1. Bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch Tập đoàn BRG và ngân hàng SeaBank
Nhắc đến những bóng hồng quyền lực nhất thị trường bất động sản, người ta không thể không nhắc tới bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch Tập đoàn BRG và ngân hàng SeaBank. Bà Nguyễn Thị Nga sinh năm 1955, là người Hà Nội, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Kế hoạch. Bà đã học qua nhiều lớp kinh tế ở Pháp, Đức, Nhật Bản, Úc và là người Việt Nam đầu tiên được mời học ở George Town. Ảnh: BestPlus.Không chỉ là một trong những người phụ nữ quyền lực – người lãnh đạo tài ba trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nhận vị trí Chủ tịch ngân hàng Đông Nam Á, bà Nguyễn Thị Nga còn nổi tiếng với cương vị bà chủ của hai khách sạn Hilton Opera, Hilton Garden Inn Thành phố Hà Nội ở Việt Nam cùng hàng loạt những dự án có giá trị khác như sân golf quốc tế Đảo Vua, khu nghỉ dưỡng ven biển và sân golf quốc tế Đồ Sơn… Ảnh: VietnamBiz.Ngoài việc thâu tóm các doanh nghiệp và khách sạn, Tập đoàn BRG hiện là chủ đầu tư của nhiều dự án bất động sản khác như khu căn hộ Oriental Palace, Oriental Garden, Oriental West Lake và Oriental Plaza, dự án chung cư Oriental Pearl. Ảnh: Đầu tư.Nhưng có lẽ thương vụ gây tiếng vang lớn nhất của tập đoàn phải kể đến dự án xây tháp truyền hình cao nhất tại khu đô thị Hồ Tây. Dự kiến khi hoàn thành, tháp truyền hình sẽ có chiều cao 636m, cao hơn 2m so với tháp truyền hình đang giữ kỷ lục thế giới hiện nay là Tokyo Skytree được xây dựng vào năm 2011 với chiều cao 634m. Ảnh: Zing.Tham vọng xây dựng tháp cao tầng của bà Nguyễn Thị Nga chưa dừng lại, khi mới đây UBND Thành phố Hà Nội chấp thuận cho Tập đoàn BRG là chủ đầu tư siêu dự án” tháp tài chính thương mại Phương Trạch cao 108 tầng. Hiện quy mô tài sản của bà vẫn là một bí ẩn, tuy nhiên, theo Tạp chí Forbes mảng kinh doanh sân golf, bất động sản…đã đem lại mức doanh thu cho bà khoảng 435 triệu USD vào 2013. Ảnh: Đầu tư. 2. Bà Lê Thị Thúy Ngà - Chủ tịch Tập đoàn Nam Cường
“Bóng hồng” quyền lực nhất trên thị trường bất động sản tiếp đó phải kể đến bà Lê Thị Thúy Ngà, người “thừa kế” gia sản khổng lồ từ cố Chủ tịch Tập đoàn Nam Cường – ông Trần Văn Cường. Hiện bà Lê Thị Thúy Ngà giữ chức danh Chủ tịch Tập đoàn Nam Cường và sở hữu trên 90% cổ phần tại tập đoàn địa ốc có quỹ đất lớn bậc nhất tại Hà Nội. Ảnh: Đời sống pháp luật.Cụ thể, theo danh mục dự án Nam Cường đang làm chủ đầu tư, Tập đoàn Nam Cường đang đầu tư dự án khu đô thị Dương Nội, quy mô 200 héc ta; Dự án khu đô thị Phùng Khoang, quy mô 46 héc ta; Dự án khu đô thị Đảo Ngọc (Hải Dương) quy mô 91 héc ta; Dự án khu đô thị Hòa Vượng (Nam Định), quy mô 55 héc ta; Dự án khu nghỉ dưỡng Phú Quốc quy mô 32 héc ta và dự án đô thị Cổ Nhuế, quy mô 17 héc ta. Ảnh: Toàn cảnh bất động sản.Ngoài các dự án lớn kể trên, Nam Cường còn là chủ đầu tư 4 siêu dự án khác, như: Dự án khu đô thị Thạch Thất (huyện Thạch Thất), quy mô 922 héc ta; Dự án khu đô thị Thạch Phúc (huyện Thạch Thất – Phúc Thọ), quy mô 507 héc ta; Dự án khu đô thị Quốc Oai, quy