1. Ông Lê Văn Tam
Vị doanh nhân lão làng trên sàn chứng khoán đầu tiên phải kể đến ông Lê Văn Tam – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco). Ông Tam sinh ngày 10/11/1937, người già nhất trong top 500 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam. Ảnh: tinnhanhchungkhoan.vn.Hiện tại, ông Tam vẫn đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT CTCP Mía đường Lam Sơn (LSS). Tính đến thời ngày 18/1/2017, ông Tam nắm giữ là hơn 1.8 triệu cp (2.62%), tương đương với 25.25 Tỷ VNĐ . Ảnh: Internet.Ông Tam từng có nhiều năm công tác tại Sở Nông nghiệp Thanh Hóa trước khi được giao làm Phó tổng giám đốc Tổng Công ty mía đường I kiêm Giám đốc nhà máy đường Lam Sơn, Phó bí thư Đảng uỷ Nhà máy đường Lam Sơn, Chủ tịch Hiệp hội mía đường Lam Sơn trong các năm từ 1988-1999. Ảnh: Congluan.vn.Từ tháng 8/2002 ông Tam là Chủ tịch HĐQT, Phó bí thư Đảng uỷ Casuco, Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam và từ tháng 1/2000 đến tháng 7/2002 ông đảm nhiệm chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Lasuco, Phó bí thư Đảng uỷ Lasuco, Chủ tịch hiệp hội mía đường Lam Sơn, đại biểu quốc hội khoá X. Từ tháng 8/2002 đến nay, ông đồng thời là Chủ tịch HĐQT, Phó bí thư Đảng uỷ Casuco, Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam. Ảnh: NNVN.
2. Ông Vũ Dương Hiền
Một doanh nhân thuộc nhóm “thất thập cổ lai hy” khác trên sàn chứng khoán là ông Vũ Dương Hiền - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hapaco (Mã CK: HAP) - người có mặt trong top 100 nhà lãnh đạo giỏi ASEAN năm 2014. Ảnh: baodautu.vn.Tính đến ngày 22/11/2016, ông Hiền vẫn là cổ đông có tỷ lệ sở hữu lớn nhất tại HAP với12.57% - tương đương gần 7 triệu cổ phiếu. Ảnh: hapaco.vn.Ông Vũ Dương Hiền sinh ngày 14/09/1942 tại Hải Phòng, đang là Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hapaco (HAP) và CTCP Hapaco Hải Âu (GHA). Ngoài ra, ông còn được biết đến là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Hải Phòng (HPC). Ảnh: F319.com.Trước khi làm kinh doanh, đại gia này từng là giáo viên cấp I, II vào năm 1958, sau đó lên chức hiệu trưởng. Tới năm 1982, ông Hiền mới chính thức đặt chân vào lĩnh vực kinh doanh. Ảnh: vietnamnet.vn. 3. Ông Nguyễn Văn Kha
Tiếp đó phải kể đến doanh nhân sàn chứng khoán Nguyễn Văn Kha. Ông Kha sinh ngày 15/2/1948 (tại Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội ), hiện là Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm (Mã CK: NTL). Ảnh: sdvina.vn.Tính đến 31/12/2016, số lượng cổ phiếu doanh nhân này hiện đang nắm giữ là 3.630,160, chiếm tỷ lệ 5.95%, giá trị 37.2 tỷ VNĐ. Ảnh: Internet.Trước khi trở thành doanh nhân, đại gia này từng là một quân nhân. Vào năm 1976, ông bắt đầu đảm nhiệm chức Giám đốc tại Xí nghiệp gạch ngói Từ Liêm và gần 30 năm sau trở thành Chủ tịch Công ty cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm. Ảnh: Tin nhanh chứng khoán. 4. Bà Nguyễn Thị Mai Thanh
