Do diện tích đất hạn hẹp nên các khu vực nội thành, đông dân cư đã lựa chọn bể nước treo làm thiết bị lưu trữ và cung cấp nước sinh hoạt.Tuy nhiên, không ít vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra liên quan đến những bể nước treo này. Gần đây nhất là bể nước treo ở Bình Phước sập xuống khiến 3 em nhỏ thương vong.Anh Bùi Hữu Quyết - nhân viên thi công cho một đơn vị xây dựng cho biết, mỗi bể nước treo nếu chứa đầy nước sẽ nặng tới hàng tấn, nếu không thi công chắc chắn thì sẽ rất dễ gẫy, sập mà không cần bất cứ lực tác động nào.Theo anh Quyết, để đảm bảo độ an toàn thì ngoài thiết kế chân đế đặt ở nơi có diện tích rộng thì phải xây thêm rào bảo vệ đề phòng tình huống xấu xảy ra.Tuy nhiên, do điều kiện nhà ở cũ, thiếu diện tích nên các bể nước treo được lắp đặt rất chênh vênh trên nóc nhà.Theo quan sát của PV báo Tri thức và Cuộc sống, các khu tập thể cũ của Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân… đều đã chuyển đổi sử dụng bình nước treo. Các bể nước này được tận dụng từng góc hở để lắp đặt.Bể nước treo như “làm xiếc thăng bằng” trên nóc nhà cao tầng.Bể nước treo tại khu tập thể Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội) được đặt chênh vênh trên nóc bể nước trong khi chân đế đã bắt đầu xuất hiện tình trạng han gỉ.Bình nước đứng phù hợp với những nơi có địa hình nhỏ hẹp. Tuy nhiên bình nước này được cho là có độ an toàn không bằng bình nước nằm.Một “quả bom” nước đặt rất trên khu vực cơi nới rất thiếu sự chắc chắn ngay khu đông dân cư trên phố Vọng Đức (Hàng Bài, Hà Nội).Cảnh các bể nước treo đặt san sát trên nóc nhà là hình ảnh quá quen thuộc tại Hà Nội.
Do diện tích đất hạn hẹp nên các khu vực nội thành, đông dân cư đã lựa chọn bể nước treo làm thiết bị lưu trữ và cung cấp nước sinh hoạt.
Tuy nhiên, không ít vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra liên quan đến những bể nước treo này. Gần đây nhất là bể nước treo ở Bình Phước sập xuống khiến 3 em nhỏ thương vong.
Anh Bùi Hữu Quyết - nhân viên thi công cho một đơn vị xây dựng cho biết, mỗi bể nước treo nếu chứa đầy nước sẽ nặng tới hàng tấn, nếu không thi công chắc chắn thì sẽ rất dễ gẫy, sập mà không cần bất cứ lực tác động nào.
Theo anh Quyết, để đảm bảo độ an toàn thì ngoài thiết kế chân đế đặt ở nơi có diện tích rộng thì phải xây thêm rào bảo vệ đề phòng tình huống xấu xảy ra.
Tuy nhiên, do điều kiện nhà ở cũ, thiếu diện tích nên các bể nước treo được lắp đặt rất chênh vênh trên nóc nhà.
Theo quan sát của PV báo Tri thức và Cuộc sống, các khu tập thể cũ của Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân… đều đã chuyển đổi sử dụng bình nước treo. Các bể nước này được tận dụng từng góc hở để lắp đặt.
Bể nước treo như “làm xiếc thăng bằng” trên nóc nhà cao tầng.
Bể nước treo tại khu tập thể Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội) được đặt chênh vênh trên nóc bể nước trong khi chân đế đã bắt đầu xuất hiện tình trạng han gỉ.
Bình nước đứng phù hợp với những nơi có địa hình nhỏ hẹp. Tuy nhiên bình nước này được cho là có độ an toàn không bằng bình nước nằm.
Một “quả bom” nước đặt rất trên khu vực cơi nới rất thiếu sự chắc chắn ngay khu đông dân cư trên phố Vọng Đức (Hàng Bài, Hà Nội).
Cảnh các bể nước treo đặt san sát trên nóc nhà là hình ảnh quá quen thuộc tại Hà Nội.