Ðến chợ hoa ở Huế, nếu tinh ý, người ta sẽ nhận ra tính cách, khiếu thẩm mỹ, trình độ học vấn và cả sự sang hèn của những người mua hoa và thưởng hoa tại vùng đất sông Hương - núi Ngự", một người chơi hoa mai ở Huế khẳng định.Một chậu mai được bày bán với giá gần 200 triệu tại chợ hoa xuân như thế này chưa phải là loại đắt tiền. Nếu biết, khách phải vào tận trong nhà người chuyên tạo dáng, thế cho mai. Nơi đó có nhiều cây đẹp, độc, lạ với giá tiền tỷ.Vườn mai Tịnh Lâm Nhi ở cố đô Huế là một địa điểm nhiều người biết đến. Chủ vườn là ông Nguyễn Hữu Hùng có niềm đam mê và sở hữu nhiều loại mai độc đáo. Ngay ở cổng vào ông trưng một cây có dáng bình phong mà theo ông là "độc nhất vô nhị" đến thời điểm này ở Việt Nam. Ông Hùng bảo cây này ẩn náu một cái thần đầy uy nghiêm như chúa mai của cả vườn với dáng vươn thẳng đứng, che chắn những xô bồ của thế giới bên ngoài. Việc chăm sóc cho cây mai vàng nở rực đúng dịp Tết đến xuân về là cả một quá trình tìm tòi học hỏi của người chủ vườn.Năm 2002, ông Nguyễn Hữu Hùng sau khi xây dựng Tịnh Lâm Nhi đã kỳ công sưu tầm những cây mai đẹp từ các địa phương và nhiều nơi khác về rồi tự tay chăm sóc uốn nắn. Trong ảnh, cây mai với thế bạt phong được ông cho biết đã có người trả tiền tỷ ông chưa bán.Những người chơi mai cảnh ở Huế cho biết thú chơi mai có từ lâu, bắt nguồn từ trong Hoàng cung xưa. Thú chơi này gắn liền với cách chơi cây, hoa của vua quan triều đình. Điều đó thể hiện rõ ở các vườn Cơ Hạ, Thiệu Phương...Để cho một cây mai, tạo hình cho đẹp theo ý của mình, người chủ cũng phải trải qua rất nhiều thời gian và công đoạn. Khí hậu ở Huế chỉ có 2 mùa, do đó để cho mai nở đúng dịp Tết cần phải tính toán, chăm sóc kỳ công hơn.Mai Huế thường có 5 cánh. Nếu hoa 6 cánh sẽ là điềm hên cho chủ nhà vì nó tượng trưng cho "lộc". "Ngày mùng 1 Tết, mọi người thường ra cây mai và tìm cho mình một bông hoa mai 6 cánh để lấy hên", người chơi mai có kinh nghiệm nói.Mỗi cây được cắt tỉa, tạo dáng theo phong cách riêng. Vậy nên vẻ hấp dẫn của mỗi cây cũng khác nhau. Ở cây mai vàng, điểm mà ông Hùng thích đó là sự đỏng đảnh. Hoa mai gắn với chữ “mai cốt cách” - vẻ đẹp tao nhã cũng như vẻ đẹp của một người con gái phẩm chất quý giá và sang trọng. Người chơi mai cũng thể hiện được cái quân tử của mình.Một vườn mai khác ở xóm Gióng của anh Nguyễn Khoa Vui cũng được nhiều người biết. Anh là người đam mê loài hoa này cũng đã lâu năm.Để trồng được cây mai có bộ rễ đẹp, anh Vui đã phải mất rất nhiều thời gian nghiên cứu chăm sóc. Gốc cây cũng có những hình thù kỳ quái. Trong ảnh cậy mai có gốc và thế như thác nước trong vườn nhà anh Vui.Ông Hải ở Nguyễn Chí Thanh, một nghệ nhân trồng mai lâu năm tâm sự năm nay mưa lạnh nhiều nên mai ra hoa hiếm. Chăm mai rất khó, đòi hỏi sự cẩn thận tỉ mỉ để có dáng đẹp. "Ban đầu vì mưu sinh sau rồi mãi cũng yêu cây mai xứ Huế như một cái duyên", ông Hải nói. Ngồi bên cạnh ông, bà Hương đang bứng một cây mai từ đất để vào chậu bán cho khách. Những cây mai nhỏ được uốn thế đẹp, nhiều người ưa chuộng sau khi mua về khách sẽ tiếp tục nuôi dưỡng và chăm sóc theo cách của mình.Con trai ông Hải đang tỉa lá để tạo dáng cho cây.Cụ Bé đang ngắm nhìn những cây mai trong vườn nhà. Trong đó có những cây tuổi đời ngang ngửa tuổi của cụ.Hồng diệp mai là loài có nhiều hơn 5 cánh và lá đỏ. Loại mai này không quý bằng hoàng mai nhưng cũng là một trong những giống mai đẹp ở cố đô Huế.Đối với những người chơi mai kiểng thì gốc mai là điểm quý nhất và tạo nên nét độc đáo cho cây.Để chăm sóc và tạo được một gốc mai như thế này nghệ nhân trồng đã phải mất hơn 10 năm chăm sóc.Anh Nguyễn Khoa Vui (ở xóm Gióng), một trong những người sở hữu nhiều gốc mai đẹp và độc tâm sự: "Khó nhất là khâu chăm sóc vì sâu bệnh nhiều. Ngoài ra điều kiện thời tiết cũng ảnh hưởng rất lớn đến mai. Những người nào mua được cây mai đẹp, độc, lạ cũng là cái duyên".