mô 1.124 héc ta và dự án khu đô thị Sinh Thái Chương Mỹ, quy mô 750 héc ta. Ảnh:Mặc dù mới đây, Nam Cường đã xin trả Hà Nội 2 dự án là khu đô thị Quốc Oai và khu đô thị Thạch Thất, nhưng Nam Cường vẫn là doanh nghiệp sở hữu quỹ đất quy mô bậc nhất hiện nay. Đáng chú ý, trong số các dự án Nam Cường làm chủ đầu tư, chỉ có dự án khu đô thị Hòa Vượng, khu đô thị Cổ Nhuế và khu đô thị Dương Nội đang được triển khai nhưng chưa hoàn thiện. Các dự án còn lại, đa số vẫn chưa được triển khai và còn bị “đắp chiếu”. Ảnh: Baonga.com.Sau khoảng 5 năm “bất động” không triển khai dự án, mới đây bà Lê Thị Thúy Ngà muốn đưa Tập đoàn Nam Cường trở lại vị thế một doanh nghiệp lớn khi đồng loạt triển khai dự án nhà phố tại khu đô thị Dương Nội và triển khai dự án Anland 1, cũng tại khu đô thị này. Ngoài ra, Nam Cường cũng chuẩn bị triển khai dự án Anland 2 và có những động thái khởi động dự án khu đô thị Phùng Khoang, quận Nam Từ Liêm… Ảnh: Seatimes. 3. Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo
Nổi tiếng trong giới doanh nhân, mới đây, bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã chính thức trở thành người phụ nữ giàu nhất trên sàn chứng khoán sau khi hãng hàng không tư nhân Vietjet Air bà làm giám đốc điều hành được niêm yết trên sàn chứng khoán. Thế nhưng, ngoài vị trí là người phụ nữ quyền lực của ngành hàng không, bà Nguyễn Thị Phương Thảo còn là “bóng hồng” quyền lực bậc nhất trong lĩnh vực bất động sản, khi là Chủ tịch điều hành trực tiếp tập đoàn địa ốc khổng lồ mang tên Sovico Holdings. Ảnh: Đầu tư.Cụ thể, Sovico Holdings đang là “công ty mẹ” của hàng loạt công ty thành viên, đang sở hữu, triển khai nhiều dự án có vốn đầu tư lên đến nhiều tỷ đô la. Theo đó, các danh mục dự án do Sovico Holdings quản lý và triển khai kéo dài từ bắc chí Nam, ở nhiều phân khúc, nhưng nhiều nhất là dự án thuộc phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng. Ảnh: Đầu tư.Hàng loạt dự án lớn Sovico trực tiếp quản lý hoặc triển khai qua các đơn vị thành viên có thể kể đến, như: Dự án nghỉ dưỡng 5 sao Furama Resort Đà Nẵng; Dự án Dragon City (vốn đầu tư 1 tỷ USD); Dự án Ariyana Đà Nẵng; Dự án An Lâm Ninh Vân Bay; dự án khu du lịch sinh Thái Phú Quốc; Dự án Hạ Long Star… Ảnh: gettyimages.com.Trong 2 năm qua, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bùng nổ, mặc dù Sovico Holdings không phải là doanh nghiệp tạo ra được nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng lớn nhất ra ngoài thị trường như Vingroup, Sun Group, FLC Group. Tuy nhiên, trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng, Sovico Holdings vẫn là một tên tuổi lớn, một trong những doanh nghiệp có khả năng định hướng phát triển bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam. Ảnh: netnews.vn. 4. Đại gia Dương Thị Bạch Diệp
