Nụ hoa gừng không phải ai cũng biết, bởi đây vốn dĩ là loại cây mọc trong rừng và là món ăn của người vùng cao. Búp hoa gừng chỉ to bằng ngón tay cái và phần cuống dài khoảng 10-15cm, màu xanh đậm mà nếu nhìn qua bạn sẽ dễ nhầm đây là mầm non của cây tre hoặc măng tây. Khi bóc tách lớp vỏ xơ bên ngoài, hương gừng thơm dịu còn lưu mãi. Theo một người bán, nụ hoa gừng hay còn gọi là hoa gừng rừng được người vùng cao hái về. Vì thế, nhiều người trồng gừng ở dưới xuôi có thể sẽ không thấy bao giờ.Cứ khoảng tầm tháng 7 đến tháng 9 âm lịch là thời điểm thu hoạch hoa gừng, đối với người dân miền núi thì đây là đặc sản hiếm vì mỗi năm chỉ có 1 lần. Mấy năm trở lại đây, loại hoa đặc sản này xuất hiện nhiều hơn ở Hà Nội.Được quảng cáo như một món ăn lạ vị, giòn ngon và có tác dụng giải cảm, nên chỉ một thời gian ngắn, giá của món ăn này đã tăng lên tới 60.000 - 65.000 nghìn đồng/kg. Nhiều người thấy lạ đã thi nhau mua về ăn thử. Nụ hoa gừng được bán đặc biệt nhiều trên các chợ mạng khi vào mùa.Các bà nội trợ cũng sẽ tranh thủ đặt mua loại hoa đặc sản này về ăn, bởi mỗi năm chỉ có một mùa, hoa gừng cũng không thể bảo quản trong thời gian quá dài. Trên diễn đàn nấu ăn, các món ăn nấu từ hoa gừng xuất hiện ngày càng nhiều. Hoa gừng không chỉ luộc mà còn có thể xào cùng thịt bò, hải sản, rang với thịt gà còn nhiều người còn đem xào với tóp mỡ ba chỉ. Song, sau khi chế biến thì không ít người đã bức xúc vì chỉ ăn được hoa, phần thân phải bỏ đi vì rất xơ, chưa kể công chế biến rất lâu, tốn thời gian.Mất công là vậy, nhưng khi ăn nụ hoa gừng, vị của nó rất khó ăn. Chưa kể, mùi gừng nồng như cắn cả miếng gừng vào miệng khiến người ăn không khỏi thất vọng. Một số người còn phải thừa nhận, càng ăn càng thấy giống "bò nhai rơm, vì thân rất xơ, mùi lại hắc".Thấy lạ vì nụ hoa gừng bỗng trở nên "hot", một người ở Nghệ An cho biết, loại cây này ở vùng núi Nghệ An có nhiều, nhưng người dân ít ăn mà thường để làm thuốc hoặc cho gia súc ăn.Một đầu mối bỏ sỉ nụ hoa gừng cho biết, loại hoa đặc sản trên núi cao này rất đắt khách khi vào mùa, nhưng mỗi năm chỉ có một mùa kéo dài khoảng gần 2 tháng. Nguồn hàng mua được phụ thuộc hoàn toàn vào lượng hoa người dân hái được. Như năm ngoái, sau khi trừ hết chi phí chị lãi khoảng 1,5-2 triệu đồng/ngày.
Nụ hoa gừng không phải ai cũng biết, bởi đây vốn dĩ là loại cây mọc trong rừng và là món ăn của người vùng cao. Búp hoa gừng chỉ to bằng ngón tay cái và phần cuống dài khoảng 10-15cm, màu xanh đậm mà nếu nhìn qua bạn sẽ dễ nhầm đây là mầm non của cây tre hoặc măng tây. Khi bóc tách lớp vỏ xơ bên ngoài, hương gừng thơm dịu còn lưu mãi. Theo một người bán, nụ hoa gừng hay còn gọi là hoa gừng rừng được người vùng cao hái về. Vì thế, nhiều người trồng gừng ở dưới xuôi có thể sẽ không thấy bao giờ.
Cứ khoảng tầm tháng 7 đến tháng 9 âm lịch là thời điểm thu hoạch hoa gừng, đối với người dân miền núi thì đây là đặc sản hiếm vì mỗi năm chỉ có 1 lần. Mấy năm trở lại đây, loại hoa đặc sản này xuất hiện nhiều hơn ở Hà Nội.
Được quảng cáo như một món ăn lạ vị, giòn ngon và có tác dụng giải cảm, nên chỉ một thời gian ngắn, giá của món ăn này đã tăng lên tới 60.000 - 65.000 nghìn đồng/kg. Nhiều người thấy lạ đã thi nhau mua về ăn thử. Nụ hoa gừng được bán đặc biệt nhiều trên các chợ mạng khi vào mùa.
Các bà nội trợ cũng sẽ tranh thủ đặt mua loại hoa đặc sản này về ăn, bởi mỗi năm chỉ có một mùa, hoa gừng cũng không thể bảo quản trong thời gian quá dài. Trên diễn đàn nấu ăn, các món ăn nấu từ hoa gừng xuất hiện ngày càng nhiều. Hoa gừng không chỉ luộc mà còn có thể xào cùng thịt bò, hải sản, rang với thịt gà còn nhiều người còn đem xào với tóp mỡ ba chỉ. Song, sau khi chế biến thì không ít người đã bức xúc vì chỉ ăn được hoa, phần thân phải bỏ đi vì rất xơ, chưa kể công chế biến rất lâu, tốn thời gian.
Mất công là vậy, nhưng khi ăn nụ hoa gừng, vị của nó rất khó ăn. Chưa kể, mùi gừng nồng như cắn cả miếng gừng vào miệng khiến người ăn không khỏi thất vọng. Một số người còn phải thừa nhận, càng ăn càng thấy giống "bò nhai rơm, vì thân rất xơ, mùi lại hắc".
Thấy lạ vì nụ hoa gừng bỗng trở nên "hot", một người ở Nghệ An cho biết, loại cây này ở vùng núi Nghệ An có nhiều, nhưng người dân ít ăn mà thường để làm thuốc hoặc cho gia súc ăn.
Một đầu mối bỏ sỉ nụ hoa gừng cho biết, loại hoa đặc sản trên núi cao này rất đắt khách khi vào mùa, nhưng mỗi năm chỉ có một mùa kéo dài khoảng gần 2 tháng. Nguồn hàng mua được phụ thuộc hoàn toàn vào lượng hoa người dân hái được. Như năm ngoái, sau khi trừ hết chi phí chị lãi khoảng 1,5-2 triệu đồng/ngày.