Những năm gần đây, hàng chục hộ dân sinh sống gần khu vực cửa sông Vịnh và sông Quyền thuộc địa phận xã Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh mở rộng mô hình nuôi hàu Thái Bình Dương. Loài hàu sữa này được ví như "thần dược", lại dễ nuôi, chi phí thấp, nông dân mạnh dạn mở rộng quy mô, đút túi hàng chục triệu đồng mỗi vụ. Dọc cửa sông Vịnh, sông Quyền (xã Kỳ Hà) hiện có gần 120 bè hàu lớn nhỏ của gần 60 hộ dân hai thôn Nam Hà và Bắc HàMô hình nuôi hàu treo dây có kỹ thuật nuôi khá đơn giản. Nông dân chuẩn bị các giàn bè chịu được khối lượng hàu phát triển. Đây là loài hàu có nguồn gốc từ Nhật Bản, tốc độ sinh trưởng nhanh và khả năng phân bố rộng. Hàu giống bám trên các giá thể.Nông dân chia nhỏ nhiều dây nuôi hàu. Cứ 5 giá thể cho hàu bám được bố trí trên một dây, từ dây này với dây kia cách nhau 20-30cm, mỗi hàng dây cách nhau 30-40cm. Cứ một dây hàu sữa đại dương có tới 30-40 con hàu, nặng khoảng 15kg.Mỗi bè hàu sữa có điện tích 100m2 sẽ cho thu 1,3-1,5 tấn hàu vỏ. Giá mỗi kg hàu vỏ dao động từ 25.000-30.000 đồng, hàu ruột tách vỏ có giá từ 80.000-120.000 đồng/kg. Mỗi bè diện tích 100m2 nông dân có thể thu về từ 20-25 triệu đồng.Ông Nguyễn Tiến Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Hà, cho biết, năm 2015, UBND thị xã Kỳ Anh cử cán bộ đi tham quan, học hỏi mô hình nuôi hàu Thái Bình Dương tại tỉnh Quảng Ninh, trong đó có một số nông dân. Từ đó, ông Thắng và người dân đưa mô hình này về nuôi, phát triển và mở rộng tại xã Kỳ Hà, mang lại hiệu quả kinh tế cao.Năm 2016, UBND xã Kỳ Hà triển khai thí điểm 7 bè mô hình nuôi hàu Thái Bình Dương. Mỗi bè được hỗ trợ tối đa 30 triệu đồng. Nhận thấy đây là mô hình nuôi mang lại hiệu quả, vốn đầu tư ít nên người dân đã mạnh dạn đầu tư dù không còn cơ chế hỗ trợ.Ông Lê Quang Nhuận (70 tuổi, thôn Bắc Hà, xã Kỳ Hà) cho hay, năm nay gia đình ông đầu tư 3 bè, mỗi bè có kinh phí 15 triệu đồng. "Nuôi hàu chi phí thấp hơn nuôi tôm, cá, lại không mất tiền thức ăn cho hàu, đầu ra ổn định, kỹ thuật nuôi treo dây cước cũng đơn giản. Hàu nuôi thương phẩm trong thời gian khoảng 5-6 tháng sẽ cho thu hoạch", ông Nhuận nói.Thức ăn của hàu là rong, tảo, mùn bã hữu cơ trong nước,... Mô hình nuôi hàu này cũng góp phần cải thiện môi trường nước và hệ sinh thái vùng cửa sông.Theo Đông y, hàu có tác dụng tư âm, dưỡng huyết, rất thích hợp cho những người mắc các chứng bệnh như gầy yếu. Thịt hàu có hàm lượng kẽm cao. Ngoài ra, hàu còn giữ vai trò quan trọng trong việc cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới.6 tháng người dân sẽ thu hoạch một lần, rồi đưa hàu bán lại cho thương lái. Đây là mô hình mang lại thu nhập ổn định cho người dân, ít rủi ro.
