Những bữa tiệc xa hoa của giới triệu phú thiếu gì thì thiếu, nhất định không thể thiếu món cua tuyết thơm ngon và đắt đỏ trứ danh.Cua tuyết là 1 trong những loài cua có kích thước lớn và hương vị đặc biệt nhất thế giới. Chúng được coi là thực phẩm thượng hạng do độ quý hiếm và khó đánh bắt.Tháng 11/2019, một con cua tuyết Itsukiboshi đã được bán đấu giá thành công tại chợ hải sản ở Tottori với mức giá cuối cùng lên tới 5 triệu yên (tương đương hơn 1 tỉ đồng với tỉ giá ở thời điểm đó).Mức giá này tương đương một chiếc ô tô, ăn một con cua đồng nghĩa với việc bạn đang “đốt” cả một gia tài. Tuy nhiên với giới siêu giàu, mức giá này có lẽ không hề khiến họ phải đắn đo khi rút ví.Con cua tuyết trị giá tiền tỉ kia nặng hơn 1,2kg, phần thân dài tới 14,6cm (không tính càng).Người sở hữu con cua cho biết họ sẽ bán cua tuyết lại cho một nhà hàng ngay khu mua sắm Ginza tại Tokyo, mức giá không được tiết lộ.Ngoài tỉnh Tottori thì vùng Hokkaido cũng là nơi đánh bắt cua tuyết Nhật nổi tiếng.Hiện số lượng loài này bị giảm đáng kể nên Chính phủ Nhật cấm đánh bắt 7 tháng/năm. Ngoài ra, ngư dân không được phép bắt con nhỏ.Trước đó vào năm 2018, một con cua tuyết Itsukiboshi cũng đã ghi danh vào kỷ lục thế giới khi có giá lên tới 2 triệu yên.Được biết, mùa đánh bắt cua tuyết thường bắt đầu từ tháng 11 đến khoảng tháng 3 năm sau ở Nhật.Phần thịt thơm ngon của chúng có thể dùng để chế biến thành nhiều món hấp dẫn, được đông đảo giới sành ăn ở Nhật Bản yêu thích như luộc, nướng, Sashimi, Tempura hay lẩu Nabe.Cứ vào mùa đông, các thị trấn suối nước nóng nằm dọc Biển Nhật Bản sẽ đưa cua tuyết trở thành tâm điểm trong các bữa ăn phục vụ ở lữ quán.Trong số đó, Kinosaki Onsen ở tỉnh Hyogo, nơi có biệt danh là “vương quốc cua”, là một trong những điểm đến thu hút với những bữa tiệc cua tuyết xa hoa bậc nhất.Điều thú vị là ít ai biết rằng, cua tuyết trước kia từng chỉ được dùng làm đồ ăn nhẹ cho trẻ em. Thậm chí khi không được tiêu thụ hết, chúng còn được dùng để làm… phân bón.Chỉ cho đến năm 1962, khi 1 nhà hàng ở Nhật Bản giới thiệu món cua tuyết tươi thì món ăn độc đáo này mới chính thức trở nên phổ biến, dần dần được yêu thích rộng rãi trên khắp xứ sở hoa anh đào.
Những bữa tiệc xa hoa của giới triệu phú thiếu gì thì thiếu, nhất định không thể thiếu món cua tuyết thơm ngon và đắt đỏ trứ danh.
Cua tuyết là 1 trong những loài cua có kích thước lớn và hương vị đặc biệt nhất thế giới. Chúng được coi là thực phẩm thượng hạng do độ quý hiếm và khó đánh bắt.
Tháng 11/2019, một con cua tuyết Itsukiboshi đã được bán đấu giá thành công tại chợ hải sản ở Tottori với mức giá cuối cùng lên tới 5 triệu yên (tương đương hơn 1 tỉ đồng với tỉ giá ở thời điểm đó).
Mức giá này tương đương một chiếc ô tô, ăn một con cua đồng nghĩa với việc bạn đang “đốt” cả một gia tài. Tuy nhiên với giới siêu giàu, mức giá này có lẽ không hề khiến họ phải đắn đo khi rút ví.
Con cua tuyết trị giá tiền tỉ kia nặng hơn 1,2kg, phần thân dài tới 14,6cm (không tính càng).
Người sở hữu con cua cho biết họ sẽ bán cua tuyết lại cho một nhà hàng ngay khu mua sắm Ginza tại Tokyo, mức giá không được tiết lộ.
Ngoài tỉnh Tottori thì vùng Hokkaido cũng là nơi đánh bắt cua tuyết Nhật nổi tiếng.
Hiện số lượng loài này bị giảm đáng kể nên Chính phủ Nhật cấm đánh bắt 7 tháng/năm. Ngoài ra, ngư dân không được phép bắt con nhỏ.
Trước đó vào năm 2018, một con cua tuyết Itsukiboshi cũng đã ghi danh vào kỷ lục thế giới khi có giá lên tới 2 triệu yên.
Được biết, mùa đánh bắt cua tuyết thường bắt đầu từ tháng 11 đến khoảng tháng 3 năm sau ở Nhật.
Phần thịt thơm ngon của chúng có thể dùng để chế biến thành nhiều món hấp dẫn, được đông đảo giới sành ăn ở Nhật Bản yêu thích như luộc, nướng, Sashimi, Tempura hay lẩu Nabe.
Cứ vào mùa đông, các thị trấn suối nước nóng nằm dọc Biển Nhật Bản sẽ đưa cua tuyết trở thành tâm điểm trong các bữa ăn phục vụ ở lữ quán.
Trong số đó, Kinosaki Onsen ở tỉnh Hyogo, nơi có biệt danh là “vương quốc cua”, là một trong những điểm đến thu hút với những bữa tiệc cua tuyết xa hoa bậc nhất.
Điều thú vị là ít ai biết rằng, cua tuyết trước kia từng chỉ được dùng làm đồ ăn nhẹ cho trẻ em. Thậm chí khi không được tiêu thụ hết, chúng còn được dùng để làm… phân bón.
Chỉ cho đến năm 1962, khi 1 nhà hàng ở Nhật Bản giới thiệu món cua tuyết tươi thì món ăn độc đáo này mới chính thức trở nên phổ biến, dần dần được yêu thích rộng rãi trên khắp xứ sở hoa anh đào.