Cây sanh độc đáo dáng "hồn quê đất Việt" thuộc sở hữu của ông Lại Xuân Hòa (Văn Giang, Hưng Yên). Ông Hòa cho biết, cách đây 7 năm, ông mua lại cây sanh này của một người ở Hải Dương, với giá 250 triệu đồng. "Tác phẩm này đã có người trả giá tới hơn 2 tỷ nhưng tôi chưa muốn bán. Phần vì không nỡ xa nó, phần vì tiếc công chăm sửa nhiều năm mới tạo nên được”.Tác phẩm này được ông Hòa phối cảnh cây xanh ôm trọn cổng làng, cùng với giếng nước tạo thành một bức tranh tuyệt mỹ mang đậm hồn quê Việt Nam...Ông chủ cây sanh cổ cho hay, cây dáng làng chỉ là một biến thể của cây dáng trực (đa số thấy nó ở thế trực).Tán phân bố cao tạo nên sự cao lão, dày dạn, phong sương, đôi khi cũng mang một vài nét của dáng nhân văn nữa.Tác phẩm cây dáng làng này mô phỏng lại bóng dáng của cây đa đầu làng (hình ảnh quen thuộc ở các làng quê phía Bắc), thường là già cỗi, chinh qua bao nhiêu gió mưa sấm sét vẫn trụ vững và xanh tốt, thể hiện sự gân guốc bền bỉ...Cây dáng làng có một thân chính duy nhất, có sự tách biệt giữa rễ và tay tán. Thân cây không cố định vào cổng làng, dùng rễ để ôm trọn thành vách Những điểm lồi lõm và sù sì của rễ tạo nên sự già cỗi, nhưng không hề đơn điệu.Dáng vẻ tự nhiên của cây gợi sự yên bình cho người thưởng ngoạn.Hình ảnh làng quê xưa với dấu mòn thời gian được gói lại thành niềm cảm xúc mỗi khi ngắm nhìn tác phẩm cây sanh hồn quê Đất Việt này.Cận cảnh hình ảnh cổng làng được bao quanh bởi những rễ cây gân guốc, khỏe khoắn.Cây sanh to bao trùm hết một góc cổng làng quê yên ả, bên cạnh lại là giếng nước hiền hòa, thơ mộng tạo nét đẹp tao nhã của hình ảnh làng quê cũ với “cây đa, giếng nước, sân đình”.Có thể nói, điều làm nên nét đặc biệt của tác phẩm Hồn quê Đất Việt này chính là hình ảnh cây đa cổ thụ tỏa bóng mát xuống cả một khu đất lớn như ôm trọn cánh cổng vào lòng.Hình ảnh ấy thật thuần Việt, gợi lên trong tâm thức mỗi người xem nỗi nhớ nhung, hoài cảm.Màu tường rêu, nét hoa văn kiến trúc cổng làng còn mang đến nhiều hoài niệm, nhiều thổn thức với những người xa quê.
Video "Ngắm những cây kiểng, non bộ đẹp mắt". Nguồn: Vĩnh Long online
Cây sanh độc đáo dáng "hồn quê đất Việt" thuộc sở hữu của ông Lại Xuân Hòa (Văn Giang, Hưng Yên). Ông Hòa cho biết, cách đây 7 năm, ông mua lại cây sanh này của một người ở Hải Dương, với giá 250 triệu đồng. "Tác phẩm này đã có người trả giá tới hơn 2 tỷ nhưng tôi chưa muốn bán. Phần vì không nỡ xa nó, phần vì tiếc công chăm sửa nhiều năm mới tạo nên được”.
Tác phẩm này được ông Hòa phối cảnh cây xanh ôm trọn cổng làng, cùng với giếng nước tạo thành một bức tranh tuyệt mỹ mang đậm hồn quê Việt Nam...
Ông chủ cây sanh cổ cho hay, cây dáng làng chỉ là một biến thể của cây dáng trực (đa số thấy nó ở thế trực).
Tán phân bố cao tạo nên sự cao lão, dày dạn, phong sương, đôi khi cũng mang một vài nét của dáng nhân văn nữa.
Tác phẩm cây dáng làng này mô phỏng lại bóng dáng của cây đa đầu làng (hình ảnh quen thuộc ở các làng quê phía Bắc), thường là già cỗi, chinh qua bao nhiêu gió mưa sấm sét vẫn trụ vững và xanh tốt, thể hiện sự gân guốc bền bỉ...
Cây dáng làng có một thân chính duy nhất, có sự tách biệt giữa rễ và tay tán. Thân cây không cố định vào cổng làng, dùng rễ để ôm trọn thành vách Những điểm lồi lõm và sù sì của rễ tạo nên sự già cỗi, nhưng không hề đơn điệu.
Dáng vẻ tự nhiên của cây gợi sự yên bình cho người thưởng ngoạn.
Hình ảnh làng quê xưa với dấu mòn thời gian được gói lại thành niềm cảm xúc mỗi khi ngắm nhìn tác phẩm cây sanh hồn quê Đất Việt này.
Cận cảnh hình ảnh cổng làng được bao quanh bởi những rễ cây gân guốc, khỏe khoắn.
Cây sanh to bao trùm hết một góc cổng làng quê yên ả, bên cạnh lại là giếng nước hiền hòa, thơ mộng tạo nét đẹp tao nhã của hình ảnh làng quê cũ với “cây đa, giếng nước, sân đình”.
Có thể nói, điều làm nên nét đặc biệt của tác phẩm Hồn quê Đất Việt này chính là hình ảnh cây đa cổ thụ tỏa bóng mát xuống cả một khu đất lớn như ôm trọn cánh cổng vào lòng.
Hình ảnh ấy thật thuần Việt, gợi lên trong tâm thức mỗi người xem nỗi nhớ nhung, hoài cảm.
Màu tường rêu, nét hoa văn kiến trúc cổng làng còn mang đến nhiều hoài niệm, nhiều thổn thức với những người xa quê.
Video "Ngắm những cây kiểng, non bộ đẹp mắt". Nguồn: Vĩnh Long online