Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM) là cảng hàng không dân dụng kết hợp với hoạt động bay quân sự, trong đó khu dân dự nằm ở phía đông và nam. Đây là cảng hàng không nhộn nhịp nhất và có sản lượng vận chuyển cao nhất cả nước.Cảng tiếp nhận các chuyến bay thường lệ, không thường lệ, các tàu bay tư nhân, thuê bao, chuyến bay thương mại, chuyến bay kỹ thuật hoạt động 24/24h và tiếp thu các loại tàu bay thân lớn như A350, B747-400, A330, B777, B767, A321.... Lâu nay, hình ảnh thường thấy ở đây là trên đường băng, máy bay luôn xếp hàng dài chờ cất cánh, trong khi đó phía trên thường có tàu bay khác đang hạ cánh.Cảng vụ hàng không miền Nam cho biết trong năm 2016 sân bay Tân Sơn Nhất phục vụ hơn 32 triệu lượt khách, tăng hơn 5,5 triệu lượt so với năm 2015, vượt 30% công suất thiết kế 25 triệu lượt/năm.Vào giờ cao điểm, tàu bay của các hãng hàng không trong và ngoài nước cất hạ cánh liên tục. Hiện, cảng có hai đường cất hạ cánh CHC 07L/25R độ dài 3.048 m và CHC 07R/25L dài 3.800 m, cách nhau 365 m.Các đường lăn gồm đường lăn bắc - nam; đường lăn W1, W2; đường lăn W6, W9, W11, E6; đường lăn W3, W5, E1, E2; đường lăn W7; E4; M1; S1. Trong ảnh tàu bay của các hãng hàng không khác nhau tiến ra đường lăn để cất cánh trong khi chờ chiếc khác hạ cánh.Năm 2015, Bộ trưởng GTVT ký quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Theo đó, Tân Sơn Nhất là Cảng hàng không đạt cấp 4E theo mã tiêu chuẩn của ICAO và sân bay quân sự cấp I.Theo quy hoạch, sân bay có 82 vị trí đỗ máy bay, gồm 54 vị trí của hàng không dân dụng và 28 vị trí của hàng không lưỡng dụng. Cục Hàng không Việt Nam đã nỗ lực trong việc sớm hoàn chỉnh điều chỉnh quy hoạch chi tiết sân bay Tân Sơn Nhất nhưng thực tế, dù quy hoạch mới điều chỉnh nhưng một số chỉ tiêu đã bị vượt.Theo Cục Hàng không Việt Nam, trong thời gian cao điểm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết Đinh Dậu 2017, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất dự kiến sẽ tiếp nhận thêm 1.065 chuyến đi/đến, tăng 7,7% so với lịch bay thường lệ, tương đương với mức tăng trung bình 38 chuyến/ngày.Trong ngày cao điểm, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ tiếp nhận 807 chuyến/ngày, tăng hơn 11%.Hiện, tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất có 4 hãng hàng không nội địa khai thác các đường bay trong và ngoài nước và 43 hãng hàng không quốc tế hoạt động, bao gồm các hãng chuyên chở hành khách và các hãng vận chuyển hàng hóa.Cũng theo Cục Hàng không, sân bay Tân Sơn Nhất hiện có 57 chỗ đậu máy bay phục vụ các hãng trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, số lượng máy bay của các hãng hàng không Việt Nam đậu qua đêm tại Tân Sơn Nhất thường cao hơn số lượng được điều phối.Vì thế, cục đã gửi văn bản đề nghị các hãng hàng không sớm triển khai thực hiện kế hoạch đưa tàu bay đậu qua đêm ở sân bay Cần Thơ nhằm giảm tải cho Tân Sơn Nhất.Dự báo của Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam đến năm 2018, lượng hành khách qua sân bay Tân Sơn Nhất có thể cán mốc 40 triệu lượt. Mốc này được cho là ngưỡng giới hạn và rất khó tăng thêm.Trong khi đó, phải đến năm 2025, dự kiến sân bay Long Thành (tỉnh Đồng Nai) mới đi vào khai thác giai đoạn 1. Giải quyết tình trạng quá tải sân bay Tân Sơn Nhất trong 9 năm, đợi đến khi có sân bay Long Thành đang là bài toán không đơn giản.
