu cơ nên bí sợi mì phù hợp với người ăn kiêng, cho em bé ăn dặm hoặc chế biến kết hợp với thịt, tôm theo sở thích mỗi người.
Hiện giá bán bí mì sợi khoảng 120.000 - 150.000 đồng/quả tùy kích cỡ. Sắp tới, chị Yến cùng các xã viên dự định tăng diện tích trồng bí mì sợi lên gấp 10 lần để đáp ứng nhu cầu thị trường.