Công ty TNHH Bất động sản Diệp Bạch Dương do nữ đại gia Dương Thị Bạch Diệp làm giám đốc. Bà Diệp là doanh nhân nổi tiếng, được mệnh danh là bà trùm bất động sản ở đất Sài thành. Bà Dương Thị Ngọc Diệp là một nữ doanh nhân đi lên từ hai bàn tay trắng. Sinh ra tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định. Năm 1984, bà bén duyên với ngành kinh doanh bất động sản, bắt đầu bằng việc sửa sang và bán lại căn hộ của chính mình. Thấy có lãi bà tiếp tục săn lùng nhà cũ rồi sửa sang lại và bán. Ảnh: vietgiaitri.com.Có được số vốn trong tay hàng ngàn lượng vàng, bà Bạch Diệp đến các khu biệt thự trong thành phố, nếu ai bán nhà, bất cứ lớn nhỏ bà cũng mua ngay. Bắt đầu mua, bán bất động sản từ năm 1984, sau hơn 20 năm bà Dương Thị Bạch Diệp đã đã sở hữu hàng chục căn biệt thự, nhiều khu đất vàng thuộc công ty của bà và các con đồng sở hữu. Ảnh: Internet.Bà Diệp từng nói: “Thật không ai tin được, vào thập niên 80 – 90 của thế kỷ trước, chuyện mua bán nhà cửa lại rẻ mạt và dễ dàng đến thế. Mà thời kỳ bao cấp rất ít người nghĩ đến chuyện buôn bán kinh doanh bất động sản…”. Hiện tại, bà Diệp là một tên tuổi có tiếng trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và vẫn đang ấp ủ hàng loạt những dự án tầm cỡ quốc tế, dù tuổi đã ngoài 60. Ảnh: VietNamNet. 5. Nguyễn Ngọc Mỹ - Thành viên HĐQT Alphanam Group
Không quá ưu ái khi gọi con gái của chủ Tập đoàn Alphanam Nguyễn Ngọc Mỹ là "bóng hồng" nhỏ tuổi nhưng quyền lực trong lĩnh vực bất động sản.Tuyên bố sẽ kế tục sự nghiệp của cha được Ngọc Mỹ lần đầu tiết lộ vào cuối năm 2013, khi cô đặt chân về Việt Nam sau 8 năm học tập và sinh sống ở nước ngoài. Bố cô - ông Nguyễn Tuấn Hải cũng không giấu niềm tự hào về sự trưởng thành của các con và tuyên bố hoàn thành sứ mệnh doanh nhân. Ảnh: ione.Alphanam có lịch sử hình thành 20 năm trên các lĩnh vực hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm, kinh doanh bất động sản, đầu tư tài chính…, với tổng vốn điều lệ gần 2.000 tỷ đồng. Trong đó, Mỹ đảm nhận công việc kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng, gồm 22 dự án nằm trên diện tích 1.000 ha trên toàn quốc. Ảnh: ione.Ngọc Mỹ chia sẻ, mục tiêu trong 5 năm tới, Alphanam sẽ phấn đấu đưa vào khai thác 6 khách sạn với những thương hiệu hàng đầu như St. Regis, Sheraton, Marriott Executive Apartment... Bên cạnh đó, Mỹ cũng đang bận rộn với quỹ Alphanam Green Foundation – nơi hỗ trợ các bạn trẻ tìm kiếm và triển khai các sáng kiến vì môi trường. Ảnh: Internet.Ngọc Mỹ đang là thành viên hội đồng quản trị của Alphanam và cô hy vọng sau khi kế nghiệp cha mình, đặt bút đưa ra các quyết định sống còn, trong tương lai không xa, Alphanam sẽ trở thành tập đoàn đa ngành đứng đầu Việt Nam, hội nhập với thương mại quốc tế, và là niềm tự hào của người dân Việt. Ảnh: phunutoday.vn
1. Bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch Tập đoàn BRG và ngân hàng SeaBank
Nhắc đến những bóng hồng quyền lực nhất thị trường bất động sản, người ta không thể không nhắc tới bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch Tập đoàn BRG và ngân hàng SeaBank. Bà Nguyễn Thị Nga sinh năm 1955, là người Hà Nội, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Kế hoạch. Bà đã học qua nhiều lớp kinh tế ở Pháp, Đức, Nhật Bản, Úc và là người Việt Nam đầu tiên được mời học ở George Town. Ảnh: BestPlus.