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh (sinh ngày 25/12/1952, quê tại Tây Ninh), Chủ tịch kiêm CEO Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE), từng được Tạp chí Forbes vinh danh và đứng thứ 28 trong danh sách 48 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á (ASIA Power Businesswomen) năm 2014. Ảnh: reecorp.comTính đến ngày 31/12/2016, bà Mai Thanh nắm giữ 22,711,925 cổ phiếu (07.33%), tương đương giá trị 751.8 tỷ VNĐ. Ảnh: BizLive.Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành cơ khí điện tại Đại học Karl-Marx-Stadt (Đức), từ năm 1982, bà gia nhập REE với vị trí là một kỹ sư, sau đó bà đã trở thành lãnh đạo công ty này từ năm 1985. Ảnh: vietbao.vn.Từ đó, bà Nguyễn Thị Mai Thanh đã giúp REE thoát khỏi cảnh chật vật nhờ thương hiệu máy điều hòa Reetech. Đây cũng là công ty đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2000. Ảnh: doanhnhanthanhdat.net. 5. Bà Mai Kiều Liên
Bà Kiều Liên sinh ngày 1/9/1953, hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần sữa Việt Nam, Vinamilk (VNM). Tính đến hết ngày 31/12/2016, số cổ phiếu VNM bà Liên nắm giữ ước khoảng 623.7 tỷ VNĐ tương ứng với 4,111,420 cổ phiếu, tỷ lệ khoảng 00.28%. Ảnh: doanhnhanduongthoi.vn.Bà Liên từng 4 lần liên tiếp (2012 - 2015) lọt vào danh sách 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á (Asia's Power Businesswomen). Ảnh: Internet.Tháng 3/2016, tạp chí Forbes Việt Nam cũng xếp bà đứng thứ 4 trong danh sách 20 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam trong mọi lĩnh vực. Ảnh: Giaoduc.net.vn.Ngoài ra, năm 2015 bà Liên cũng được kênh truyền hình CNBC của Mỹ ví von như "Margaret Thatcher của Việt Nam". Bà cũng là người Việt Nam duy nhất được nhận giải thưởng “Kinh tế và đổi mới doanh nghiệp" tại giải thưởng Nikkei châu Á lần thứ 20 tổ chức tại Nhật Bản. Ảnh: Zing.
1. Ông Lê Văn Tam
Vị doanh nhân lão làng trên sàn chứng khoán đầu tiên phải kể đến ông Lê Văn Tam – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco). Ông Tam sinh ngày 10/11/1937, người già nhất trong top 500 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam. Ảnh: tinnhanhchungkhoan.vn.
Hiện tại, ông Tam vẫn đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT CTCP Mía đường Lam Sơn (LSS). Tính đến thời ngày 18/1/2017, ông Tam nắm giữ là hơn 1.8 triệu cp (2.62%), tương đương với 25.25 Tỷ VNĐ . Ảnh: Internet.
Ông Tam từng có nhiều năm công tác tại Sở Nông nghiệp Thanh Hóa trước khi được giao làm Phó tổng giám đốc Tổng Công ty mía đường I kiêm Giám đốc nhà máy đường Lam Sơn, Phó bí thư Đảng uỷ Nhà máy đường Lam Sơn, Chủ tịch Hiệp hội mía đường Lam Sơn trong các năm từ 1988-1999. Ảnh: Congluan.vn.
Từ tháng 8/2002 ông Tam là Chủ tịch HĐQT, Phó bí thư Đảng uỷ Casuco, Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam và từ tháng 1/2000 đến tháng 7/2002 ông đảm nhiệm chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Lasuco, Phó bí thư Đảng uỷ Lasuco, Chủ tịch hiệp hội mía đường Lam Sơn, đại biểu quốc hội khoá X. Từ tháng 8/2002 đến nay, ông đồng thời là Chủ tịch HĐQT, Phó bí thư Đảng uỷ Casuco, Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam. Ảnh: NNVN.
2. Ông Vũ Dương Hiền
Một doanh nhân thuộc nhóm “thất thập cổ lai hy” khác trên sàn chứng khoán là ông Vũ Dương Hiền - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hapaco (Mã CK: HAP) - người có mặt trong top 100 nhà lãnh đạo giỏi ASEAN năm 2014. Ảnh: baodautu.vn.