Những năm gần đây, hàng chục hộ dân sinh sống gần khu vực cửa sông Vịnh và sông Quyền thuộc địa phận xã Kỳ Hà, thị xã Kỳ Anh mở rộng mô hình nuôi hàu Thái Bình Dương. Loài hàu sữa này được ví như "thần dược", lại dễ nuôi, chi phí thấp, nông dân mạnh dạn mở rộng quy mô, đút túi hàng chục triệu đồng mỗi vụ. Dọc cửa sông Vịnh, sông Quyền (xã Kỳ Hà) hiện có gần 120 bè hàu lớn nhỏ của gần 60 hộ dân hai thôn Nam Hà và Bắc Hà
Mô hình nuôi hàu treo dây có kỹ thuật nuôi khá đơn giản. Nông dân chuẩn bị các giàn bè chịu được khối lượng hàu phát triển. Đây là loài hàu có nguồn gốc từ Nhật Bản, tốc độ sinh trưởng nhanh và khả năng phân bố rộng. Hàu giống bám trên các giá thể.
Nông dân chia nhỏ nhiều dây nuôi hàu. Cứ 5 giá thể cho hàu bám được bố trí trên một dây, từ dây này với dây kia cách nhau 20-30cm, mỗi hàng dây cách nhau 30-40cm. Cứ một dây hàu sữa đại dương có tới 30-40 con hàu, nặng khoảng 15kg.
Mỗi bè hàu sữa có điện tích 100m2 sẽ cho thu 1,3-1,5 tấn hàu vỏ. Giá mỗi kg hàu vỏ dao động từ 25.000-30.000 đồng, hàu ruột tách vỏ có giá từ 80.000-120.000 đồng/kg. Mỗi bè diện tích 100m2 nông dân có thể thu về từ 20-25 triệu đồng.
Ông Nguyễn Tiến Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Hà, cho biết, năm 2015, UBND thị xã Kỳ Anh cử cán bộ đi tham quan, học hỏi mô hình nuôi hàu Thái Bình Dương tại tỉnh Quảng Ninh, trong đó có một số nông dân. Từ đó, ông Thắng và người dân đưa mô hình này về nuôi, phát triển và mở rộng tại xã Kỳ Hà, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2016, UBND xã Kỳ Hà triển khai thí điểm 7 bè mô hình nuôi hàu Thái Bình Dương. Mỗi bè được hỗ trợ tối đa 30 triệu đồng. Nhận thấy đây là mô hình nuôi mang lại hiệu quả, vốn đầu tư ít nên người dân đã mạnh dạn đầu tư dù không còn cơ chế hỗ trợ.
Ông Lê Quang Nhuận (70 tuổi, thôn Bắc Hà, xã Kỳ Hà) cho hay, năm nay gia đình ông đầu tư 3 bè, mỗi bè có kinh phí 15 triệu đồng. "Nuôi hàu chi phí thấp hơn nuôi tôm, cá, lại không mất tiền thức ăn cho hàu, đầu ra ổn định, kỹ thuật nuôi treo dây cước cũng đơn giản. Hàu nuôi thương phẩm trong thời gian khoảng 5-6 tháng sẽ cho thu hoạch", ông Nhuận nói.
Thức ăn của hàu là rong, tảo, mùn bã hữu cơ trong nước,... Mô hình nuôi hàu này cũng góp phần cải thiện môi trường nước và hệ sinh thái vùng cửa sông.
Theo Đông y, hàu có tác dụng tư âm, dưỡng huyết, rất thích hợp cho những người mắc các chứng bệnh như gầy yếu. Thịt hàu có hàm lượng kẽm cao. Ngoài ra, hàu còn giữ vai trò quan trọng trong việc cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới.
6 tháng người dân sẽ thu hoạch một lần, rồi đưa hàu bán lại cho thương lái. Đây là mô hình mang lại thu nhập ổn định cho người dân, ít rủi ro.