Không chỉ là một trong những người phụ nữ quyền lực – người lãnh đạo tài ba trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nhận vị trí Chủ tịch ngân hàng Đông Nam Á, bà Nguyễn Thị Nga còn nổi tiếng với cương vị bà chủ của hai khách sạn Hilton Opera, Hilton Garden Inn Thành phố Hà Nội ở Việt Nam cùng hàng loạt những dự án có giá trị khác như sân golf quốc tế Đảo Vua, khu nghỉ dưỡng ven biển và sân golf quốc tế Đồ Sơn… Ảnh: VietnamBiz.
Ngoài việc thâu tóm các doanh nghiệp và khách sạn, Tập đoàn BRG hiện là chủ đầu tư của nhiều dự án bất động sản khác như khu căn hộ Oriental Palace, Oriental Garden, Oriental West Lake và Oriental Plaza, dự án chung cư Oriental Pearl. Ảnh: Đầu tư.
Nhưng có lẽ thương vụ gây tiếng vang lớn nhất của tập đoàn phải kể đến dự án xây tháp truyền hình cao nhất tại khu đô thị Hồ Tây. Dự kiến khi hoàn thành, tháp truyền hình sẽ có chiều cao 636m, cao hơn 2m so với tháp truyền hình đang giữ kỷ lục thế giới hiện nay là Tokyo Skytree được xây dựng vào năm 2011 với chiều cao 634m. Ảnh: Zing.
Tham vọng xây dựng tháp cao tầng của bà Nguyễn Thị Nga chưa dừng lại, khi mới đây UBND Thành phố Hà Nội chấp thuận cho Tập đoàn BRG là chủ đầu tư siêu dự án” tháp tài chính thương mại Phương Trạch cao 108 tầng. Hiện quy mô tài sản của bà vẫn là một bí ẩn, tuy nhiên, theo Tạp chí Forbes mảng kinh doanh sân golf, bất động sản…đã đem lại mức doanh thu cho bà khoảng 435 triệu USD vào 2013. Ảnh: Đầu tư.
2. Bà Lê Thị Thúy Ngà - Chủ tịch Tập đoàn Nam Cường
“Bóng hồng” quyền lực nhất trên thị trường bất động sản tiếp đó phải kể đến bà Lê Thị Thúy Ngà, người “thừa kế” gia sản khổng lồ từ cố Chủ tịch Tập đoàn Nam Cường – ông Trần Văn Cường. Hiện bà Lê Thị Thúy Ngà giữ chức danh Chủ tịch Tập đoàn Nam Cường và sở hữu trên 90% cổ phần tại tập đoàn địa ốc có quỹ đất lớn bậc nhất tại Hà Nội. Ảnh: Đời sống pháp luật.
Cụ thể, theo danh mục dự án Nam Cường đang làm chủ đầu tư, Tập đoàn Nam Cường đang đầu tư dự án khu đô thị Dương Nội, quy mô 200 héc ta; Dự án khu đô thị Phùng Khoang, quy mô 46 héc ta; Dự án khu đô thị Đảo Ngọc (Hải Dương) quy mô 91 héc ta; Dự án khu đô thị Hòa Vượng (Nam Định), quy mô 55 héc ta; Dự án khu nghỉ dưỡng Phú Quốc quy mô 32 héc ta và dự án đô thị Cổ Nhuế, quy mô 17 héc ta. Ảnh: Toàn cảnh bất động sản.