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM) là cảng hàng không dân dụng kết hợp với hoạt động bay quân sự, trong đó khu dân dự nằm ở phía đông và nam. Đây là cảng hàng không nhộn nhịp nhất và có sản lượng vận chuyển cao nhất cả nước.
Cảng tiếp nhận các chuyến bay thường lệ, không thường lệ, các tàu bay tư nhân, thuê bao, chuyến bay thương mại, chuyến bay kỹ thuật hoạt động 24/24h và tiếp thu các loại tàu bay thân lớn như A350, B747-400, A330, B777, B767, A321.... Lâu nay, hình ảnh thường thấy ở đây là trên đường băng, máy bay luôn xếp hàng dài chờ cất cánh, trong khi đó phía trên thường có tàu bay khác đang hạ cánh.
Cảng vụ hàng không miền Nam cho biết trong năm 2016 sân bay Tân Sơn Nhất phục vụ hơn 32 triệu lượt khách, tăng hơn 5,5 triệu lượt so với năm 2015, vượt 30% công suất thiết kế 25 triệu lượt/năm.
Vào giờ cao điểm, tàu bay của các hãng hàng không trong và ngoài nước cất hạ cánh liên tục. Hiện, cảng có hai đường cất hạ cánh CHC 07L/25R độ dài 3.048 m và CHC 07R/25L dài 3.800 m, cách nhau 365 m.
Các đường lăn gồm đường lăn bắc - nam; đường lăn W1, W2; đường lăn W6, W9, W11, E6; đường lăn W3, W5, E1, E2; đường lăn W7; E4; M1; S1. Trong ảnh tàu bay của các hãng hàng không khác nhau tiến ra đường lăn để cất cánh trong khi chờ chiếc khác hạ cánh.
Năm 2015, Bộ trưởng GTVT ký quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Theo đó, Tân Sơn Nhất là Cảng hàng không đạt cấp 4E theo mã tiêu chuẩn của ICAO và sân bay quân sự cấp I.
Theo quy hoạch, sân bay có 82 vị trí đỗ máy bay, gồm 54 vị trí của hàng không dân dụng và 28 vị trí của hàng không lưỡng dụng. Cục Hàng không Việt Nam đã nỗ lực trong việc sớm hoàn chỉnh điều chỉnh quy hoạch chi tiết sân bay Tân Sơn Nhất nhưng thực tế, dù quy hoạch mới điều chỉnh nhưng một số chỉ tiêu đã bị vượt.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, trong thời gian cao điểm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết Đinh Dậu 2017, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất dự kiến sẽ tiếp nhận thêm 1.065 chuyến đi/đến, tăng 7,7% so với lịch bay thường lệ, tương đương với mức tăng trung bình 38 chuyến/ngày.
Trong ngày cao điểm, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ tiếp nhận 807 chuyến/ngày, tăng hơn 11%.
Hiện, tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất có 4 hãng hàng không nội địa khai thác các đường bay trong và ngoài nước và 43 hãng hàng không quốc tế hoạt động, bao gồm các hãng chuyên chở hành khách và các hãng vận chuyển hàng hóa.
Cũng theo Cục Hàng không, sân bay Tân Sơn Nhất hiện có 57 chỗ đậu máy bay phục vụ các hãng trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, số lượng máy bay của các hãng hàng không Việt Nam đậu qua đêm tại Tân Sơn Nhất thường cao hơn số lượng được điều phối.
Vì thế, cục đã gửi văn bản đề nghị các hãng hàng không sớm triển khai thực hiện kế hoạch đưa tàu bay đậu qua đêm ở sân bay Cần Thơ nhằm giảm tải cho Tân Sơn Nhất.
Dự báo của Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam đến năm 2018, lượng hành khách qua sân bay Tân Sơn Nhất có thể cán mốc 40 triệu lượt. Mốc này được cho là ngưỡng giới hạn và rất khó tăng thêm.
Trong khi đó, phải đến năm 2025, dự kiến sân bay Long Thành (tỉnh Đồng Nai) mới đi vào khai thác giai đoạn 1. Giải quyết tình trạng quá tải sân bay Tân Sơn Nhất trong 9 năm, đợi đến khi có sân bay Long Thành đang là bài toán không đơn giản.