Tính đến ngày 22/11/2016, ông Hiền vẫn là cổ đông có tỷ lệ sở hữu lớn nhất tại HAP với12.57% - tương đương gần 7 triệu cổ phiếu. Ảnh: hapaco.vn.
Ông Vũ Dương Hiền sinh ngày 14/09/1942 tại Hải Phòng, đang là Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hapaco (HAP) và CTCP Hapaco Hải Âu (GHA). Ngoài ra, ông còn được biết đến là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Hải Phòng (HPC). Ảnh: F319.com.
Trước khi làm kinh doanh, đại gia này từng là giáo viên cấp I, II vào năm 1958, sau đó lên chức hiệu trưởng. Tới năm 1982, ông Hiền mới chính thức đặt chân vào lĩnh vực kinh doanh. Ảnh: vietnamnet.vn.
3. Ông Nguyễn Văn Kha
Tiếp đó phải kể đến doanh nhân sàn chứng khoán Nguyễn Văn Kha. Ông Kha sinh ngày 15/2/1948 (tại Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội ), hiện là Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm (Mã CK: NTL). Ảnh: sdvina.vn.
Tính đến 31/12/2016, số lượng cổ phiếu doanh nhân này hiện đang nắm giữ là 3.630,160, chiếm tỷ lệ 5.95%, giá trị 37.2 tỷ VNĐ. Ảnh: Internet.
Trước khi trở thành doanh nhân, đại gia này từng là một quân nhân. Vào năm 1976, ông bắt đầu đảm nhiệm chức Giám đốc tại Xí nghiệp gạch ngói Từ Liêm và gần 30 năm sau trở thành Chủ tịch Công ty cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm. Ảnh: Tin nhanh chứng khoán.
4. Bà Nguyễn Thị Mai Thanh
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh (sinh ngày 25/12/1952, quê tại Tây Ninh), Chủ tịch kiêm CEO Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE), từng được Tạp chí Forbes vinh danh và đứng thứ 28 trong danh sách 48 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á (ASIA Power Businesswomen) năm 2014. Ảnh: reecorp.com
Tính đến ngày 31/12/2016, bà Mai Thanh nắm giữ 22,711,925 cổ phiếu (07.33%), tương đương giá trị 751.8 tỷ VNĐ. Ảnh: BizLive.
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành cơ khí điện tại Đại học Karl-Marx-Stadt (Đức), từ năm 1982, bà gia nhập REE với vị trí là một kỹ sư, sau đó bà đã trở thành lãnh đạo công ty này từ năm 1985. Ảnh: vietbao.vn.
Từ đó, bà Nguyễn Thị Mai Thanh đã giúp REE thoát khỏi cảnh chật vật nhờ thương hiệu máy điều hòa Reetech. Đây cũng là công ty đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2000. Ảnh: doanhnhanthanhdat.net.
5. Bà Mai Kiều Liên
Bà Kiều Liên sinh ngày 1/9/1953, hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần sữa Việt Nam, Vinamilk (VNM). Tính đến hết ngày 31/12/2016, số cổ phiếu VNM bà Liên nắm giữ ước khoảng 623.7 tỷ VNĐ tương ứng với 4,111,420 cổ phiếu, tỷ lệ khoảng 00.28%. Ảnh: doanhnhanduongthoi.vn.
Bà Liên từng 4 lần liên tiếp (2012 - 2015) lọt vào danh sách 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á (Asia's Power Businesswomen). Ảnh: Internet.
Tháng 3/2016, tạp chí Forbes Việt Nam cũng xếp bà đứng thứ 4 trong danh sách 20 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam trong mọi lĩnh vực. Ảnh: Giaoduc.net.vn.
Ngoài ra, năm 2015 bà Liên cũng được kênh truyền hình CNBC của Mỹ ví von như "Margaret Thatcher của Việt Nam". Bà cũng là người Việt Nam duy nhất được nhận giải thưởng “Kinh tế và đổi mới doanh nghiệp" tại giải thưởng Nikkei châu Á lần thứ 20 tổ chức tại Nhật Bản. Ảnh: Zing.