Ngoài các dự án lớn kể trên, Nam Cường còn là chủ đầu tư 4 siêu dự án khác, như: Dự án khu đô thị Thạch Thất (huyện Thạch Thất), quy mô 922 héc ta; Dự án khu đô thị Thạch Phúc (huyện Thạch Thất – Phúc Thọ), quy mô 507 héc ta; Dự án khu đô thị Quốc Oai, quy mô 1.124 héc ta và dự án khu đô thị Sinh Thái Chương Mỹ, quy mô 750 héc ta. Ảnh:
Mặc dù mới đây, Nam Cường đã xin trả Hà Nội 2 dự án là khu đô thị Quốc Oai và khu đô thị Thạch Thất, nhưng Nam Cường vẫn là doanh nghiệp sở hữu quỹ đất quy mô bậc nhất hiện nay. Đáng chú ý, trong số các dự án Nam Cường làm chủ đầu tư, chỉ có dự án khu đô thị Hòa Vượng, khu đô thị Cổ Nhuế và khu đô thị Dương Nội đang được triển khai nhưng chưa hoàn thiện. Các dự án còn lại, đa số vẫn chưa được triển khai và còn bị “đắp chiếu”. Ảnh: Baonga.com.
Sau khoảng 5 năm “bất động” không triển khai dự án, mới đây bà Lê Thị Thúy Ngà muốn đưa Tập đoàn Nam Cường trở lại vị thế một doanh nghiệp lớn khi đồng loạt triển khai dự án nhà phố tại khu đô thị Dương Nội và triển khai dự án Anland 1, cũng tại khu đô thị này. Ngoài ra, Nam Cường cũng chuẩn bị triển khai dự án Anland 2 và có những động thái khởi động dự án khu đô thị Phùng Khoang, quận Nam Từ Liêm… Ảnh: Seatimes.
3. Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo
Nổi tiếng trong giới doanh nhân, mới đây, bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã chính thức trở thành người phụ nữ giàu nhất trên sàn chứng khoán sau khi hãng hàng không tư nhân Vietjet Air bà làm giám đốc điều hành được niêm yết trên sàn chứng khoán. Thế nhưng, ngoài vị trí là người phụ nữ quyền lực của ngành hàng không, bà Nguyễn Thị Phương Thảo còn là “bóng hồng” quyền lực bậc nhất trong lĩnh vực bất động sản, khi là Chủ tịch điều hành trực tiếp tập đoàn địa ốc khổng lồ mang tên Sovico Holdings. Ảnh: Đầu tư.
Cụ thể, Sovico Holdings đang là “công ty mẹ” của hàng loạt công ty thành viên, đang sở hữu, triển khai nhiều dự án có vốn đầu tư lên đến nhiều tỷ đô la. Theo đó, các danh mục dự án do Sovico Holdings quản lý và triển khai kéo dài từ bắc chí Nam, ở nhiều phân khúc, nhưng nhiều nhất là dự án thuộc phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng. Ảnh: Đầu tư.
Hàng loạt dự án lớn Sovico trực tiếp quản lý hoặc triển khai qua các đơn vị thành viên có thể kể đến, như: Dự án nghỉ dưỡng 5 sao Furama Resort Đà Nẵng; Dự án Dragon City (vốn đầu tư 1 tỷ USD); Dự án Ariyana Đà Nẵng; Dự án An Lâm Ninh Vân Bay; dự án khu du lịch sinh Thái Phú Quốc; Dự án Hạ Long Star… Ảnh: gettyimages.com.
Trong 2 năm qua, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bùng nổ, mặc dù Sovico Holdings không phải là doanh nghiệp tạo ra được nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng lớn nhất ra ngoài thị trường như Vingroup, Sun Group, FLC Group. Tuy nhiên, trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng, Sovico Holdings vẫn là một tên tuổi lớn, một trong những doanh nghiệp có khả năng định hướng phát triển bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam. Ảnh: netnews.vn.