Ðến chợ hoa ở Huế, nếu tinh ý, người ta sẽ nhận ra tính cách, khiếu thẩm mỹ, trình độ học vấn và cả sự sang hèn của những người mua hoa và thưởng hoa tại vùng đất sông Hương - núi Ngự", một người chơi hoa mai ở Huế khẳng định.
Một chậu mai được bày bán với giá gần 200 triệu tại chợ hoa xuân như thế này chưa phải là loại đắt tiền. Nếu biết, khách phải vào tận trong nhà người chuyên tạo dáng, thế cho mai. Nơi đó có nhiều cây đẹp, độc, lạ với giá tiền tỷ.
Vườn mai Tịnh Lâm Nhi ở cố đô Huế là một địa điểm nhiều người biết đến. Chủ vườn là ông Nguyễn Hữu Hùng có niềm đam mê và sở hữu nhiều loại mai độc đáo. Ngay ở cổng vào ông trưng một cây có dáng bình phong mà theo ông là "độc nhất vô nhị" đến thời điểm này ở Việt Nam. Ông Hùng bảo cây này ẩn náu một cái thần đầy uy nghiêm như chúa mai của cả vườn với dáng vươn thẳng đứng, che chắn những xô bồ của thế giới bên ngoài. Việc chăm sóc cho cây mai vàng nở rực đúng dịp Tết đến xuân về là cả một quá trình tìm tòi học hỏi của người chủ vườn.
Năm 2002, ông Nguyễn Hữu Hùng sau khi xây dựng Tịnh Lâm Nhi đã kỳ công sưu tầm những cây mai đẹp từ các địa phương và nhiều nơi khác về rồi tự tay chăm sóc uốn nắn. Trong ảnh, cây mai với thế bạt phong được ông cho biết đã có người trả tiền tỷ ông chưa bán.
Những người chơi mai cảnh ở Huế cho biết thú chơi mai có từ lâu, bắt nguồn từ trong Hoàng cung xưa. Thú chơi này gắn liền với cách chơi cây, hoa của vua quan triều đình. Điều đó thể hiện rõ ở các vườn Cơ Hạ, Thiệu Phương...
Để cho một cây mai, tạo hình cho đẹp theo ý của mình, người chủ cũng phải trải qua rất nhiều thời gian và công đoạn. Khí hậu ở Huế chỉ có 2 mùa, do đó để cho mai nở đúng dịp Tết cần phải tính toán, chăm sóc kỳ công hơn.
Mai Huế thường có 5 cánh. Nếu hoa 6 cánh sẽ là điềm hên cho chủ nhà vì nó tượng trưng cho "lộc". "Ngày mùng 1 Tết, mọi người thường ra cây mai và tìm cho mình một bông hoa mai 6 cánh để lấy hên", người chơi mai có kinh nghiệm nói.
Mỗi cây được cắt tỉa, tạo dáng theo phong cách riêng. Vậy nên vẻ hấp dẫn của mỗi cây cũng khác nhau. Ở cây mai vàng, điểm mà ông Hùng thích đó là sự đỏng đảnh. Hoa mai gắn với chữ “mai cốt cách” - vẻ đẹp tao nhã cũng như vẻ đẹp của một người con gái phẩm chất quý giá và sang trọng. Người chơi mai cũng thể hiện được cái quân tử của mình.
Một vườn mai khác ở xóm Gióng của anh Nguyễn Khoa Vui cũng được nhiều người biết. Anh là người đam mê loài hoa này cũng đã lâu năm.
Để trồng được cây mai có bộ rễ đẹp, anh Vui đã phải mất rất nhiều thời gian nghiên cứu chăm sóc. Gốc cây cũng có những hình thù kỳ quái. Trong ảnh cậy mai có gốc và thế như thác nước trong vườn nhà anh Vui.
Ông Hải ở Nguyễn Chí Thanh, một nghệ nhân trồng mai lâu năm tâm sự năm nay mưa lạnh nhiều nên mai ra hoa hiếm. Chăm mai rất khó, đòi hỏi sự cẩn thận tỉ mỉ để có dáng đẹp. "Ban đầu vì mưu sinh sau rồi mãi cũng yêu cây mai xứ Huế như một cái duyên", ông Hải nói. Ngồi bên cạnh ông, bà Hương đang bứng một cây mai từ đất để vào chậu bán cho khách. Những cây mai nhỏ được uốn thế đẹp, nhiều người ưa chuộng sau khi mua về khách sẽ tiếp tục nuôi dưỡng và chăm sóc theo cách của mình.
Con trai ông Hải đang tỉa lá để tạo dáng cho cây.
Cụ Bé đang ngắm nhìn những cây mai trong vườn nhà. Trong đó có những cây tuổi đời ngang ngửa tuổi của cụ.
Hồng diệp mai là loài có nhiều hơn 5 cánh và lá đỏ. Loại mai này không quý bằng hoàng mai nhưng cũng là một trong những giống mai đẹp ở cố đô Huế.
Đối với những người chơi mai kiểng thì gốc mai là điểm quý nhất và tạo nên nét độc đáo cho cây.
Để chăm sóc và tạo được một gốc mai như thế này nghệ nhân trồng đã phải mất hơn 10 năm chăm sóc.
Anh Nguyễn Khoa Vui (ở xóm Gióng), một trong những người sở hữu nhiều gốc mai đẹp và độc tâm sự: "Khó nhất là khâu chăm sóc vì sâu bệnh nhiều. Ngoài ra điều kiện thời tiết cũng ảnh hưởng rất lớn đến mai. Những người nào mua được cây mai đẹp, độc, lạ cũng là cái duyên".