Vụ phá sản đình đám của các ông lớn đáng chú ý nhất 2017 phải kể đến hãng điện thoại hạng sang Vertu. Ảnh: Engadget.Hồi tháng 7, với số tiền nợ lên tới 128 triệu bảng Anh, chỉ có khả năng thanh toán 1,9 triệu bảng Anh, hãng sản xuất điện thoại hạng sang Anh quốc chính thức tuyên bố phá sản, ngừng sản xuất, đóng cửa cửa hàng, thanh lý tài sản. Ảnh: Cheap-phones.Việc đóng cửa nhà máy nhà sản xuất điện thoại Vertu dẫn đến khoảng 200 người mất việc, khép lại 16 năm sóng gió của hãng điện thoại “sang chảnh” bậc nhất thế giới. Ảnh: Pure Entertainment Group.Tương tự, ông trùm sản xuất túi khí ôtô Takata của Nhật Bản cũng tuyên bố phá sản hồi tháng 6, chấm dứt một “đế chế” được thành lập từ năm 1933. Ảnh: Reuters.Đây được xem là một trong những công ty phá sản lớn nhất Nhật Bản. Takata phải đối mặt với hàng chục tỉ USD chi phí và tiền phạt sau gần một thập niên trở thành tâm điểm của nhiều đợt thu hồi ô tô và đơn kiện từ người tiêu dùng. Túi khí do Takata sản xuất bị cáo buộc mắc lỗi khiến 17 người chết và 180 người bị thương. Ảnh: Reuters.Việc phá sản của Takata đặt dấu chấm hết cho cuộc khủng hoảng lỗi túi khí lớn nhất lịch sử, khiến các nhà sản xuất ôtô triệu hồi 70 triệu túi khí lỗi của Takata sử dụng trong 42 triệu chiếc xe ở Mỹ, và hàng triệu chiếc xe trên khắp thế giới. Ảnh: Car and Driver Blog.Trong khi đó tại Mỹ, chuỗi siêu thị đồ chơi lớn nhất nước này Toys 'R' Us cũng nộp đơn xin bảo hộ phá sản hồi tháng 9. Ảnh: PYMNTS.Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới sự sụp đổ của Toys “R” Us là việc phải gánh khoản nợ trị giá 6,6 tỷ USD mà các quỹ đầu tư Bain Capital và KKR & Co. đã đi vay để mua lại Toy “R” Us, biến công ty này trở thành công ty tư nhân vào năm 2005. Kể từ đó, công ty này vẫn rất chật vật trả nợ. Ảnh: VentureBeat.Việc nộp đơn xin bảo hộ phá sản giúp Toys “R” Us có cơ hội thoát rắc rối tài chính này và tái cấu trúc. Ảnh: Socialunderground.Còn tại Hàn Quốc, ngày 17/2 một tòa án ở Seoul (Hàn Quốc) chính thức tuyên bố hãng vận tải biển Hanjin Shipping Co. phá sản, chấm dứt hoạt động sau 40 năm. Ảnh: Seatrade Maritime News.Hanjin là hãng vận tải biển lớn nhất Hàn Quốc và lớn thứ bảy trên thế giới. Hanjin bị đặt dưới sự quản lý tài sản của tòa án từ tháng 9/2016 sau khi các chủ nợ do Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc đứng đầu không chấp nhận kế hoạch tự giải cứu của hãng. Điều này khiến cho việc cắt giảm nhân sự tăng mạnh trong ngành. Ảnh: Splash247.Theo các chuyên gia sự sụp đổ của hãng vận tải biển khổng lồ của Hàn Quốc không chỉ làm suy yếu nghiêm trọng ngành công nghiệp đóng tàu và vận tải hàng hải của quốc gia này mà còn khiến hoạt động vận tải biển toàn cầu rơi vào hỗn loạn. Ảnh: gCaptain.2017 cũng được xem là năm của nhiều hãng hàng không phá sản tại châu Âu. Từ đầu tháng 8 đến tháng 10, chỉ trong vòng 50 ngày có tới 3 hãng bay của châu Âu phá sản. Ảnh: Tapchihangkhong.Tuyên bố phá sản của Air Berlin (Đức) và hãng hàng không Quốc gia Alitalia (Italy) đã mở đầu cho sự sụp đổ hàng loạt của các hãng hàng không tại châu Âu. Monarch Airlines của Anh dừng hoạt động ngày 2/10 khiến khoảng 110.000 du khách Anh bị mắc kẹt ở nước ngoài. Ảnh: BBC.Việc có tới 3 hãng hàng không lớn châu Âu tuyên bố phá sản chỉ trong vòng 50 ngày làm dấy lên câu hỏi về sức cạnh tranh của ngành hàng không. Ảnh: Tripsta.
