Bán lông chim công dịp Tết là cách làm giàu mới của không ít trại nuôi công. Trong khi nhiều người “săn” cả cặp chim công làm quà biếu Tết với giá 30 - 40 triệu đồng/cặp thì anh Võ Minh Tuấn (35 tuổi, ấp Miễu Hội, xã Thạnh Phú, huyện Châu Thành, Tiền Giang) nuôi cả trại chim công chỉ để... nhổ lông. Theo anh Tuấn, chim công biếu cho đại gia chẳng khác nào “biếu cục nợ” vì chăm sóc rất khó. Trong khi đó, lông đuôi chim công vẫn đáp ứng được yêu cầu làm quà Tết, lại phù hợp với giới kinh doanh tin phong thủy và giá lại hợp túi tiền...Là người nuôi công, anh Tuấn có thể cho công sinh sản như các loại gia cầm khác nuôi trong nhà như gà, vịt. Chuồng cho công phải rộng và kiên cố vì công đực rất hung dữ. Nhiều thợ rừng giết cả con công chỉ chặt lấy phao câu có dính bộ đuôi để làm vật phẩm thờ cúng. Anh Tuấn thì chỉ nhổ lông đuôi, vì sau đó lông lại ra khá nhanh. Trong ảnh: Bị đau nên một con công đực định tấn công anh Tuấn.Chim công thuộc họ trĩ thường được nuôi bằng ngô, đậu, sắn, rau cỏ… Tuy nhiên, dân kinh doanh, ở nhà phố thì nuôi công không thuận lợi.. Hình ảnh một con công đực vừa bị nhổ lông. “Chiến lợi phẩm” nằm dưới đất. Công mái hiền lành, cũng không có lông để nhổ.Một con công đực đangg xòe đuôi khoe bộ lông. Nhiều người cho rằng, lông chim công có thể hút năng lượng từ trời đất, nên để dùng điều hòa âm dương trong nhà, cơ quan, văn phòng, cửa hàng kinh doanh rất tốt; có thể lấy lại hòa khí, làm cho công việc trong nhà cũng như cơ quan bạn tốt hơn.Hoa văn trên lông của chim công giống như những đồng tiền cổ nối liền nhau, màu sắc chủ yếu là vàng óng lộng lẫy. Vì vậy trước đây người ta còn dùng lông chim công làm đồ trang sức.Bộ lông chim công nhìn từ phía sau. Thông thường, mỗi lần anh Tuấn chỉ nhổ một lông, vài ngày mới nhổ một lần. Cứ nhổ nhiều con, trong nhiều ngày thì mới ráp lại được một bộ hoàn chỉnh.Bộ lông chim công nhìn ngang.Một khách tham quan chụp hình tại trại công của anh Tuấn.
Bán lông chim công dịp Tết là cách làm giàu mới của không ít trại nuôi công. Trong khi nhiều người “săn” cả cặp chim công làm quà biếu Tết với giá 30 - 40 triệu đồng/cặp thì anh Võ Minh Tuấn (35 tuổi, ấp Miễu Hội, xã Thạnh Phú, huyện Châu Thành, Tiền Giang) nuôi cả trại chim công chỉ để... nhổ lông. Theo anh Tuấn, chim công biếu cho đại gia chẳng khác nào “biếu cục nợ” vì chăm sóc rất khó. Trong khi đó, lông đuôi chim công vẫn đáp ứng được yêu cầu làm quà Tết, lại phù hợp với giới kinh doanh tin phong thủy và giá lại hợp túi tiền...
Là người nuôi công, anh Tuấn có thể cho công sinh sản như các loại gia cầm khác nuôi trong nhà như gà, vịt. Chuồng cho công phải rộng và kiên cố vì công đực rất hung dữ. Nhiều thợ rừng giết cả con công chỉ chặt lấy phao câu có dính bộ đuôi để làm vật phẩm thờ cúng. Anh Tuấn thì chỉ nhổ lông đuôi, vì sau đó lông lại ra khá nhanh. Trong ảnh: Bị đau nên một con công đực định tấn công anh Tuấn.
Chim công thuộc họ trĩ thường được nuôi bằng ngô, đậu, sắn, rau cỏ… Tuy nhiên, dân kinh doanh, ở nhà phố thì nuôi công không thuận lợi.. Hình ảnh một con công đực vừa bị nhổ lông. “Chiến lợi phẩm” nằm dưới đất. Công mái hiền lành, cũng không có lông để nhổ.
Một con công đực đangg xòe đuôi khoe bộ lông. Nhiều người cho rằng, lông chim công có thể hút năng lượng từ trời đất, nên để dùng điều hòa âm dương trong nhà, cơ quan, văn phòng, cửa hàng kinh doanh rất tốt; có thể lấy lại hòa khí, làm cho công việc trong nhà cũng như cơ quan bạn tốt hơn.
Hoa văn trên lông của chim công giống như những đồng tiền cổ nối liền nhau, màu sắc chủ yếu là vàng óng lộng lẫy. Vì vậy trước đây người ta còn dùng lông chim công làm đồ trang sức.
Bộ lông chim công nhìn từ phía sau. Thông thường, mỗi lần anh Tuấn chỉ nhổ một lông, vài ngày mới nhổ một lần. Cứ nhổ nhiều con, trong nhiều ngày thì mới ráp lại được một bộ hoàn chỉnh.
Bộ lông chim công nhìn ngang.
Một khách tham quan chụp hình tại trại công của anh Tuấn.