Khoảng 6h sáng, anh Trương Tuấn (35 tuổi, trú tại phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu) đã mang đồ ra biển để nhặt củi. Nhìn biển, người đàn ông có nhiều kinh nghiệm trong nghề thời vụ mùa mưa này nói: "Nhiều rác và củi quá, hôm nay chắc kiếm được khá" (Ảnh: Hoài Sơn).Mặc chiếc áo mưa, anh Tuấn lội xuống biển, kéo lên một gốc cây to. "Gốc này dị, chắc mấy ông đồ gỗ hay trồng lan sẽ thích lắm đây", anh Tuấn nói, đẩy gốc cây về phía bãi tập kết và tiếp tục công việc (Ảnh: Hoài Sơn).Theo anh Tuấn, những ngày vừa qua, mưa lớn khiến nước ở các sông, suối từ thượng nguồn đổ về biển Nguyễn Tất Thành (Đà Nẵng), kéo theo hàng tấn rác, gỗ, củi bị sóng đánh dạt vào bờ, gây mất cảnh quan môi trường (Ảnh: Hoài Sơn).Vì muốn góp phần dọn rác, nhiều người như anh đã kéo xe ra biển để nhặt những cành cây gãy, gỗ vụn này về sử dụng trong gia đình (Ảnh: Hoài Sơn).Còn những thân cây to lớn bị vùi trong cát thì người dân dùng cưa, xẻ nhỏ mang đi bán cho các lò gạch hoặc nhà máy giấy và cả những người có sở thích sưu tập kiếm thêm thu nhập (Ảnh: Hoài Sơn)."Củi ở đây được ngâm trong nước biển khá lâu nên rất chắc chắn. Gỗ dạt vào thì có đủ thứ loại, từ phổ thông cho đến những loại hiếm. Chúng tôi cứ nhặt hết rồi đưa lên bờ để phân loại ra", anh Tuấn nói (Ảnh: Hoài Sơn).Củi nhặt được người dân gom lại chở đi bán một lượt mỗi ngày, thu nhập tiền triệu (Ảnh: Hoài Sơn)."Năm nay mưa lũ lớn nên lượng gỗ và củi đổ về bờ biển nhiều, ước tính lên hàng trăm tấn. Chỉ một buổi sáng, chúng tôi nhặt được hơn 1 tấn gỗ, tầm này bán được 2 triệu đồng", anh Tuấn chia sẻ (Ảnh: Hoài Sơn).Không chỉ có người ra nhặt củi để bán, nhiều dân chơi "săn" đồ độc lạ cũng tranh thủ ra biển tìm kiếm những khúc gỗ ưng ý về làm gỗ lũa, để trưng bày (Ảnh: Hoài Sơn).Anh Phan Văn Luận (trú tại phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu) cho biết, gỗ trôi dạt thường rất cứng và được nước biển bào mòn nên hình dáng kỳ dị và lạ mắt, thứ khiến người trồng lan như anh rất thích nên anh tranh thủ ra biển "săn", mua lại của người nhặt trước đó (Ảnh: Hoài Sơn)."Tôi nhặt cũng được vài gốc ưng ý và mua được hơn 5 gốc của những người nhặt trước với giá gần 1 triệu đồng. Những gốc này sau khi mang về sẽ được xử lý để khoe ra hết vẻ đẹp của chúng", anh Luận nói (Ảnh: Hoài Sơn).Trong số gỗ dạt vào bờ có cả tre. Một số người dân tranh thủ gom nhặt những cây tre này về để làm giàn rau, chằng chống nhà cửa trong những lần mưa bão sau (Ảnh: Hoài Sơn).
Khoảng 6h sáng, anh Trương Tuấn (35 tuổi, trú tại phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu) đã mang đồ ra biển để nhặt củi. Nhìn biển, người đàn ông có nhiều kinh nghiệm trong nghề thời vụ mùa mưa này nói: "Nhiều rác và củi quá, hôm nay chắc kiếm được khá" (Ảnh: Hoài Sơn).
Mặc chiếc áo mưa, anh Tuấn lội xuống biển, kéo lên một gốc cây to. "Gốc này dị, chắc mấy ông đồ gỗ hay trồng lan sẽ thích lắm đây", anh Tuấn nói, đẩy gốc cây về phía bãi tập kết và tiếp tục công việc (Ảnh: Hoài Sơn).
Theo anh Tuấn, những ngày vừa qua, mưa lớn khiến nước ở các sông, suối từ thượng nguồn đổ về biển Nguyễn Tất Thành (Đà Nẵng), kéo theo hàng tấn rác, gỗ, củi bị sóng đánh dạt vào bờ, gây mất cảnh quan môi trường (Ảnh: Hoài Sơn).
Vì muốn góp phần dọn rác, nhiều người như anh đã kéo xe ra biển để nhặt những cành cây gãy, gỗ vụn này về sử dụng trong gia đình (Ảnh: Hoài Sơn).
Còn những thân cây to lớn bị vùi trong cát thì người dân dùng cưa, xẻ nhỏ mang đi bán cho các lò gạch hoặc nhà máy giấy và cả những người có sở thích sưu tập kiếm thêm thu nhập (Ảnh: Hoài Sơn).
"Củi ở đây được ngâm trong nước biển khá lâu nên rất chắc chắn. Gỗ dạt vào thì có đủ thứ loại, từ phổ thông cho đến những loại hiếm. Chúng tôi cứ nhặt hết rồi đưa lên bờ để phân loại ra", anh Tuấn nói (Ảnh: Hoài Sơn).
Củi nhặt được người dân gom lại chở đi bán một lượt mỗi ngày, thu nhập tiền triệu (Ảnh: Hoài Sơn).
"Năm nay mưa lũ lớn nên lượng gỗ và củi đổ về bờ biển nhiều, ước tính lên hàng trăm tấn. Chỉ một buổi sáng, chúng tôi nhặt được hơn 1 tấn gỗ, tầm này bán được 2 triệu đồng", anh Tuấn chia sẻ (Ảnh: Hoài Sơn).
Không chỉ có người ra nhặt củi để bán, nhiều dân chơi "săn" đồ độc lạ cũng tranh thủ ra biển tìm kiếm những khúc gỗ ưng ý về làm gỗ lũa, để trưng bày (Ảnh: Hoài Sơn).
Anh Phan Văn Luận (trú tại phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu) cho biết, gỗ trôi dạt thường rất cứng và được nước biển bào mòn nên hình dáng kỳ dị và lạ mắt, thứ khiến người trồng lan như anh rất thích nên anh tranh thủ ra biển "săn", mua lại của người nhặt trước đó (Ảnh: Hoài Sơn).
"Tôi nhặt cũng được vài gốc ưng ý và mua được hơn 5 gốc của những người nhặt trước với giá gần 1 triệu đồng. Những gốc này sau khi mang về sẽ được xử lý để khoe ra hết vẻ đẹp của chúng", anh Luận nói (Ảnh: Hoài Sơn).
Trong số gỗ dạt vào bờ có cả tre. Một số người dân tranh thủ gom nhặt những cây tre này về để làm giàn rau, chằng chống nhà cửa trong những lần mưa bão sau (Ảnh: Hoài Sơn).