4. Đại gia Dương Thị Bạch Diệp
Công ty TNHH Bất động sản Diệp Bạch Dương do nữ đại gia Dương Thị Bạch Diệp làm giám đốc. Bà Diệp là doanh nhân nổi tiếng, được mệnh danh là bà trùm bất động sản ở đất Sài thành. Bà Dương Thị Ngọc Diệp là một nữ doanh nhân đi lên từ hai bàn tay trắng. Sinh ra tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định. Năm 1984, bà bén duyên với ngành kinh doanh bất động sản, bắt đầu bằng việc sửa sang và bán lại căn hộ của chính mình. Thấy có lãi bà tiếp tục săn lùng nhà cũ rồi sửa sang lại và bán. Ảnh: vietgiaitri.com.
Có được số vốn trong tay hàng ngàn lượng vàng, bà Bạch Diệp đến các khu biệt thự trong thành phố, nếu ai bán nhà, bất cứ lớn nhỏ bà cũng mua ngay. Bắt đầu mua, bán bất động sản từ năm 1984, sau hơn 20 năm bà Dương Thị Bạch Diệp đã đã sở hữu hàng chục căn biệt thự, nhiều khu đất vàng thuộc công ty của bà và các con đồng sở hữu. Ảnh: Internet.
Bà Diệp từng nói: “Thật không ai tin được, vào thập niên 80 – 90 của thế kỷ trước, chuyện mua bán nhà cửa lại rẻ mạt và dễ dàng đến thế. Mà thời kỳ bao cấp rất ít người nghĩ đến chuyện buôn bán kinh doanh bất động sản…”. Hiện tại, bà Diệp là một tên tuổi có tiếng trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và vẫn đang ấp ủ hàng loạt những dự án tầm cỡ quốc tế, dù tuổi đã ngoài 60. Ảnh: VietNamNet.
5. Nguyễn Ngọc Mỹ - Thành viên HĐQT Alphanam Group
Không quá ưu ái khi gọi con gái của chủ Tập đoàn Alphanam Nguyễn Ngọc Mỹ là "bóng hồng" nhỏ tuổi nhưng quyền lực trong lĩnh vực bất động sản.
Tuyên bố sẽ kế tục sự nghiệp của cha được Ngọc Mỹ lần đầu tiết lộ vào cuối năm 2013, khi cô đặt chân về Việt Nam sau 8 năm học tập và sinh sống ở nước ngoài. Bố cô - ông Nguyễn Tuấn Hải cũng không giấu niềm tự hào về sự trưởng thành của các con và tuyên bố hoàn thành sứ mệnh doanh nhân. Ảnh: ione.
Alphanam có lịch sử hình thành 20 năm trên các lĩnh vực hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm, kinh doanh bất động sản, đầu tư tài chính…, với tổng vốn điều lệ gần 2.000 tỷ đồng. Trong đó, Mỹ đảm nhận công việc kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng, gồm 22 dự án nằm trên diện tích 1.000 ha trên toàn quốc. Ảnh: ione.
Ngọc Mỹ chia sẻ, mục tiêu trong 5 năm tới, Alphanam sẽ phấn đấu đưa vào khai thác 6 khách sạn với những thương hiệu hàng đầu như St. Regis, Sheraton, Marriott Executive Apartment... Bên cạnh đó, Mỹ cũng đang bận rộn với quỹ Alphanam Green Foundation – nơi hỗ trợ các bạn trẻ tìm kiếm và triển khai các sáng kiến vì môi trường. Ảnh: Internet.
Ngọc Mỹ đang là thành viên hội đồng quản trị của Alphanam và cô hy vọng sau khi kế nghiệp cha mình, đặt bút đưa ra các quyết định sống còn, trong tương lai không xa, Alphanam sẽ trở thành tập đoàn đa ngành đứng đầu Việt Nam, hội nhập với thương mại quốc tế, và là niềm tự hào của người dân Việt. Ảnh: phunutoday.vn