Video:Vertu phá sản: Nhớ về một nhãn hiệu xa xỉ (Nguồn VTC1)
Vụ phá sản đình đám của các ông lớn đáng chú ý nhất 2017 phải kể đến hãng điện thoại hạng sang Vertu. Ảnh: Engadget.
Hồi tháng 7, với số tiền nợ lên tới 128 triệu bảng Anh, chỉ có khả năng thanh toán 1,9 triệu bảng Anh, hãng sản xuất điện thoại hạng sang Anh quốc chính thức tuyên bố phá sản, ngừng sản xuất, đóng cửa cửa hàng, thanh lý tài sản. Ảnh: Cheap-phones.
Việc đóng cửa nhà máy nhà sản xuất điện thoại Vertu dẫn đến khoảng 200 người mất việc, khép lại 16 năm sóng gió của hãng điện thoại “sang chảnh” bậc nhất thế giới. Ảnh: Pure Entertainment Group.
Tương tự, ông trùm sản xuất túi khí ôtô Takata của Nhật Bản cũng tuyên bố phá sản hồi tháng 6, chấm dứt một “đế chế” được thành lập từ năm 1933. Ảnh: Reuters.
Đây được xem là một trong những công ty phá sản lớn nhất Nhật Bản. Takata phải đối mặt với hàng chục tỉ USD chi phí và tiền phạt sau gần một thập niên trở thành tâm điểm của nhiều đợt thu hồi ô tô và đơn kiện từ người tiêu dùng. Túi khí do Takata sản xuất bị cáo buộc mắc lỗi khiến 17 người chết và 180 người bị thương. Ảnh: Reuters.
Việc phá sản của Takata đặt dấu chấm hết cho cuộc khủng hoảng lỗi túi khí lớn nhất lịch sử, khiến các nhà sản xuất ôtô triệu hồi 70 triệu túi khí lỗi của Takata sử dụng trong 42 triệu chiếc xe ở Mỹ, và hàng triệu chiếc xe trên khắp thế giới. Ảnh: Car and Driver Blog.
Trong khi đó tại Mỹ, chuỗi siêu thị đồ chơi lớn nhất nước này Toys 'R' Us cũng nộp đơn xin bảo hộ phá sản hồi tháng 9. Ảnh: PYMNTS.
Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới sự sụp đổ của Toys “R” Us là việc phải gánh khoản nợ trị giá 6,6 tỷ USD mà các quỹ đầu tư Bain Capital và KKR & Co. đã đi vay để mua lại Toy “R” Us, biến công ty này trở thành công ty tư nhân vào năm 2005. Kể từ đó, công ty này vẫn rất chật vật trả nợ. Ảnh: VentureBeat.
Việc nộp đơn xin bảo hộ phá sản giúp Toys “R” Us có cơ hội thoát rắc rối tài chính này và tái cấu trúc. Ảnh: Socialunderground.
Còn tại Hàn Quốc, ngày 17/2 một tòa án ở Seoul (Hàn Quốc) chính thức tuyên bố hãng vận tải biển Hanjin Shipping Co. phá sản, chấm dứt hoạt động sau 40 năm. Ảnh: Seatrade Maritime News.
Hanjin là hãng vận tải biển lớn nhất Hàn Quốc và lớn thứ bảy trên thế giới. Hanjin bị đặt dưới sự quản lý tài sản của tòa án từ tháng 9/2016 sau khi các chủ nợ do Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc đứng đầu không chấp nhận kế hoạch tự giải cứu của hãng. Điều này khiến cho việc cắt giảm nhân sự tăng mạnh trong ngành. Ảnh: Splash247.
Theo các chuyên gia sự sụp đổ của hãng vận tải biển khổng lồ của Hàn Quốc không chỉ làm suy yếu nghiêm trọng ngành công nghiệp đóng tàu và vận tải hàng hải của quốc gia này mà còn khiến hoạt động vận tải biển toàn cầu rơi vào hỗn loạn. Ảnh: gCaptain.
2017 cũng được xem là năm của nhiều hãng hàng không phá sản tại châu Âu. Từ đầu tháng 8 đến tháng 10, chỉ trong vòng 50 ngày có tới 3 hãng bay của châu Âu phá sản. Ảnh: Tapchihangkhong.
Tuyên bố phá sản của Air Berlin (Đức) và hãng hàng không Quốc gia Alitalia (Italy) đã mở đầu cho sự sụp đổ hàng loạt của các hãng hàng không tại châu Âu. Monarch Airlines của Anh dừng hoạt động ngày 2/10 khiến khoảng 110.000 du khách Anh bị mắc kẹt ở nước ngoài. Ảnh: BBC.
Việc có tới 3 hãng hàng không lớn châu Âu tuyên bố phá sản chỉ trong vòng 50 ngày làm dấy lên câu hỏi về sức cạnh tranh của ngành hàng không. Ảnh: Tripsta.
Video:Vertu phá sản: Nhớ về một nhãn hiệu xa xỉ (Nguồn VTC1)